ISP là gì? Tầm quan trọng của nhà cung cấp dịch vụ mạng internet
Bạn đã từng nghe tới thuật ngữ ISP bao giờ chưa? Bạn đã từng điên đầu khi kết nối mạng bỗng dưng dừng hoạt động. Để hiểu rõ hơn, Bizfly Cloud chia sẻ những thông tin cực hữu ích về ISP là gì và cả tầm quan trọng trong đó nhé.
ISP là gì?
ISP (Internet Service Provider) là khái niệm chỉ những nhà cung cấp dịch vụ mạng internet nói chung. ISP cho phép người sử dụng thiết bị thông tin liên lạc kết nối với mạng. Tất cả các thiết bị khi truy cập internet đều phải chay qua ISP, kể cả sử dụng 4G, 5G. Sự linh hoạt này là do đặc điểm thiết kể tổ chức hạ tầng truyền dẫn của ISP.
ISP là cầu nối giữa tất cả mọi người dùng mạng. Bạn có thể dễ dàng cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục tới mọi miền tổ quốc hay cả nước ngoài mà cứ ngỡ như mình đang ở đó vậy.
Phân loại ISP
ISP đã từng được phân loại làm ba loại chính là: Dial Up, Internet tốc độ cao (được các công ty truyền hình cáp cung cấp và DSL được cung cấp bởi các công ty viễn thông cung cấp. Nhưng, kể từ năm 2013 dịch vụ Dial Up đã dừng lại bởi tốc độ đường truyền chậm, không được nhiều người sử dụng mặc dù chi phí rẻ.
DSL và Cable
- DSL (Digital Line Subscribers) và Cable được cung cấp bởi các công ty viễn thông lớn như: Viettel, FPT, VNPT,...
- Tuy nhiên, do sự cạnh tranh các nhà viễn thông đã chuyển dần sang phát triển internet trên cáp hơn. Nhờ đó, các nhà mạng thu được nguồn lợi nhiều hơn cho việc bán hợp đồng cho các gói cước hàng năm.
Fiber Internet
- Chính vì DSL ngày càng kém nên Fiber Internet (Broadband, Fiber, Optical) là một sự lựa chọn thay thế hoàn hảo.
- Với hiệu suất cao do công nghệ thay đổi nên vượt trội hơn nhiều so với DSL và Cable.
- Fiber Internet có tốc độ truy cập internet nhanh gấp trăm lần. Tuy nhiên, một phần cũng phải phụ thuộc vào nhà cung cấp.
- Tốc độ kết nối mạng có thể được kiểm tra ngay chính trên thiết bị điện tử thông minh của bạn.
Cách thức hoạt động của ISP
Các ISP cấp 1, thuộc vị trí trên cùng của sơ đồ truy cập Internet, là các ISP có quyền truy cập vào tất cả các mạng trên Internet bằng các thỏa thuận ngang hàng mạng không cần trả phí. Các ISP cấp 1 sẽ bán quyền truy cập vào mạng đó cho các ISP cấp 2. Các ISP cấp 2 sau đó sẽ tiếp tục bán quyền truy cập Internet cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dùng gia đình. Trong một số trường hợp, ISP cấp 1 có thể bán quyền truy cập trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, ISP trung gian thứ hai - ISP cấp 3 có thể thực hiện việc mua băng thông từ ISP cấp 2 trước khi bán băng thông đó cho người dùng cuối (end user).
Lưu lượng truy cập định tuyến từ mạng gia đình đến Internet sẽ phải trải qua một số bước nhảy nhất định trước khi đến đích. Chẳng hạn như lưu lượng truy cập đi từ modem đến mạng của ISP cấp 3, qua mạng của ISP cấp 2, đi tiếp đến mạng của ISP cấp 1, sau đó đi ngược lại qua một tập hợp ISP khác trước khi chạm đến đích.
Công nghệ cơ bản mà ISP sử dụng để thiết lập kết nối có thể dựa trên các đường dây điện thoại tương tự (quay số), vệ tinh, Wi-Fi, cáp, DSL, cáp quang,… Nhiều nhà cung cấp cáp và điện thoại cũng được coi là ISP do có cơ sở hạ tầng đáp ứng lưu lượng truy cập Internet.
Hạ tầng kết nối ISP
Xét về mặt quy mô, hệ thống mạng lõi (backbone network) của các ISP có thể nói là cực kì đồ sộ, với hàng nghìn km cáp truyền dẫn tín hiệu, hàng trăm thiết bị máy chủ, thiết bị mạng chuyên dụng lắp ghép lại với nhau để xử lý nhu cầu truy cập internet của hàng chục triệu người dùng. Hệ thống mạng lõi của ISP phải đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động khắt khe nhất: 24/7 và gần như không được phép có downtime dù chỉ tính bằng giây.
Hạ tầng ISP đồ sộ này cũng là nền tảng của "thế giới ảo" mà mọi người biết đến với vô vàn các websites, mạng xã hội, diễn đàn, kênh thông tin tra cứu, các ứng dụng di động,… Tất cả được thiết kế và tối ưu tốt nhất. Người dùng chỉ cần vài thao tác cơ bản là có thể truy cập mạng, tra cứu thông tin, sử dụng các ứng dụng dễ dàng.
ISP quan trọng như thế nào?
Không những cung cấp một lượng lớn thông tin, kết nối mọi người ở trên khắp thế giới lại với nhau thì ISP có các sứ mệnh khác như:
- Hỗ trợ người dùng truy cập vào các website.
- Cho phép đăng nhập và nhận thông tin từ hệ thống thư điện tử nhanh chóng.
- Kết nối mạng xã hội toàn cầu.
