Lưu trữ đám mây là biện pháp cứu cánh cho nhiều Doanh nghiệp

1166
27-07-2018
Lưu trữ đám mây là biện pháp cứu cánh cho nhiều Doanh nghiệp

Hầu hết các tổ chức đều đang trong tình trạng quá tải dữ liệu - hoặc chính xác hơn là lượng dữ liệu cần được lưu trữ và lượng bản sao dự phòng dữ liệu cần được bảo vệ vẫn liên tục được tạo ra không ngừng mỗi ngày. Bizfly Cloud chia sẻ thông tin rõ hơn về lưu trữ đám mây qua bài viết dưới đây nhé!

Cloud là một nền tảng đổi mới tiên tiến: Một số ví dụ khởi đầu cho công nghệ Cloud

Trong thời đại của xu thế giảm chi phí và hội nhập này, luôn luôn có sự đòi hỏi về những cách tốt hơn để quản lý thặng dư hay - dự trữ quá tải. Thực tế là, các công ty đã phải vật lộn với vấn đề này trong hơn một thập kỷ qua. Và cho đến nay, các tiến bộ công nghệ đã chỉ ra được sơ lược những vấn đề cốt lõi gây khó khăn cho quản lý lưu trữ như: tăng trưởng dữ liệu không giới hạn, không tận dụng được nguồn tài nguyên và lập kế hoạch không hiệu quả. Công nghệ có nhiều tiềm năng hứa hẹn và mới nhất hiện nay làlưu trữ đám mây – cloud storage. Vậy lựa chọn này có thực sự tốt hơn so với những công nghệ khác?

Lưu trữ đám mây là biện pháp cứu cánh cho nhiều Doanh nghiệp - Ảnh 1.

Mô hình mạng SAN

Quay trở lại những ngày đầu khi mà mạng SAN mới được ứng dụng, một trong những lý do chính cho việc rời bỏ DAS để chuyển sang mạng lưu trữ và cơ sở hạ tầng SAN là hiệu quả cao hơn nhờ cải thiện được khả năng tận dụng tài nguyên. Trong khi các mạng SAN còn mang lại nhiều lợi ích khác, chẳng hạn như tính sẵn sàng và khả năng phục hồi được cải thiện, thì khả năng tận dụng tài nguyên trong nhiều môi trường lại chưa thực sự tối ưu.

Sáng kiến lớn tiếp theo là quản lý vòng đời thông tin. Bằng cách đưa ra một chiến lược phân bổ và phân phối lưu trữ dựa trên giá trị của dữ liệu đối với doanh nghiệp, về mặt lý thuyết, ta có thể giảm số lượng các storage cao cấp đắt tiền và qua đó cắt giảm chi phí. Kết quả là rất nhiều tổ chức đã mua thêm các tầng lưu trữ, nhưng không tiết kiệm được bao nhiêu - ít nhất là không được như số tiền dự đoán.

Một cải tiến công nghệ mới đây hơn là thin provisioning (công nghệ nén dữ liệu), cũng hứa hẹn là một công nghệ thích hợp do vẫn tồn tại các ràng buộc giữa hệ điều hành và ứng dụng hiện tại. Một công nghệ khác là data de-duplication (chống trùng lặp dữ liệu), được thiết kế chủ yếu để đạt được điểm chi phí có lợi hơn cho sao lưu đĩa so với băng. Cả thin provisioning và data de-duplication đều mang đến khả năng tăng hiệu quả lưu trữ trong tương lai.

Lỗi chính sách gây những tác động tiêu cực đến lưu trữ dữ liệu trong Doanh nghiệp

Không nên bỏ qua sự thật là trong lúc các tổ chức đang phải vật lộn với các vấn đề về hiệu quả lưu trữ, thì chi phí của một thiết bị thực tế để lưu trữ dữ liệu vẫn đang tiếp tục giảm nhanh. Vậy tại sao lại khó khăn để giải quyết vấn đề này đến vậy?

Lưu trữ đám mây là biện pháp cứu cánh cho nhiều Doanh nghiệp - Ảnh 2.

Quản lý lưu trữ và quản lý dữ liệu là một thách thức không hề nhỏ đối với Doanh nghiệp

Xét một cách tổng thể, câu trả lời nằm ở chỗ thiếu đi các chính sách quản lý lưu trữ toàn diện cũng như các chính sách quản lý dữ liệu trong hầu hết các tổ chức. Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn do thiếu các số liệu và báo cáo về các ứng dụng lưu trữ, nghiên cứu dữ liệu, hay xu hướng trên thị trường. Lấy ví dụ việc xóa sổ dữ liệu: Mỗi một phần dữ liệu - giống như một viên kim cương, một khi được tạo ra, sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng thường được lưu trữ, sao lưu, và nhân bản (luôn luôn yêu cầu lưu trữ nhiều hơn). Và khả năng nó thực sự bị xóa bỏ hoàn toàn là rất thấp.

Điều thú vị là, những hạn chế của quản lý lưu trữ có thể lại là một cơ hội tuyệt vời cho lưu trữ đám mây. Cloud có thể đóng vai trò là bộ nhớ thứ cấp hoặc dự phòng. Dữ liệu - chủ yếu là dữ liệu phi cấu trúc - có thể được chuyển sang đám mây, theo cách thủ công hoặc chuyển tiếp dữ liệu tự động dựa trên các chính sách truy cập. Ngoài việc giải phóng dung lượng và kéo dài thời gian phải mua lại thiết bị, dữ liệu tại chỗ sẽ không còn cần phải được sao lưu hoặc nhân bản nữa, nhờ vậy loại bỏ được các thao tác này. Hơn nữa, nếu các nhà cung cấp điện toán đám mây thực sự có các dịch vụ chất lượng, họ cũng có thể cung cấp các điều khoản SLA (thỏa thuận mức độ dịch vụ) và số liệu báo cáo về dữ liệu toàn diện hơn nhiều so với chỉ lưu trữ trong nội bộ.

Rõ ràng, việc di chuyển dữ liệu lên trên cloud không phải là một vấn đề có thể xem nhẹ. Có rất nhiều điều cần phải cân nhắc, bao gồm các yếu tố bảo mật, tính sẵn sàng, khả năng truy cập và kiểm soát. Và điều quan trọng cần lưu ý là cho dù dịch vụ đám mây có thể đưa ra mức giá hấp dẫn cho một vài dạng dữ liệu, nhưng để thúc đẩy nhiều thay đổi mang tính hệ thống về chi phí hơn, lưu trữ đám mây cần phải đi kèm với một chiến lược quản lý dữ liệu và lưu trữ hiệu quả.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: 6 bước để có kế hoạch sẵn sàng cho việc sử dụng cloud storage 

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE