Graphql là gì? Tính năng và một số yếu tố quan trọng
Graphql là một ngôn ngữ truy vấn hay một bộ cú pháp có khả năng mô tả cách lấy dữ liệu của bạn. Hiểu đơn giản là vậy nhưng câu hỏi Graphql là gì vẫn luôn được các lập trình viên đưa ra đặc biệt là đối với các lập trình viên mới vào nghề.
Nếu bạn cũng đang thắc mắc Graphql là gì hay vẫn còn mơ hồ về những thông tin có liên quan đến ngôn ngữ này thì việc tìm hiểu bài viết của Bizfly Cloud chính là lựa chọn đúng đắn nhất.
Graphql là gì
Graphql là một bộ cú pháp hỗ trợ cho việc mô tả cách yêu cầu lấy dữ liệu và thường được sử dụng cho mục đích tải dữ liệu từ một server dành riêng cho client. Nói một cách dễ hiểu, Graphql chính là một loại ngôn ngữ truy vấn và thao tác các dữ liệu nguồn mở cho API. Nó sẽ cung cấp cho client một cách thức dễ dàng giúp đưa ra yêu cầu chính xác cho những nhu cầu cần thiết.
Graphql cũng hỗ trợ cho quá trình phát triển API trở nên đơn giản và dễ dàng hơn theo thời gian thực. Graphql được phát triển dựa theo ba đặc trưng chính bao gồm:
- Graphql sẽ làm cho việc tổng hợp dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau trở nên dễ dàng hơn.
- Graphql cho phép các client có khả năng định dạng các dữ liệu mà họ cần một cách chính xác.
- Graphql thường sử dụng type system để phục vụ cho mục đích khai báo dữ liệu.
Một số tính năng của Graphql
Khi tìm hiểu về Graphql, chắc chắn bạn không thể bỏ qua được một số tính năng vượt trội của Graphql dưới đây:
- Khả năng thay thế cho REST: Do gặp phải các vấn đề dữ liệu trả về quá nhiều hoặc quá ít mà rest đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của ứng dụng. Do đó, việc Graphql thay thế cho rest là điều hiển nhiên bởi Graphql còn cho phép bạn có thể khai báo thông tin và dữ liệu của chúng tại các vị trí mà client có thể xác định được điều mà họ thực sự cần từ API một cách chính xác.
- Mutation: Graphql có khả năng gửi các truy vấn được gọi là mutation. Mutation sở hữu cú pháp tương tự như Fetching Data nhưng nó lại được bắt đầu bởi một từ khoá nhất định. Đây được xem là tính năng phù hợp và hữu ích giúp hệ thống có thể đạt được hiệu quả trong việc phân tích và xử lý dữ liệu hoạt động.
- Defining schema và Type system: Graphql sở hữu một hệ thống riêng biệt cho nhu cầu xác định schema của API bất kỳ. Ngay lúc này, toàn bộ type system khi được liệt kê trong API nhất định sẽ sử dụng GraphQL Schema Definition Language để thực hiện các thao tác và hoạt động cần thiết cho ứng dụng.
- Realtime updates và Subscription: Để có thể thực hiện được các chức năng kết nối với máy chủ, hầu hết các ứng dụng hiện nay đều có nhu cầu về realtime. GraphQL trong trường hợp này sẽ mang đến những khái niệm và thông tin liên quan được gọi là Subscription.
- Fetching data_Query: GraphQL không cần phụ thuộc vào client để xác định dữ liệu quan trọng mà vẫn có khả năng nạp dữ liệu và thông tin. Điều này giúp GraphQL phát triển và mang đến những tính năng mới về Fetching Data với khả năng khắc phục các hạn chế và phát huy được ưu điểm để phát triển hệ thống một cách toàn diện.
Ưu, nhược điểm nổi bật của Graphql
Để sử dụng GraphQL một cách có hiệu quả, bạn cần nắm rõ những ưu, nhược điểm của ngôn ngữ này để phát huy ưu điểm và hạn chế những nhược điểm.
- Ưu điểm:
- GraphQL schema có khả năng tạo ra một nguồn thông tin đáng tin cậy trong GraphQL một cách tự động.
- Chỉ với một yêu cầu mà client có thể sở hữu được số lượng thông tin đủ với nhu cầu để giảm thiểu được số lượng request.