- Chuyển phát hình ảnh, video và thông tin chất lượng, tốc độ cao.
- Tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng với các công cụ đa dạng khác nhau.
Khả năng của ISP đến mức nào?
Là cấu nối giữa người dùng với Internet, cùng với công cụ, hạ tầng chuyên nghiệp nên ISP có thể:
1. Xem dữ liệu từ những trang web không mã hóa
Hiện nay, có rất nhiều trang web được xây dựng tuy nhiên không mã hóa nên ISP sẽ dễ dàng thấy được URL (Universal Resource Locator) của những trang web người dùng truy cập.
Mọi nội dung, thông tin từ các trang truy cập như là: thời gian, địa chỉ, vị trí hay cả thiết bị dùng để truy cập đều được ISP lưu giữ lại.
Theo nghiên cứu, có tới 42/50 trang web về tin tức, mua sắm online đều không được mã hóa.
2. Theo dõi thông tin và hành vi người dùng
ISP sử dụng lịch sử, hành vi truy cập các địa chỉ trên trình duyệt web của người dùng để phân phát quảng cáo. Không những thế các nhà cung cấp mạng còn bán thông tin cho các bên tiếp thị, quảng cáo. Chính vì thế, đôi khi bạn không chỉ gặp một và rất nhiều quảng cáo mỗi khi lướt web.
Sự ảnh hưởng này lại không được xem là phạm pháp vì theo hội luật sư công cộng (EFF), các ISP hoàn toàn có cơ sở pháp lý để cung cấp, bán thông tin, lịch sử, hành vi truy cập của người dùng.
Để tránh gặp phải tình trạng này thì có thể sử dụng các kết nối an toàn hoặc mạng riêng ảo để phòng tránh rò rỉ thông tin của bạn.
Những thông tin về ISP mà người dùng cần biết
Gói cước
Người dùng được sử dụng hạ tầng đồ sộ của các ISP với chi phí cho 1 thuê bao 4G
Chỉ với chi phí tối thiểu cho 1 thuê bao 4G hoặc 1 line cáp quang, người dùng được sử dụng hạ tầng đồ sộ của các ISP. Với hạng mục liên quan đến gói cước, sẽ biến đổi tùy theo nhà cung cấp dịch vụ, cũng như các chỉ số kỹ thuật cốt lõi. Một số nhà cung cấp dịch vụ tiêu biểu tại thị trường internet Vietnam như: Viettel, VNPT, Hanoi Telecom, FPT,… Người dùng nên nghiên cứu trước, liên hệ hỗ trợ để lựa chọn ra gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Thiết bị truy cập
Thị trường thiết bị mạng phong phú với các thương hiệu lớn cho đến thiết bị mạng của ISP
Xét về nhu cầu của khối doanh nghiệp, các tổ chức, tập đoàn, hay nhà thầu thi công trong các công trình, các kỹ thuật viên phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng có khả năng hỗ trợ nhiều internet line, chịu tải cao, bảo mật tốt. Thị trường thiết bị mạng cũng rất phong phú với các thương hiệu lớn Cisco, Juniper, Fortinet, Huawei,… cho đến thiết bị mạng của ISP.
Xét về nhu cầu cá nhân, đa số chỉ cần router đi kèm khi lắp internet của nhà cung cấp là đủ cho nhu cầu internet tại nhà. Với nhóm cá nhân thì nhu cầu internet 4G sẽ cao hơn. Hầu như các điện thoại di động, thiết bị điện tử cầm tay có network adapter đều có thể đáp ứng tốt chức năng này. Ngoài ra người dùng có thể trang bị thêm USB 4G để kết nối internet khi đi công tác xa, hoặc ở những nơi không có sẵn Wifi rất tiện lợi. Vì về cơ bản hạ tầng viễn thông với các trạm thu phát sóng 3G/4G vẫn có độ phủ lớn hơn rất nhiều so với hạ tầng Wifi.
Tính chất công việc
Nhiều khi để vận hành một website hiệu quả, người dùng cần phải nắm rõ và xử lý được các sự cố liên quan đến ISP
Ngoài ra thì trong thế giới số ngày nay, xu hướng thể hiện bản thân qua các digital profile là rất phổ biến. Tính đến năm 2020, thông dụng nhất là các mạng xã hội thông dụng như Facebook, Twitter, Instagram,… Với doanh nghiệp thì sẽ phổ biến hơn là các website, email, mạng xã hội như LinkedIn,…. Nhiều khi để vận hành một website hiệu quả, người dùng cần phải nắm rõ và xử lý được các sự cố liên quan đến ISP. Chẳng hạn như với websites thì web admin cần phải hiểu về domain, IP public, chứng thực SSL. Với emails thì IT admin phải biết whitelist địa chỉ IP của đơn vị để đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật.
Vai trò của ISP trong tương lai
Internet sẽ phát triển rất mạnh cùng với hàng loạt các ứng dụng số
Theo số liệu phân tích, tính riêng giá trị thị trường chuyển đổi số toàn cầu đã đạt giá trị 284.38 tỉ USD trong năm 2019 vừa rồi. Con số này sẽ tăng lên 22.5% hàng năm và sẽ đạt 1392.91 tỉ USD vào năm 2027. Ngoài ra còn có rất nhiều loại hình dịch vụ khác cần sử dụng hạ tầng Internet. Tiêu biểu nhất là IoT – khi mà các thiết bị điện tử ngày càng được phát triển với xu hướng thông minh hơn, có khả năng đọc và phân tích thông tin hỗ trợ người dùng rất mạnh mẽ.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>>> Xem thêm: Một số kiểu tấn công hạ tầng mạng ISP phổ biến và các giải pháp phòng chống tấn công
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud