So sánh giữa Ubuntu và Windows
Khá nhiều người vẫn chưa biết sự khác nhau của Ubuntu và Windows. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu cách so sánh giữa Ubuntu và Windows chi tiết ngay tại bài viết này nhé.
Tiện lợi khi vận hành & sử dụng
Chắc bạn đã từng trải qua cơn ác mộng mỗi khi cập nhật (Update) Windows: bạn phải bỏ ra cả ngày trời để làm việc này với một cơ số lần khởi động lại trong suốt quá trình cập nhật. Trong khi đó, với Ubuntu thì việc khởi động lại là không cần thiết. Đồng thời, các bản cập nhật của Ubuntu lại vô cùng nhẹ. Nếu nửa năm bạn chưa cập nhật thì tổng dung lượng cập nhật tải về đối với Ubuntu cũng chỉ 100MB đến 300MB; nhưng với Windows thì con số này chắc không ít hơn 1.5 GB.
Với Ubuntu, bạn có thể bật máy cả năm mà không cần tắt, nhưng với Windows thì chỉ 2 tuần không khởi động lại, bạn sẽ thấy một con rùa ì ạch phục vụ bạn!
Windows thực sự là một thiên đường cho virus và malware. Có 2 lý do chính khiến Windows được "tôn vinh" như vậy:
>> Tìm hiểu thêm: Hệ điều hành Ubuntu là gì? Có nên sử dụng Ubuntu không?
Bảo mật
Theo đánh giá của các chuyên gia từ các Website nước ngoài, về cơ chế bảo mật Ubuntu có độ bảo mật cao hơn Window. Và ở Ubuntu, khi có bất cứ lỗ hỏng bảo mật nào, trong thời gian rất ngắn bạn có thể cập nhật được ngay các bản vá lỗi bởi Ubuntu có 1 cộng động hổ trợ rộng lớn trên toàn thế giới. Các phiên bản Ubuntu mới và cũ đều được hỗ trợ cập nhập bảo mật ứng dụng trong một thời gian dài. Bản thân phần core của Windows từ ngày đầu phát triển chỉ chú trọng đến sự bóng bẩy, tính năng mà quên mất yếu tốt an ninh.
Sau này Microsoft có bổ sung nhiều lớp an ninh nhưng cũng vẫn không giải quyết được triệt để. Nó giống như một căn nhà cấp 4, trải qua thời gian, dù có gia cố thêm kiểu gì thì cũng không thể làm nó chắc chắn bằng một pháo đài có cùng tuổi đời. Windows được sản xuất để hướng đến người dùng phổ thông đại trà, trong khi Ubuntu được phát triển trên nền tảng Linux (trước đây chỉ được sử dụng cho các máy chủ và các siêu máy tính). Do đó, số người dùng Windows đương nhiên sẽ rất lớn, và do đó, nó trở thành một cái đích đáng để ngắm đến đối với các hacker và những kẻ tội phạm chuyên viết virus và mã độc
Đối với Linux nói chung và Ubuntu nói riêng, tính đến thời điểm hiện tại cũng chỉ có thể chỉ ra được một vài malware (so với con số nhiều hàng chục triệu loại virus và malware trên Windows).
Khả năng tùy biến cao
Vì là một hệ điều hành mã nguồn mở nên khả năng tùy biến của Ubuntu là rất cao. Giao diện của Ubuntu có thể chuyển đổi rất nhanh, bạn có thể đổi nó sang giao diện Mas OSX chỉ bằng một vài bước đơn giản mà vẫn tiết kiệm được tài nguyên máy tính.
Bên cạnh đó, Ubuntu hỗ trợ nhiều môi trường GUI. Thậm chí nếu dùng Ubuntu 64bit bạn có thể chạy song song Chrome OS ngay trong Ubuntu, điều mà MAC hay Windows đều không làm được.
>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cài Ubuntu song song với window 10
Kho phần mềm miễn phí
Ubuntu có một kho ứng dụng đồ sộ và hầu hết các ứng dụng là miễn phí. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để lên các diễn đàn mô tả về phần mềm mình muốn, tất cả được phân chia theo mục đích sử dụng trong ứng dụng Ubuntu Software Center.
Để giới thiệu về tất cả ứng dụng trên Ubuntu trong một bài viết là không thể, vì vậy tôi sẽ giới thiệu và phân tích lợi ích kinh tế của một vài ứng dụng trong các lĩnh vực đặc biệt mà đặc biệt "tốn kém" nếu ở trên Windows.
Trong lĩnh vực ứng dụng văn phòng, Ubuntu có bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice đã cài đặt sẵn với các chức năng giống M.S Office (xử lý văn bản, xử lý bảng tính, trình diễn văn bản...) và nó hỗ trợ hầu hết định dạng file văn bản của M.S Office. Nếu trên Windows, bạn có thể sẽ phải trả từ 100-400 USD (tương đương 2,2 triệu - 10 triệu VNĐ theo tỉ giá hiện nay) cho một bộ ứng dụng văn phòng của Microsoft thì trên Ubuntu, OpenOffice là miễn phí.
Theo thông thường thì một bộ ứng dụng M.S Office chỉ có thể cài đặt trên 1 máy tính hoặc cao nhất là 5 máy tính, vậy nếu một doanh nghiệp nhỏ có 50 máy tính và trang bị bộ ứng dụng Office cho tất cả 50 máy tính đó thì họ có khả năng phải trả đến 20,000 USD ~ 440,000,000 VNĐ. Số tiền đó quá lớn đối với một doanh nghiệp nhỏ. Nếu doanh nghiệp trên sử dụng Ubuntu, họ không cần trả khoản tiền đó và có thể dùng số tiền trên để đầu tư vào hạng mục khác. 5. Tương thích phần cứng Để chạy Windows 8 trên PC, bạn phải có vi xử lý 1HGz hoặc hơn, hỗ trợ PAE, NX, và SSE2. Bạn cũng cần đến RAM ít nhất là 1GB cho phiên bản 32-bit hoặc 2GB cho bản 64-bit, ổ cứng còn 16GB (32-bit) hoặc 20GB (64-bit).
Với xử lý đồ hoạ, bạn cần thiết bị đồ hoạ tương thích Microsoft DirectX 9 với ổ WDDM. Tất nhiên, đó là những thông số ít nhất của phần cứng. Nếu muốn tận dụng các tính năng cảm ứng của Windows 8, bạn sẽ phải có một thiết bị đa chạm. Trong khi đó, yêu cầu của Ubuntu khiêm tốn hơn: RAM 512MB, ổ cứng còn 5GB. Có các phiên bản Lubuntu and Xubuntu cho những máy có phần cứng thấp hơn. Tóm lại, nếu phần cứng là một yếu tố khó khăn với bạn, Ubuntu là lựa chọn thích hợp hơn. 6. Hoàn toàn miễn phí
Windows phải trả phí, tầm 100$, nếu bản nâng cấp từ bản Windows cũ lên thì sẽ mất ít hơn. Với một doanh nghiệp có hàng trăm máy tính, việc cài Windows chắc hẳn sẽ mất kha khá tiền, hay như mấy nước nghèo như Việt Nam tự nhiên bỏ ra tiền triệu thì xót vãi ra ấy chứ nên đa phần người dùng cá nhân ở Việt Nam đều dùng Windows lậu mà thôi.
Còn các HĐH mã nguồn mở thì miễn phí hoàn toàn. Nguồn thu của Ubuntu chủ yếu đến từ việc support hệ thống máy tính hoặc máy chủ cho doanh nghiệp. Nói chứ trên mảng máy chủ (server) thì Ubuntu lại là vua, trên mảng điện thoại thì Android (dựa trên Linux) là chúa, Windows chỉ bá đạo ở máy tính cá nhân mà thôi.
Bizfly Cloud sưu tầm
Theo Viblo.asia
>> Xem thêm: Làm thế nào để dễ dàng thêm và nhận notification trong Ubuntu