Storage server là gì? Tìm hiểu tổng quan về máy chủ lưu trữ

1635
12-10-2018
Storage server là gì? Tìm hiểu tổng quan về máy chủ lưu trữ

Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng gia tăng, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang sử dụng Storage server như một giải pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu chuyên dụng bởi nhiều lợi ích. Vậy Storage server là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chiết trong bài viết dưới đây nhé! 

Storage server là gì? 

Server được sử dụng để lưu trữ, bảo mật, quản lý, truy cập các tệp và dữ liệu được gọi là storage server. Storage server cho phép việc truy cập vào một lượng dữ liệu từ nhỏ đến lớn thông qua một shared network hoặc mạng internet. Một storage server thường không mạnh mẽ bằng một server chuẩn mực bởi thiếu hụt khả năng tạo ra nhiều không gian lưu trữ, giao diện truy cập lưu trữ, các tiện ích quản lý và truy xuất dữ liệu chuyên dụng. Storage server tạo nên cốt lõi của lưu trữ trực tiếp DAS, lưu trữ gắn vào mạng NAS và các công nghệ mạng lưu trữ khác.

>> Tham khảo thêm:  Server - Máy chủ là gì? Có mấy loại server? Lựa chọn server như thế nào?

Storage cũng có thể được xem như một File server - lưu trữ dữ liệu trên server. Mục đích chính của các loại server này là dùng để lưu trữ các file máy tính như ảnh, wavefile, phim ảnh và nhiều loại dữ liệu khác nữa giữa các máy tính kết nối đến một mạng thông thường. Một file server không xử lý các nhiệm vụ tính toán hoặc chạy các chương trình máy khách. Server này được thiết kế theo mô hình máy khách – máy chủ lưu trữ dữ liệu, trong đó, các máy khách hay là các máy trạm workstation sẽ sử dụng storage.

>> Xem thêm:  File server là gì? Các kiểu file server, cấu trúc file server

Các loại storage server

Có 2 hình thức storage server chính: Server chuyên dụng và server không chuyên dụng. Một server chuyên dụng được thiết kế để sử dụng như một file server dành riêng với các máy trạm chỉ sử dụng cho việc đọc và ghi các tệp và cơ sở dữ liệu.

Lưu trữ các file dữ liệu sẽ sử dụng kết cấu disk array, công nghệ được phát triển để vận hành nhiều ổ đĩa như một khối thống nhất. Một dish array có bộ nhớ đệm cache (nhanh hơn đĩa từ), lưu trữ nâng cao và RAID. Loại disk array sử dụng độc lập với mạng lưu trữ.

Một khi máy tính được cấu hình và public trên mạng, người dùng có thể truy cập không gian lưu trữ khả dụng trên storage server bằng cách map các driver trên máy tính của họ. Sau khi map xong, hệ điều hành máy tính sẽ xác định storage server như một device bổ sung. Nếu cấu hình mạng được thực hiện đúng cách, quyền khởi tạo, điều chỉnh, và xử lý file trực tiếp từ server trên tất cả các máy tính sẽ được thiết lập, đồng thời thêm không gian lưu trữ cho mỗi máy tính kết nối.

Cấu trúc storage server

Cần lưu ý đến không gian lưu trữ, tốc độ truy cập, khả năng quản trị, ngân sách, khả năng phục hồi và bảo mật trong khi thiết kế storage server. Cấu trúc phức tạp được nâng cao nhờ liên tục thay đổi môi trường với các hardware và công nghệ bổ sung để thay thế, trong khi vẫn duy trì khả năng tương thích và truy cập tương tự. Các nhà cung cấp thường sử dụng mô hình queue để kiểm soát tải trong cao điểm, lưu lượng và thời gian phản hồi. Server cũng thường kết hợp thêm hệ thống load balancing để phân phối yêu cầu giữa các hardware được kết nối.

>> Tìm hiểu thêm:  Load là gì? Giải pháp cân bằng tải hoàn hảo cho server

Storage server là gì? Tìm hiểu tổng quan về máy chủ lưu trữ - Ảnh 1.

Mô hình queue

 Ổ đĩa cứng là thiết bị phần cứng máy chủ chủ yếu.

Khả năng bảo mật

File server thường tích hợp một số hình thức bảo mật hệ thống để giới hạn quyền truy cập đối với người dùng hoặc nhóm người dùng cụ thể. Trong các tổ chức lớn, bảo mật được xử lý bởi các directory service như openLDAP, Microsoft's Active Directory Novell's eDirectory. 

Các server được thiết kế để hoạt động trong môi trường tính toán phân cấp trong đó người dùng, ứng dụng, tệp và máy tính được coi là các đối tượng riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau trên một mạng cấp quyền truy cập dựa trên thông tin đăng nhập của nhóm người dùng hoặc người dùng. Đối với các các tổ chức nhỏ, việc xác thực diễn ra trực tiếp trên server. Nhưng với các tổ chức lớn, directory service thường bao gồm rất nhiều file server, có thể lên tới hàng trăm.

