Cloud backup là gì? 6 điều về cloud backup có thể bạn chưa biết

1426
20-06-2018
Cloud backup là gì? 6 điều về cloud backup có thể bạn chưa biết

Cloud backup là gì? 6 điều về cloud backup có thể bạn chưa biết. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những thông tin liên quan đến Cloud backup ngay tại bài viết dưới đây nhé. 

1. Cloud backup là gì? 

Cloud backup - Sao lưu đám mây hay còn gọi là backup online - sao lưu trực tuyến, là một phương án sao lưu dữ liệu bao gồm việc gửi các bản sao dữ liệu qua mạng độc quyền hoặc mạng công cộng đến một máy chủ bên ngoài công ty. Máy chủ này thường được sở hữu bởi một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và họ sẽ tính phí backup cho khách hàng dựa trên các tiêu chí về dung lượng, băng thông và số lượng người sử dụng. Trong doanh nghiệp, máy chủ bên ngoài có thể thuộc sở hữu của công ty, nhưng phương thức thanh toán bồi hoàn sẽ được thực hiện tương tự.

Cloud backup là gì? 6 điều về cloud backup có thể bạn chưa biết - Ảnh 1.

Cloud backup

Việc sao lưu dữ liệu đám mây – cloud backup có thể giúp tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu cho một tổ chức mà không làm tăng khối lượng công việc trên các nhân viên công nghệ thông tin của tổ chức đó.

Cloud backup là gì? 6 điều về cloud backup có thể bạn chưa biết

2. Vậy cloud backup hoạt động như thế nào?

Trong quá trình backup, dữ liệu sẽ được sao lưu (copy) và lưu trữ trên các phương tiên khác nhau hoặc các kho lưu trữ khác nhau phục vụ cho mục đích dễ dàng truy cập vào các dữ liệu đó trong các tình huống cần phục hồi dữ liệu. Rất nhiều tổ chức sử dụng cloud backup cho mục đích này.

3. Các trường hợp cloud backup phổ biến

Sao lưu trực tiếp lên đám mây công cộng:

Phương pháp này bao gồm việc ghi dữ liệu trực tiếp lên cơ sở hạ tầng đám mây của các nhà cung cấp.

Sao lưu trên dịch cụ của nhà cung cấp:

Khách hàng ghi dữ liệu lên dịch vụ đám mây của nhà cung cấp với các dịch vụ sao lưu trong trung tâm dữ liệu được họ quản lý.

Sao lưu Cloud – đến - Cloud

Đối với các dữ liệu trong đám mây ở mô hình phần mềm như một dịch vụ (SaaS - Software as a service), quá trình sẽ sao chép dữ liệu sang một đám mây khác.

Khi một tổ chức hoặc doanh nghiệp bắt đầu sử dụng dịch vụ cloud backup, bản sao lưu đầu tiên có thể mất đến vài ngày để hoàn tất việc tải lên qua mạng tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu được truyền nhiều hay ít. 

Một kỹ thuật được gọi là cloud seeding cho phép nhà cung cấp cloud backup gửi một thiết bị lưu trữ, chẳng hạn như ổ đĩa hoặc hộp băng đến khách hàng để họ lưu dữ liệu cục bộ trên đó và gửi thiết bị trở lại nhà cung cấp. Nhờ vậy mà loại bỏ được thao tác gửi dữ liệu ban đầu qua mạng đến nhà cung cấp cloud backup. Sau khi đã bản sao đầu tiên, chỉ có những dữ liệu đã cập nhật mới được sao lưu trên mạng.

4. Dữ liệu được khôi phục như thế nào?

Hệ thống sao lưu trực tuyến thường được thiết lập bao quanh ứng dụng phần mềm của khách hàng và được thực hiện theo lịch đã thiết lập dựa trên mức độ của dịch vụ giao dịch. Ví dụ: nếu khách hàng đã ký hợp đồng để sao lưu hàng ngày, ứng dụng sẽ thu thập, nén, mã hóa và truyền dữ liệu đến máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây cứ 24 giờ một lần.

Để giảm thiểu khối lượng tiêu thụ băng thông và thời gian chuyển giao dữ liệu, các nhà cung cấp có thể chỉ cung cấp các bản sao lưu lũy tiến sau khi đã hoàn tất sao lưu ban đầu. Dịch vụ cloud backup thường bao gồm cả phần mềm và phần cứng cần thiết để bảo vệ dữ liệu của tổ chức, bao gồm cả các ứng dụng cho Exchange và SQL Server.

Các thanh toán hầu hết được thực hiện theo tháng hoặc theo năm. Các dịch vụ online back up ban đầu chủ yếu được các khách thuê bao và văn phòng sử dụng, tuy nhiên, hiện nay nó đang được sử dụng bởi rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) và cả các doanh nghiệp lớn hơn vơi mục đích sao lưu một số dạng dữ liệu nhất định. Đối với các công ty lớn hơn, sao lưu dữ liệu đám mây có thể đóng vai trò như một dạng sao lưu bổ sung.

5. Lợi ích và hạn chế của cloud backup

Lợi ích của cloud backup

Nếu khối lượng dữ liệu là không nhiều, có thể sẽ có các mức giảm phí. Một số nahf cung cấp có thể đưa ra các mức phí cloud backup free cho 1 số dung lượng nhất định.

Một ưu điểm vượt trội của lưu trữ đám mây là nó có thể mở rộng. Các hệ dữ liệu khi phát triển lớn lên cũng dễ dàng được sao lưu trên đám mây. Có điều doanh nghiệp cần cảnh giác với các chi phí leo thang khi khối lượng dữ liệu tăng lên.

Quản lý cloud backup thường đơn giản hơn, vì các nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm nhiệm đa dạng nhiệm vụ được yêu cầu với các hình thức sao lưu khác nhau.

Hình thức này cũng thường an toàn khi chống lại tấn công ransomware (khóa truy cập và phải trả tiền để dược truy cập lại) bởi những hành động này không được thực hiện trên mạng văn phòng nội bộ.

Cloud backup là gì? 6 điều về cloud backup có thể bạn chưa biết - Ảnh 2.

Cloud backup đem lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp

Hạn chế của cloud backup

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và thách thức tồn tại:

Tốc độ sao lưu phụ thuộc rất nhiều vào băng thông và độ trễ. Ví dụ, khi nhiều tổ chức cùng sử dụng kết nối internet, việc sao lưu có thể chậm lại.

Chi phí tăng theo mức tăng của lượng dữ liệu cần sao lưu lên đám mây.

Như với bất kỳ hình thức lưu trữ đám mây nào, dữ liệu không còn nằm trong phạm vi của các tòa nhà hay thiết bị của tổ chức, doanh nghiệp mà thay vào đó nằm trong sự kiểm soát của một nhà cung cấp bên ngoài.

6. Bảo mật trong cloud backup

An toàn, bảo mật là một phần quan trọng không thể thiếu trong toàn bộ quy trình.  3 yếu tố cần có để đảm bảo an toàn dữ liệu là: bảo mật, toàn vẹn và sẵn sàng.

Vì hầu hết dữ liệu trên đường tới đám mây sẽ phải di chuyển trên đường truyền internet công cộng, để bảo mật, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện mã hóa dữ liệu trong suốt quá trình: tại vị trí ban đầu, trong quá trình di chuyển và cuối cùng là trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Người dùng hoặc nhà cung cấp sẽ giữ khóa mã hóa. Hầu hết các tổ chức sẽ muốn giữ khóa mã hóa của mình và nhà cung cấp nên đưa ra tùy chọn này.

Để toàn vẹn dữ liệu, người dùng phải xác định xem dữ liệu có giống nhau không khi đọc lại hay có xảy ra lỗi hỏng gì không. Lưu trữ đối tượng cung cấp các kiểm tra tích hợp tính toàn vẹn.

Kiểm soát truy cập cũng là một yêu cầu quan trọng không kém. Việc thắt chặt an ninh có thể được thực hiện bằng cách hạn chế quyền truy cập vào các bản sao lưu đám mây. Thêm vào đó, các thiết lập ghi một lần (write once), truy cập chỉ đọc (read-only) bảo vệ dữ liệu sao lưu khỏi bị ghi đè, thay đổi hoặc xóa. 

Theo Bizfly Cloud tham khảo

>> Có thể bạn quan tâm:  Vị trí máy chủ đám mây - cloud server nằm ở đâu

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE