Tìm hiểu phương pháp Backup dữ liệu Offsite backup và Onsite backup

479
07-12-2017
Tìm hiểu phương pháp Backup dữ liệu Offsite backup và Onsite backup

Sự phát triển của thời đại công nghệ số hiện nay đang có những bước tiến nhanh hơn bao giờ hết với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các giải pháp công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển đó, các doanh nghiệp sẽ phải bảo vệ nguồn dữ liệu của công ty mình vì đây là nguồn dữ liệu quan trọng có tính quyết định tới sự sinh tồn của doanh nghiệp. Dưới đây, Bizfly Cloud chia sẻ hai hình thức backup dữ liệu phổ biến nhất được nhiều người sử dụng đó là Onsite Backup (sao lưu dữ liệu trực tuyến) và Offsite Backup (sao lưu dữ liệu truyền thống).

  • Offsite Backup (sao lưu dữ liệu truyền thống)

Offsite Backup là hình thức lưu trữ dữ liệu cục bộ đòi hỏi việc lưu trữ dự liệu phải được thực hiện định kỳ trên các thiết bị lưu trữ cục bộ như ổ đĩa cứng, DVD, băng từ, đĩa CD...

Ưu điểm của việc backup dữ liệu bằng phương pháp Offsite Backup đó là người dùng có thể truy cập ngay vào dữ liệu mà không cần truy cập Interntet, chi phí rẻ hơn với quy mô doanh nghiệp nhỏ.

tim-hieu-phuong-phap-backup-du-lieu-offsite-backup-va-onsite-backup-2

Ảnh: longvan.net


Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều điểm hạn chế như: nguy cơ mất cắp dữ liệu do lưu trữ tại chỗ và cục bộ nên rủi ro cao, thời gian khôi phục dữ liệu rất lâu, chi phí quản lý cao, việc mã hóa dữ liệu bị hạn chế và có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn an ninh thông tin.

  • Onsite Backup (sao lưu dữ liệu trực tuyến)

Onsite Backup là hình thức lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên một máy chủ từ xa thông qua mạng Internet. Các bạn có thể lưu trữ dữ liệu bằng cách thuê server, cloud server...để thực hiện lưu trữ và backup dữ liệu trực tuyến.

tim-hieu-phuong-phap-backup-du-lieu-offsite-backup-va-onsite-backup-1

Ảnh: resource.onlinetech.com

Ưu điểm của việc Backup dữ liệu bằng phương pháp Onsite Backup đó là người dùng có thể truy cập dữ liệu từ xa tại bất kỳ vị trí nào chỉ cần có mạng internet hoặc FTP, hệ thống sao lưu được thực hiện một cách tự động, dữ liệu thực tế được lưu trữ ở 2 nơi giảm rủi ro khi truy cập,  giảm thiểu được chi phí nhân sự và các rủi ro do tác nhân vật lí, việc sao lưu dữ liệu có thể được chia sẻ với một số địa điểm khác nhau từ xa...

Tuy có rất nhiều ưu điểm vượt trội nhưng phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế như khi thực hiện bảo trì dự phòng hoạt động truy cập dữ liệu có thể bị hạn chế hoặc cắt hoàn toàn, nguy cơ bị mất dữ liệu do tác nhân từ con người lớn.

Theo: longvan.net

>> Xem thêm: Start – Reboot – Shutdown trên Linux

SHARE