>> Tham khảo thêm:  Active Directory là gì? Cấu trúc của Active Directory

Lợi ích của storage server

Trước đây, phần lớn các các công ty nhỏ không sử dụng máy chủ tệp vì chi phí cài đặt cao. Thay vào đó, họ lựa chọn lưu trữ tất cả các tài liệu quan trọng trên một máy tính để bàn. Điểm bất lợi duy nhất của hình thức này là mỗi khi một tài liệu quan trọng được yêu cầu, chỉ có máy tính để bàn đó mới có quyền truy cập (rất bất tiện trong công việc).

Lợi ích chính của file server là không gian server cung cấp để lưu trữ các tệp có sẵn cho tất cả các máy tính có kết nối mạng, một ổ cứng server vô cùng tiện lợi. File server rất hữu ích trong các tình huống có nhiều người cần truy cập vào cùng một tệp (loại bỏ sự cần thiết phải tạo nhiều bản sao). 

Các file cần được kiểm soát đều được lưu trữ tại một địa điểm duy nhất. File server cho phép quản lý dữ liệu tốt hơn trong khi cung cấp thêm các bảo mật bổ sung (thông tin được lưu trữ có thể được bảo vệ bằng mật khẩu).

>> Có thể bạn quan tâm: Object storage - Lưu trữ đối tượng là gì? Khác gì với lưu trữ truyền thống?

Một số dịch vụ Storage phổ biến

Trong thời đại số ngày nay, việc sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu ngày càng phát triển và mở rộng. Do đó, việc lựa chọn loại lưu trữ sao cho phù hợp trở thành mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Nhìn chung, dữ liệu có thể được lưu trữ dưới ba hình thức chính: Block storage, File storage và Object storage

1. Block storage

Block storage là khi dữ liệu được chia thành các data block cố định và sau đó được lưu trữ riêng biệt với các id định danh duy nhất. Các block có thể được lưu trữ trong các môi trường khác nhau, chẳng hạn như một block trong Windows và phần còn lại trong Linux.

Khi người dùng truy xuất một block, hệ thống lưu trữ sẽ tập hợp lại các block thành một đơn vị duy nhất. Block storage là lưu trữ mặc định cho cả ổ đĩa cứng và dữ liệu được cập nhật thường xuyên. Bạn có thể lưu trữ block trên SAN hoặc trong môi trường lưu trữ đám mây.

2. File storage

File storage (hay Lưu trữ tệp hoặc Lưu trữ dựa trên tệp), được sử dụng để lưu trữ và quản lý dữ liệu dưới dạng cây phân cấp có cấu trúc (như một cấu trúc phân cấp tệp), nơi các file có thể nhận dạng được trong cấu trúc thư mục.

File storage lưu trữ dữ liệu dưới dạng một tập hợp các đường dẫn file riêng lẻ, là các chuỗi ký tự được sử dụng để xác định file trong cấu trúc thư mục. Những id này bao gồm tên file, phần mở rộng và đường dẫn của nó; và là cách File storage kiểm soát việc lưu trữ, truy xuất và hiển thị đồ họa của dữ liệu cho người dùng.

3. Object storage

Object storage (hay Lưu trữ đối tượng hoặc Lưu trữ dựa trên đối tượng), là một cấu trúc phẳng trong đó các tệp được chia thành nhiều phần và dàn trải giữa các phần cứng. Trong Object storage, dữ liệu được chia thành các đơn vị riêng lẻ được gọi là object và được lưu giữ trong một repository duy nhất, thay vì được lưu giữ dưới dạng tệp (file) trong thư mục (folder) hoặc dưới dạng block trên máy chủ.

Thay vì sử dụng tên tệp và đường dẫn để truy cập một object, mỗi object có một id định danh duy nhất. Các object có thể được lưu trữ cục bộ trên ổ cứng máy tính và máy chủ đám mây. Tuy nhiên, không giống như File storage, bạn phải sử dụng Giao diện lập trình ứng dụng (API) để truy cập và quản lý các object.

Bizfly Simple Storage là hệ thống object storage tương thích S3 API đầu tiên tại Việt Nam, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng để lưu trữ hoặc backup dữ liệu. Bizfly Simple Storage sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Không giới hạn dung lượng lưu trữ
  • Tính mở rộng và sẵn sàng cao
  • Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu dưới dạng versioning
  • Lập lịch xoá cho các đối tượng trên hệ thống storage
  • Khả năng tương thích cao theo chuẩn API: s3v2 và s3v4
  • Tính năng hỗ trợ lưu trữ dữ liệu dưới dạng versioning
  • Mức độ bảo toàn dữ liệu cao nhất

Độc giả quan tâm giải pháp Bizfly Simple Storage có thể đăng ký trải nghiệm miễn phí hoặc nhận tư vấn Tại đây.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Print server là gì? Print server hoạt động như thế nào? 

SHARE