Thúc đẩy chuyển đổi số của Chính phủ và Doanh nghiệp không thể thiếu công nghệ CDN
Mô phỏng mạng phân phối nội dung CDN
CDN (Content Delivery Network) là mạng phân phối nội dung tập hợp từ nhiều edge server tạo thành các điểm PoP đặt trên toàn quốc, giúp người dùng truy cập được nội dung từ điểm truy cập gần họ nhất.
Do đó, sẽ giảm tắc nghẽn mạng Internet, tăng tỷ lệ phản hồi của các ứng dụng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Cùng với sự phát triển của Internet, CDN cũng trải qua một số giai đoạn phát triển công nghệ quan trọng.
Theo đà phát triển của Internet, CDN đang trở thành tâm điểm
Ngay từ thời điểm phát minh ra Internet, cha đẻ của nó là Tim Berners-Lee đã nhận định rằng, "tắc nghẽn mạng" sẽ trở thành một trở ngại lớn cho sự phát triển của Internet trong tương lai gần. Khi đó ông đề xuất ý tưởng về một phương pháp mới có thể phân phối nội dung để truy cập Internet không bị quá tải. Và vào năm 1998, Tom Leighton người cộng sự của ông đã tạo ra một thuật toán có thể giải quyết bài toán trên và dịch vụ CDN ra đời từ đó.
Trong thời điểm mới ra mắt, CDN lưu nội dung tĩnh vào bộ nhớ đệm gần người dùng cuối, chẳng hạn như văn bản, HTML, JS, CSS, Ảnh, Tệp… vào bộ nhớ cache của máy chủ CDN. Khi các tài nguyên mới được tạo tại trang nguồn, CDN nhanh chóng lưu trữ kịp thời vào bộ nhớ cache. Người dùng truy xuất nội dung từ đó sẽ giảm sự cố quá tải lưu lượng truy cập và tối ưu đường truyền nhanh hơn, giảm bớt gánh nặng cho máy chủ nguồn.
Số lượng người dùng Internet ngày càng tăng
Ở thời điểm hiện tại, lưu lượng người dùng mạng tăng vọt và sự xuất hiện của nội dung có dung lượng lớn như video đã mang đến thách thức mới cho máy chủ và băng thông. Mặt khác, hoạt động trên môi trường Internet trở nên phong phú, các loại nội dung web cũng ngày càng nhiều, và xuất hiện nhiều dịch vụ khác nhau như Streaming, Flash, giao dịch và thanh toán trực tuyến…
Hầu hết các trang web dạng tĩnh ban đầu giờ đây chuyển sang tích hợp cả dạng động và tĩnh, như các trang e-Commerce, Game và các ứng dụng doanh nghiệp. So với nội dung động thì bộ nhớ đệm hỗ trợ nội dung tĩnh tốt hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả truyền dẫn..
Do đó, đối với các nội dung động, CDN sử dụng định tuyến thông minh, tối ưu hóa giao thức truyền tin và các thuật toán để tìm ra đường truyền nhanh nhất, tự động tránh tắc nghẽn và đường truyền ổn định.
Ngày nay còn được gọi là kỷ nguyên di động, khi có tới nửa triệu lượt truy cập Internet thông qua các thiết bị di động thông minh mỗi ngày. Trong đó, các ứng dụng như video ngắn và phát sóng trực tuyến (Live streaming) trở nên phổ biến, và CDN cũng mở ra một giai đoạn phát triển mới.
Ở đây, dịch vụ CDN đóng vai trò xương sống của các truy cập Internet nói chung và ứng dụng trực tuyến nói riêng. CDN giám sát và phân phối nội dung live streaming tới người dùng cuối đảm bảo độ trễ cực và chi phí thấp, độ ổn định và tính bảo mật cao bằng cách xác định địa điểm người truy cập, cân tải giữa các node CDN.
>>> Có thể bạn quan tâm: CDN cho doanh nghiệp nhỏ: Trang web doanh nghiệp của bạn có thực sự cần CDN không?
CDN đã trở thành hạ tầng cơ sở cho quá trình chuyển đổi số của Chính phủ và Doanh nghiệp
Bối cảnh đại dịch từ đầu năm 2020 vừa tạo ra thách thức cũng như điều kiện để CDN bùng nổ và chứng tỏ vai trò của mình trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện từ Doanh nghiệp đến Chính phủ. Hầu hết các hoạt động mua sắm, đào tạo, hội nghị và lớp học được đưa lên môi trường online và kéo theo lưu lượng tăng vọt.
Đối với Doanh nghiệp, sử dụng CDN để xây dựng và vận hành các mô hình kinh doanh trực tuyến, hướng tới mục tiêu cải thiện giao tiếp với khách hàng, đảm bảo truy cập ổn định, trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và bảo mật thông tin người dùng an toàn.
CDN đã trở thành hạ tầng cơ sở cho quá trình chuyển đổi số của Chính phủ và Doanh nghiệp
Đối với Chính phủ, quy mô dịch vụ trực tuyến đa dạng và số lượng người dùng có thể lên tới hàng triệu, chục triệu và cả tỷ người. Yếu tố bảo mật được đặt lên hàng đầu, bởi nó liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Khi đó, dịch vụ CDN không chỉ đơn giản như đối với Doanh nghiệp.
Vẫn có thể là các yêu cầu về truy cập ổn định, tốc độ nhanh, chống tấn công DDoS và bảo mật WAF.... nhưng mọi thứ phải nằm trong tầm quản lý và giám sát của cơ quan chính phủ. Nhìn chung, CDN vẫn là hạ tầng cơ bản doanh nghiệp cần có để đẩy nhanh quá trình triển khai và hoàn thiện mục tiêu xây dựng Chính phủ số.
Nói tóm lại, cùng với sự phát triển của công nghệ Internet, và những thay đổi trong phương thức tiêu thụ nội dung của người dùng, đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của CDN. Đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ liên tục phát triển và tạo ra các giải pháp kỹ thuật toàn diện giúp Doanh nghiệp và Chính phủ ứng phó với mọi bối cảnh thực tế.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao "sức khỏe website" trở nên rất quan trọng khi đẩy mạnh số hóa?
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud