Lập trình nhúng là gì? Cơ hội việc làm, mức lương cạnh tranh của nghề lập trình nhúng

1419
23-06-2022
Lập trình nhúng là gì? Cơ hội việc làm, mức lương cạnh tranh của nghề lập trình nhúng

Lập trình nhúng mặc dù là một ngành mới nhưng nó lại đang có sức hấp dẫn vô cùng lớn với cơ hội việc làm phong phú và mức lương cạnh tranh. Nếu bạn mong muốn nhận được một công việc lập trình lý tưởng hay có niềm đam mê với lập trình nhúng thì bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ lập trình nhúng là gì? Bên cạnh đó, một vài những kỹ năng quan trọng có thể đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng và hỗ trợ công việc của bạn cũng sẽ được nói tới trong bài viết này.

Định nghĩa lập trình nhúng 

Lập trình nhúng là một thuật ngữ lập trình phổ biến thường được dùng để chỉ một hệ thống có khả năng tự trị. Hệ thống lập trình nhúng tích hợp cả phần mềm và phần cứng sẽ được nhúng trong một môi trường hoặc một hệ thống mẹ nào đó. Mục đích chủ yếu của hệ thống này là để phục vụ, giải quyết được các bài toán chuyên dụng về truyền tin, tự động hoá,... trong nhiều lĩnh vực khác nhau với các chức năng được thiết kế một cách riêng biệt. Đặc điểm lớn nhất của lập trình nhúng là tính năng tự động hoá cao và khả năng hoạt động ổn định.

  • Một số hệ thống nhúng sẽ tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu mà có đòi hỏi về sự ràng buộc để đảm bảo mức độ an toàn và tính ứng dụng. Còn những hệ thống không có yêu cầu nào quá chặt chẽ thì có thể đơn giản hoá hệ thống.
  • Một hệ thống nhúng thường có tính chất chuyên biệt và được thiết kế với số lượng lớn nên để giảm thiểu kích thước và chi phí sản xuất thì người dùng phải thực hiện tối ưu nó.
Lập trình nhúng được dùng để chỉ một hệ thống có khả năng tự trị

Lập trình nhúng được dùng để chỉ một hệ thống có khả năng tự trị

Các thành phần cơ bản của lập trình nhúng 

Tuy đa dạng và phong phú về phân loại nhưng một lập trình nhúng thường bao gồm các thành phần cơ bản như sau:

  • ROM: Đây là thành phần chứa các chương trình, dữ liệu hay các constant data được fix. Hiện nay, đa số các hệ thống nhúng đều sử dụng FLASH hay EEPROM để thay thế cho ROM bởi khả năng ghi xoá hay update chương trình mới.
  • RAM: Thành phần này có nhiệm vụ hỗ trợ việc lưu các biến trạm và chương trình thực thi.
  • MCU: Đây là bộ xử lý có chức năng hỗ trợ tính toán tại các phần trung tâm.

Ngoài các thành phần cơ bản nói trên thì một lập trình nhúng cũng bao gồm các thành phần ngoại vi khác như DAC, ADC, UART, I2C,...

Lập trình nhúng bao gồm 3 thành phần chính: ROM, RAM, MCU

Lập trình nhúng bao gồm 3 thành phần chính: ROM, RAM, MCU

Một số ứng dụng của lập trình nhúng 

Lập trình nhúng đang ngày càng nổi bật và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, cụ thể:

  • Lập trình nhúng được ứng dụng chủ yếu trong các ngành viễn thông ngân hàng, máy tính, điện tử,...
  • Bên cạnh việc được tích hợp phần mềm và phần cứng thì lập trình nhúng cũng được tích hợp trong một thiết bị lập trình được thể hiện như một vi xử lý.
  • Hệ thống nhúng có các thiết bị cầm tay PDA và PC được xem là điểm khác biệt lớn nhất giúp chuyên biệt hoá các chức năng cụ thể. Từ điều này, chất lượng của hệ thống được nâng cao và giá thành được giảm xuống một cách hiệu quả.

