So sánh NFS và iSCSI - 3 điểm khác nhau giữa NFS và iSCSI
NFS là gì?
NFS (Network File System) là một giao thức mạng được sử dụng để chia sẻ tập tin và thư mục giữa các máy tính trong mạng. Được phát triển bởi Sun Microsystems, NFS cho phép người dùng truy cập và sử dụng dữ liệu từ xa một cách dễ dàng và hiệu quả.
NFS hoạt động dựa trên mô hình kiến trúc máy khách - máy chủ, trong đó máy chủ đóng vai trò tiếp nhận các yêu cầu dữ liệu từ máy khách. Máy khách sẽ yêu cầu truy cập vào tài nguyên trên máy chủ. Các yêu cầu truy cập được thực hiện thông các lệnh Remote procedure calls (RPCs), Từ đây máy khách có thể tiến hành đọc, ghi và xử lý các tập tin trên máy chủ.
Ưu điểm:
Hỗ trợ tập tin lớn và NFS ACL.
Độ an toàn khá tốt
Dễ sử dụng và cung cấp quyền truy cập vào các tập tin từ xa.
Nhược điểm:
Phụ thuộc vào RPC khác nhau
Một số phiên bản của NFS hoạt động chậm khi có lưu lượng truy cập lớn vào mạng cùng lúc
iSCSI là gì?
iSCSI (Internet Small Computer System Interface) là một giao thức mạng được sử dụng để kết nối và truy cập vào các thiết bị lưu trữ từ xa. iSCSI cho phép máy tính hoặc máy chủ truy cập và sử dụng dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ như ổ cứng mạng hoặc bộ nhớ mạng thông qua mạng LAN, WAN hoặc Internet.
Khi một trình khởi tạo iSCSI trên máy chủ muốn truy cập dữ liệu từ một thiết bị lưu trữ, các lệnh SCSI được đóng gói và tập hợp dữ liệu trong các gói dữ liệu. Các gói này sau đó được gửi qua mạng thông qua kết nối điểm-điểm (point-to-point) đến iSCSI target trên thiết bị lưu trữ. Khi các gói dữ liệu đến đích, giao thức iSCSI sẽ tháo rời chúng, tách các lệnh SCSI và chuyển chúng đến hệ điều hành để nhận diện bộ lưu trữ như một thiết bị SCSI kết nối cục bộ.
Ưu điểm:
Hỗ trợ nhiều kết nối
Phục vụ mục đích giao tiếp luồng giữa máy khách và máy chủ
Được xây dựng trên các tiêu chuẩn ổn định và quen thuộc
Nhược điểm:
Độ trễ cao
3 điểm khác nhau giữa NFS và iSCSI
Hiệu suất hoạt động
Một trong những điểm khác biệt quan trọng giữa NFS và iSCSI là về hiệu suất hoạt động. Giao thức iSCSI hoạt động ở cấp khối, cho phép truy cập trực tiếp vào ổ đĩa từ xa, vì thế nên hiệu năng cao hơn so với NFS. Trong khi đó, NFS lại có một lớp trừu tượng hóa hệ thống tệp trên cơ sở từng tệp. Điều này dẫn đến hiệu năng thấp hơn so với iSCSI, đặc biệt khi xử lý các tệp lớn.
Khả năng giải quyết xung đột
Cần có các giải pháp giải quyết xung đột khi có nhiều máy khách cố gắng truy cập hoặc ghi vào cùng một tệp. NFS cung cấp giải pháp giải quyết xung đột tích hợp sẵn cho hệ thống tệp phân tán, giúp hạn chế xung đột dữ liệu. Ngược lại, iSCSI không có giải pháp giải quyết xung đột tích hợp sẵn như NFS. Lúc này người dùng sẽ sử dụng một phần mềm khác để ngăn chặn các hoạt động cố gắng truy cập hoặc ghi của máy khách.
Dễ tùy biến cấu hình
Về mặt cấu hình, NFS phù hợp với người dùng Linux hơn vì nó được xây dựng dành cho Unix và đã có sẵn trên các bản phân phối Linux. Quá trình thiết lập và cấu hình NFS trên máy khách và máy chủ Linux tương đối nhanh chóng và đơn giản. Trong khi đó, iSCSI lại có thể sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau và có thể tích hợp sẵn trên một số thiết bị lưu trữ. Tuy vậy nhưng cần phải cài đặt phần mềm trình khởi tạo iSCSI trên các máy khách. Việc thiết lập cấu hình sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
Bảng so sánh NFS và iSCSI chi tiết
Tiêu chí | NFS | iSCSI |
Hệ điều hành | Windows và Linux | Windows |
Công dụng | Chia sẻ dữ liệu giữa nhiều máy khách. | Chia sẻ dữ liệu giữa kiến trúc kênh đơn. |
Tài nguyên được chia sẻ | Tệp và thư mục | Thiết bị I/O, chủ yếu là thiết bị lưu trữ |
Bộ nhớ đệm | Bộ đệm được lưu trữ trên máy chủ NFS. | Bộ đệm được lưu trữ ở phía máy khách. |
Độ tin cậy | Cao hơn | Thấp hơn |
Phương thức giao tiếp | RPC hoặc UDP | SCSI |
Cấu hình | Nhanh, đơn giản | Mất nhiều thời gian do cần cài đặt phần mềm trình khởi tạo iSCSI |
Ai nên dùng NFS và iSCSI?
NFS thường được sử dụng trong các môi trường tổ chức lớn đòi hỏi sự cộng tác và chia sẻ tệp một cách hiệu quả. Với việc được cung cấp sẵn trên hầu hết các bản phân phối Linux, NFS trở thành lựa chọn phổ biến đối với các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục và chính phủ. Việc triển khai NFS cũng đơn giản và dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho tổ chức.
Trong khi đó, iSCSI thường được sử dụng trong môi trường mạng riêng tư của doanh nghiệp, nơi cần đến quyền truy cập máy chủ từ xa. Giao thức này cung cấp khả năng truy cập lưu trữ từ xa một cách hiệu quả và tối ưu.
NFS và iSCSI đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, và việc lựa chọn giữa họ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của hệ thống và mục tiêu sử dụng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ba điểm khác biệt quan trọng giữa NFS và iSCSI.