- GraphQL hỗ trợ người dùng một cách tối đa trong việc kiểm soát và xử lý các kiểu dữ liệu để từ đó làm hạn chế những sai lệch trong giao tiếp giữa client và server.
- GraphQL giúp các ứng dụng phát triển thêm API mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến những truy vấn đã có.
- GraphQL có thể hoạt động như một rest API và làm việc tốt với những công cụ API hiện có mà không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về một kiến trúc ứng dụng cụ thể.
- Tài liệu để đọc về GraphQL luôn có sẵn và chi tiết để bạn có thể dễ dàng học tập và tiếp thu.
- Nhược điểm:
- GraphQL có rất nhiều extension mã nguồn mở không thể hoạt động và không tương thích được với rest API.
- Nhiều truy vấn bị GraphQL chuyển lên server khiến server phải thực hiện thêm nhiều công việc và trở nên phức tạp hơn.
- So với rest thì bộ nhớ đệm của GraphQL phức tạp hơn nhiều.
- Người viết API phải chịu trách nhiệm cho việc bảo trì GraphQL Schema.
- GraphQL có thể tuỳ thuộc vào cách thức triển khai để đưa ra các yêu cầu về chiến lược quản lý API khác nhau với nhiều cách thức khác nhau.
Một số yếu tố quan trọng của Graphql
GraphQL được phát triển dựa trên một số yếu tố quan trọng sau:
- Query: Các yêu cầu mà bạn đặt ra cho GraphQL sẽ được gọi là query (truy vấn) và khi query được tuyên bố thì bạn mới có thể dùng keyword để đặt tên cho field. Query được phép sử dụng để hỗ trợ cho các nested fields cho tất cả các hệ thống của ứng dụng. Do đó, các client khi đã đưa ra yêu cầu và tạo query thì không cần lo lắng về nguồn của dữ liệu bởi GraphQL đã đảm nhận và thực hiện mọi thứ.
- Schema: GraphQL sẽ sử dụng type system để có thể đưa ra định nghĩa chính xác nhất về khả năng của API. Và tất cả các kiểu dữ liệu có trong API sẽ được schema chỉ định thông qua SDL của GraphQL. Điều này cho thấy schema đóng vai trò quan trọng trong việc quy ước client và server đồng thời xác định cách mà client truy cập vào dữ liệu.
- Resolvers: Giúp GraphQL có khả năng nắm rõ địa điểm và cách lấy dữ liệu cần thiết cho field của truy vấn và người dùng yêu cầu, Resolvers sẽ không bị giới hạn hay bị ảnh hưởng bởi các dữ liệu và thông tin thu thập được.
Một số câu hỏi hay gặp về Graphql
Để hiểu sâu và rõ hơn về GraphQL, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về một số câu hỏi khác có liên quan đến GraphQL như sau:
- Cần làm gì để học thêm về GraphQL? Có rất nhiều tài liệu hữu ích mà bạn có thể sử dụng để học GraphQL. Trước tiên, bạn có thể tham khảo bộ tào liệu chính thức trên trang chủ chính thức của họ. Sau đó bạn có thể tham ga vào cộng đồng GraphQL nếu gặp khó khăn cần được giúp đỡ.
- GraphQL chỉ được sử dụng cho Javascript và React? Ngoài React và Javascript, bạn cũng có thể implement GraphQL vào các ngôn ngữ bất kỳ.
- GraphQL là backend hay frontend? GraphQL vừa là frontend vừa là backend. GraphQL sẽ chỉ định cách trao đổi dữ liệu giữa server và client bao gồm việc client sẽ thay đổi yêu cầu như thế nào, dữ liệu và operation nào đang khả dụng trên server hay các client truy vấn ra sao, khi được server response thì client nhận được gì.
- GraphQL có thuộc Facebook không? Ban đầu, GraphQL được phát triển bởi Facebook nhưng hiện tại, Facebook đã trở thành thành viên của GraphQL Foudation.
Trên đây là những kiến thức hữu ích nhất mà Bizfly Cloud muốn chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn GraphQL là gì. Vì GraphQL có liên quan đến kỹ thuật nên việc bạn thấy nó phức tạp là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì tìm hiểu và học tập tốt về loại ngôn ngữ này thì chắc chắn bạn sẽ có thể áp dụng GraphQL vào thực tế một cách thành thạo.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud