Đánh giá xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam 2022
Có thể nói rằng chuyển đổi số đã và đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc đối với nhiều người dùng cá nhân và các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn hiện nay. Trong những năm vừa qua, khi mà đại dịch Covid 19 làm tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thì xu hướng chuyển đổi số chính là cơ hội để cho cá nhân, tổ chức phát triển, sinh tồn để chung sống cùng dịch bệnh.
Theo số liệu thống kê cho thấy, có đến hơn 50% các CEO của doanh nghiệp cho rằng “Chỉ có chuyển đổi số mới giúp tăng doanh thu của công ty trong bối cảnh đại dịch” Như vậy có thể thấy rằng trong năm 2022 này, chuyển đổi số tại Việt Nam sẽ được đẩy mạnh hơn nữa. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu kỹ hơn về xu hướng chuyển đổi số trong năm nay qua bài viết dưới đây!
Thực trạng chuyển đổi số năm 2021
Nghiên cứu của Microsoft đã chỉ ra, 74% lãnh đạo kinh doanh cho rằng “Đổi mới là một trong những yếu tố bắt buộc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh đại dịch Covid 19”
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa rằng trước dịch bệnh thì chúng ta không đổi mới, điều đó chỉ có nghĩa rằng chúng ta đang tích cực đổi mới theo hướng mạnh mẽ, nhanh chóng hơn để khôi phục kinh tế một cách nhanh nhất.
Có thể kể đến cụ thể như các doanh nghiệp lớn đã lựa chọn việc xây dựng các hệ thống quản lý khách hàng trên ứng dụng mobile. Giúp khách hàng thực hiện các giao dịch một cách thuận tiện hơn như; đi chợ online, mua sắm, thanh toán hoá đơn điện nước, nạp thẻ điện thoại,...
Tuy nhiên, con số thống kê này chỉ thực sự thấy được các doanh nghiệp lớn đã và đang thực hiện chuyển đổi số thành công. Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn chưa thực sự phát triển về chuyển đổi số.
Điều đáng buồn là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chiếm đến 96% trong tổng số các doanh nghiệp. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trình độ khoa học công nghệ và sự đổi mới sáng tạo vẫn chưa thực sự cao.
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó chính là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực. Thiếu nền tảng công nghệ thông tin, tư duy về kỹ thuật số,... nhưng theo như báo cáo chúng ta có thể thấy rằng xu hướng của chuyển đổi số cũng đang dần phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện các đầu tư vào việc bảo mật an ninh mạng và điện toán đám mây.
Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam năm 2022
Trong vài năm vừa qua, khi mà đại dịch covid tác động đến sức khoẻ của con người và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thì các ngành như Y tế, Giáo dục, tài chính ngân hàng, giao thông,... đều đã và đang thực hiện chuyển đổi số một cách mạnh mẽ để nhanh chóng ổn định lại thị trường.
Không chỉ thế, Chính Phủ và chính quyền cũng đã và đang từng bước nỗ lực trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và hướng tới tương lai là Chính phủ số.
Và cũng phải kể đến đã có hơn 30 thành phố được đầu tư xây dựng để trở thành thành phố thông minh (Smart City), tích hợp nhiều công nghệ nhằm phục vụ lợi ích, nhu cầu của con người. Như vậy có thể thấy rằng nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp đang được đẩy mạnh. Đứng đầu trong xu hướng chuyển đổi nổi bật có thể kể đến đó chính là điện toán đám mây.
Điện toán đám mây
Điện toán đám mây cho phép người dùng lưu trữ, xử lý và thực hiện phân tích, khai thác các thông tin dựa trên nền tảng Internet. Nhờ có điện toán đám mây mà việc vận hành của các doanh nghiệp sẽ được diễn ra một cách dễ dàng hơn, từ đó đẩy nhanh sự phát triển của doanh nghiệp.
IoT
IoT (Internet of Things) có nghĩa là Internet vạn vật. Có thể hiểu đơn giản IoT chính là một hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc, kỹ thuật số có kết nối với nhau và có thể trao đổi dữ liệu với nhau qua Internet.
IoT có thể sẽ không còn quá xa lạ với nhiều người khi tìm hiểu về xu hướng chuyển đổi số. Vì nhờ vào IoT mà các doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ hơn quá trình vận hành bên trong. Đồng thời các nguồn dữ liệu, thông tin cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tự động hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Robot
Nhắc đến xu hướng chuyển đổi số chắc chắn không thể bỏ qua Robot bởi đây sẽ là một xu thế chuyển đổi đáng quan trọng trong tương lai. Theo số liệu thống kê thì có đến ¼ doanh nghiệp đã sử dụng robot để phục vụ các hoạt động trong công ty. Trong tương lai con số này sẽ ngày càng được tăng thêm và đây chính là minh chứng cho việc chuyển đổi số không thể thiếu đi robot.
Lời kết
Chúng ta vẫn không thể biết chắc được khi nào thì đại dịch này sẽ kết thúc bởi tình hình dịch bệnh hiện tại vẫn đang rất phức tạp. Thế nhưng, xu hướng chuyển đổi số của Việt Nam trong năm 2022 chắc chắn sẽ ngày càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn khi đứng trước những khó khăn, thách thức.
Việc chuyển đổi số chính là đòn bẩy dành cho các doanh nghiệp muốn tối ưu quy trình làm việc cũng như bứt phá để về đích nhanh hơn.
Tại Việt Nam, BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam.
Bizfly Cloud là 1 trong top 4 doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây của Bộ TT&TT. Bizfly Cloud - Được vận hành bởi công ty Cổ phần VCCorp, đã xây dựng và ứng dụng thành công nền tảng điện toán đám mây bao gồm hơn 15 dịch vụ/giải pháp đáp ứng hầu như toàn bộ các nhu cầu về hạ tầng trong một doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bizfly Cloud - Đơn vị HÀNG ĐẦU cung cấp giải pháp hạ tầng IT/Cloud phục vụ Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888