Phân biệt giữa lưu trữ đám mây, sao lưu đám mây và đồng bộ hóa đám mây
Chúng ta biết đến các khái niệm liên quan như lưu trữ đám mây (Cloud Storage), sao lưu đám mây (Cloud backup) và đồng bộ hóa đám mây (Cloud Sync). Nhưng bạn có biết chúng nghĩa là gì và sự khác biệt giữa 3 thuật ngữ này chứ. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu nội dung dưới đây nhé?
Mục tiêu chung của 3 giải pháp này đều hướng tới việc bảo vệ dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở mục tiêu của người dùng khi triển khai chúng. Có thể hiểu đơn giản, sao lưu đám mây là thao tác sao chép dữ liệu phòng trường hợp mất hoặc hư hỏng hệ thống; lưu trữ đám mây tạo ra một môi trường lưu trữ cho phép người dùng truy xuất dữ liệu từ mọi nơi. Riêng đồng bộ hóa đám mây cho phép nhiều người dùng cùng truy cập dữ liệu và có thể thao tác thay đổi từ nhiều thiết bị.
Tất cả chúng ta từng gặp sự cố mất tài liệu, bộ sưu tập hình ảnh, dự án quan trọng hoặc rơi vào trường hợp chiếc laptop/điện thoại dở chứng khiến dữ liệu không thể truy xuất. Chỉ mỗi việc mất đi những kỷ niệm bên gia đình và bạn bè cũng đủ để bạn quyết định chuyển dữ liệu lên "lên mây". Tuy nhiên, cái nào phù hợp với bạn? Chúng ta cùng tìm hiểu từng loại để bạn có cái nhìn tổng quan và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.
Lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
Như đúng tên gọi của nó, lưu trữ đám mây là đưa thông tin dữ liệu lên môi trường đám mây, là một giải pháp lưu trữ an toàn, bảo mật cao và dung lượng không giới hạn. Nói một cách đơn giản thì kho lưu trữ đám mây như một ổ đĩa gắn ngoài, được truy cập qua Internet. Nó phân quyền truy cập vào các thư mục, cho phép lưu trữ theo nhu cầu và trả phí theo dung lượng sử dụng.
Ưu thế của lưu trữ đám mây mang lại là tính an toàn và tính sẵn sàng của nó. Khi hệ thống gặp sự cố, dữ liệu vẫn được bảo toàn và có thể khôi phục ngay lập tức để quá trình làm việc ổn định. Mặt khác, lưu trữ đám mây cho phép thay đổi dung lượng không giới hạn. Không như thiết lập hệ thống vật lý, bạn phải mua thiết bị mới và thay thế/lắp đặt vào ổ cũ để nâng cấp. Với lưu trữ đám mây, bạn chỉ phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ đám mây và yêu cầu đăng ký tăng dung lượng lưu trữ.
Có thể bạn quan tâm: Lưu trữ đám mây là biện pháp cứu cánh cho nhiều Doanh nghiệp
Bên cạnh đó, lưu trữ đám mây vẫn gặp hạn chế. Trong hầu hết trường hợp, lưu trữ đám mây không cho phép sao lưu tự động lên đám mây mà người dùng vẫn phải thao tác thủ công.
Đồng bộ hóa đám mây (Cloud Sync)
Đồng bộ hóa đám mây không cung cấp dung lượng lưu trữ lớn, tuy nhiên, người dùng có thể truy cập dữ liệu trên nhiều thiết bị và cho phép nhiều người dùng cùng truy cập kho dữ liệu này. Khi dữ liệu thay đổi, tất cả những thay đổi này được cập nhật cho tất cả những người dùng khác, và một số nhà cung cấp cũng cho phép thực hiện tất cả các thay đổi trên thiết bị khác. Đồng bộ hóa đám mây là một lựa chọn tuyệt vời cho các tác vụ nhóm hoặc cộng tác nhiều bên.
Lấy ví dụ khi bạn thực hiện một nhiệm vụ nhóm hoặc bài thuyết trình nhóm để hiểu đồng bộ hóa đám mây có vai trò như thế nào khi triển khai. Người dùng có thể làm việc từ nhiều thiết bị và có các thay đổi được lưu trên thiết bị của mỗi người dùng. Nó không chỉ tiết kiệm không gian và tiền bạc mà còn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Bởi để nhiều người làm việc cùng lúc thông thường bạn cần tìm một địa điểm và sắp xếp thời gian phù hợp với lịch trình của mọi người. Đồng bộ hóa đám mây cho phép bạn và cộng sự có thể truy cập từ mọi nơi, biến nó thành công cụ hữu ích phục vụ tiến trình làm việc được thông suốt.
Đồng bộ hóa đám mây cũng là một giải pháp hợp lý khi:
- Nhu cầu dung lượng lưu trữ không quá lớn
- Nhiều nền tảng được sử dụng miễn phí
- Không khuyến nghị cho các tài liệu lớn hoặc dữ liệu yêu cầu bảo mật cao
Sao lưu dữ liệu đám mây (Cloud Backup)
Sao lưu dữ liệu đám mây (Cloud Backup)
Phần mềm sao lưu hoạt động theo một tập hợp quy tắc cho phép gửi một bản sao lưu dữ liệu của người dùng lên kho lưu trữ đám mây. Cloud backup sẽ tự động sao lưu dữ liệu theo lịch trình. Ngoài ra, nó phải đảm bảo quyền riêng tư bằng cách mã hóa dữ liệu của người dùng bằng mật khẩu và lưu trữ lịch sử sao lưu nhằm theo dõi các thay đổi được thực hiện.
Trong trường hợp hư hỏng hoặc mất mát, sao lưu dữ liệu đám mây có thể khôi phục thông tin ngay lập tức dựa vào bản lưu trữ theo phiên có sẵn. Sao lưu dữ liệu đám mây phù hợp với yêu cầu dung lượng dữ liệu lưu trữ lớn, cần sao lưu tự động và thường xuyên.
Mỗi loại hình đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy vào quy mô và mục đích sử dụng cá nhân/tổ chức, bạn sẽ chọn được dịch vụ phù hợp. Hiện nay, một số nhà cung cấp tích hợp đa tính năng trên một nền tảng duy nhất, mang đến cho người dùng cơ hội sử dụng cả ba.
Tại Việt Nam, Bizfly Cloud là 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ đám mây uy tín, chất lượng tốt nhất cũng mang đến nhiều gói dịch vụ đám mây phù hợp với đặc điểm yêu cầu của doanh nghiệp Việt.
Để đáp ứng nhu cầu về quản lý và lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, Bizfly Cloud mang đến hai gói dịch vụ gồm:
Bizfly Simple Storage - Hệ thống Cloud Storage đầu tiên tại Việt Nam. Bizfly Simple Storage là hệ thống object storage tương thích S3 API được sử dụng để lưu trữ hoặc backup dữ liệu cho doanh nghiệp với tính bảo mật và linh hoạt cao. Hệ thống không giới hạn dung lượng lưu trữ, có tính mở rộng và sẵn sàng cao, hỗ trợ lưu trữ dữ liệu dưới dạng versioning, đồng thời lập lịch xóa cho các đối tượng trên kho lưu trữ. Đăng ký dùng thử dịch vụ MIỄN PHÍ tại đây: Bizflycloud.vn/s3-simple-storage
Bizfly Drive - Giải pháp lưu trữ, chia sẻ dữ liệu và làm việc công tác trực tuyến cho mọi doanh nghiệp. Người dùng có thể lưu trữ dữ liệu mọi lúc - mọi nơi - mọi thiết bị mà vẫn đảm bảo tuyệt đối tính an toàn bảo mật và hiệu suất. Đăng ký dùng thử dịch vụ tại: Bizflycloud.vn/drive
Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ:
Hotline: 024 7302 8888 - 028 7302 8888
Email: support@bizflycloud.vn | sales@bizflycloud.vn
Nhận ngay ưu đãi tại đây