Lựa chọn phương pháp dịch chuyển đám mây tối ưu
Tích hợp đám mây có thể hiểu là quá trình doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi hạ tầng công nghệ sang các dịch vụ đám mây. Lift&shift trong đó là phương pháp dịch chuyển phổ biến hiện nay. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này qua bài vieesrt dưới đây nhé!
Phương pháp Lift&shift
Lift&shift là một thuật ngữ dùng để chỉ việc di chuyển một ứng dụng hoặc một hệ thống từ môi trường này sang môi trường khác mà không bị gián đoạn bởi việc tái thiết quy trình hoạt động của ứng dụng hoặc hệ thống đó. Sự phức tạp của ứng dụng hoặc hệ thống là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định liệu mô hình đó nên được lift & shift hay cần tái kiến trúc từ đầu như một ứng dụng hoặc hệ thống gốc mới trên nền tảng đám mây.
Trong giai đoạn đầu phát triển điện toán đám mây, phương pháp lift&shift là một lựa chọn phổ biến để replicate (nhân bản) các ứng dụng cố định để đưa vào đám mây mà không phải bulid lại từ đầu gây tốn kém, tốn thời gian. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng cố định chuyển sang đám mây bằng phương pháp lift&shift đã không thể tận dụng tối đa hiệu quả chi phí của các tính năng đám mây gốc, cùng với lợi thế tự động hóa. Trong khi các ứng dụng dạng thương mại, có sẵn với các thành phần dễ xác định thường phù hợp hơn cho lift&shift, thì tái kiến trúc lại là một lựa chọn tốt hơn cho các ứng dụng sử dụng nhiều tài nguyên, như các ứng dụng được sử dụng để phân tích big data và render hình ảnh.
Lift & shift so với tái cấu trúc
Một phương pháp phổ biến để lift & shift là chuyển một ứng dụng lên đám mây để giảm chi phí cơ sở hạ tầng cố định trong ngắn hạn, nhưng sau đó sẽ tái cấu trúc ứng dụng khi nó đã ở trên đám mây. Mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm riêng.
Lift & shift (Rehost) Ứng dụng chuyển từ cơ sở tại chỗ sang đám mây | Tái cấu trúc/Refactor Ứng dụng được thiết kế lại hoặc sửa đổi code trước khi chuyển lên đám mây | |
Ưu điểm | Đòi hỏi bỏ ra ít nỗ lực ban đầu hơn trong quá trình di chuyển Dịch chuyển và triển khai nhanh chóng | Ứng dụng tận dụng được toàn bộ sức mạnh và lợi thế của đám mây Đạt hiệu quả chi phí tốt hơn |
Nhược điểm | Ứng dụng có thể sẽ không tận dụng được toàn bộ sức mạnh và lợi thế của đám mây Ứng dụng có thể tốn kém hơn khi chạy trong đám mây | Phát sinh nhiều chi phí ban đầu hơn cho quá trình dịch chuyển, đồng thời cũng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và gặp nhiều áp lực về nguồn lực hơn. |
Các hạn chế của phương pháp lift&shift
Với thực trạng hiện nay, phương pháp lift&shift cho thấy nhiều nhược điểm hơn đáng kể khi so sánh với tái cấu trúc hay tái kiến trúc ứng dụng. Mặc dù thực hiện tái cấu trúc một ứng dụng như là một phần của quá trình di chuyển là tốt nhất, đôi khi các tổ chức cần thực hiện quá trình này thậm chí từ trước nữa.
Lift&shift thường được so sánh với việc di chuyển một giống cây trồng trong nhà kính ra môi trường tự nhiên bên ngoài; và khi ở trong một môi trường sống khác sức phát triển của cây có thể bị ảnh hưởng. Tương tự như vậy, một dự án CNTT bắt đầu trong một hệ thống tại chỗ hay truyền thống có thể không hoạt động tốt ở một môi trường mới.
Ví dụ, một dự án lift&shift mà không có các tài liệu về các yêu cầu hoặc thiết kế vận hành khi bắt đầu có thể dễ dàng bị sai lệch. Các kết quả sai sót thường sẽ liên quan đến việc dữ liệu không khớp với các hệ thống xử lý hoặc bộ dữ liệu nằm ngoài phạm vi môi trường triển khai. Các ứng dụng sử dụng nhiều tài nguyên có thể cần được tái thiết ngay từ đầu như các ứng dụng nền tảng đám mây để tránh các vấn đề về hiệu suất và độ trễ.
Tái cấu trúc cũng có thể cần thiết khi hiệu suất không đáp ứng được mức độ kỳ vọng sau khi lift&shift, đặc biệt là khi việc điều chỉnh không giải quyết được vấn đề. Một ứng dụng được chuyển lên đám mây cũng có thể được hưởng lợi từ việc tái cấu trúc khi xảy ra một số tình huống như: chi phí tăng ngoài dự kiến do ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu hoạt động không hiệu quả, khi phát sinh lỗ hổng bảo mật do ứng dụng không thể tích hợp với các hệ thống bảo mật gốc, chẳng hạn như các công cụ quản lý truy cập và nhận dạng.
Theo BizFly Cloud
>> Có thể bạn quan tâm: Di chuyển đám mây: Những điều cần xem xét khi chuyển đổi nhà cung cấp