Hệ thống nhúng được ứng dụng và sử dụng phổ biến trong:

  • Lập trình nhúng C++: Ngôn ngữ lập trình C được đánh giá là một chuyên gia đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong hệ thống nhúng.
  • Lập trình nhúng và iot: Iot được xem là một xu hướng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ cần thiết được trang bị cho quá trình tìm hiểu công nghệ thống tin.
  • Lập trình nhúng embedded: Đây là một nền tảng quan trọng trong lập trình giúp các đội nhóm trong việc phát triển phần mềm cho các sản phẩm nhúng như application, firmware, OS, driver,...
Lập trình nhúng được ứng dụng trong các ngành viễn thông ngân hàng, máy tính, điện tử

Lập trình nhúng được ứng dụng trong các ngành viễn thông ngân hàng, máy tính, điện tử

Những kiến thức cần có để trở thành kỹ sư lập trình nhúng 

Để có thể trở thành một kỹ sư lập trình nhúng giỏi, bạn cần phải có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản như sau:

- Kiến thức căn bản:

  • Để làm việc với hệ thống nhúng một cách suôn sẻ, bạn cần phải học lập trình C đến mức chuyên gia.
  • Trau dồi thêm kỹ năng về tiếng anh để đọc được các tài liệu tiếng anh chuyên ngành đặc biệt là datasheet.
  • Nắm rõ các kiến thức logic, TIMER, vi điều khiển, ADC, INTERRUPT,...
  • Hiểu rõ về hệ điều hành như kiến trúc của máy tính, kiến trúc của hệ điều hành,...
  • Nắm rõ các cấu trúc của dữ liệu và giải thuật để có thể trở thành chuyên gia phần cứng và làm code chính xác.

- Kiến thức về Embedded Software: Bạn cần thiết phải có kiến thức về lập trình C, Java, device driver, lập trình web, android, cùng khả năng nắm rõ về python, perl trong lập trình, cấu trúc dữ liệu và cách xây dựng môi trường.

- Kiến thức về Embedded Hardware: Bạn cần học cách xây dựng kiến trúc điện tử, xây dựng PCB và biết cách test board, đánh giá review để đưa sự lựa chọn linh kiện chính xác cho dự án như dụng cụ máy đo, sửa mạch, hàn mạch,..

Những kiến thức cần có để trở thành kỹ sư lập trình nhúng

Cơ hội nghề nghiệp của lập trình nhúng 

Cơ hội nghề nghiệp của ngành lập trình nói chung và lập trình nhúng nói riêng đều rất đa dạng, phong phú và mang đến một mức lương vô cùng hấp dẫn. Hiểu rõ các vấn đề về lập trình nhúng, bạn có thể áp dụng cho các ngành nghề chủ yếu như:

- Embedded Software: Với công việc này, bạn sẽ trở thành một lập trình viên đúng nghĩa thực hiện việc phát triển phần mềm cho các sản phẩm nhúng như phần mềm ứng dụng, hệ điều hành, driver, firmware,.. Những việc bạn cần thực hiện đối với công việc này bao gồm test code, viết code, viết document, requirement cho các sản phẩm. Khi theo Embedded Software, bạn sẽ nhìn nhận ra một số ưu điểm sau:

  • Đây là một lĩnh vực phát triển nhanh mở ra nhiều cơ hội và giá trị bởi số lượng các thiết bị đòi hỏi Embedded Software ngày càng có sự gia tăng lớn.
  • Embedded Software có khả năng biến mọi thứ trở thành sự thật trong một thế giới thật với thời gian thật.
  • Nhu cầu về nguồn nhân lực đối với Embedded Software tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao.

- Embedded Hardware: Với công việc Embedded Hardware, bạn sẽ trở thành một nhà thiết kế board mạch (test board mạch, thiết kế PCB). Tuy nhiên, để làm được công việc này, bạn cần phải có kiến thức cũng như kỹ năng giỏi về điển tử và các phần cứng.

Hiểu rõ về lập trình nhúng cũng như các kỹ năng cần thiết có liên quan đến lập tình nhúng chính là cách để bạn mở ra cơ hội việc làm cho bản thân mình cùng một mức lương vô cùng hấp dẫn. Kỹ sư lập trình luôn đòi hỏi các ứng viên cần có được những kỹ năng nhất định đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của họ nên ngoài việc nắm rõ các thông tin mà Bizfly Cloud chia sẻ, bạn cũng có thể liên hệ thêm để biết thêm nhiều kiến thức thú vị hơn.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE