[Case study Netflix] Bật mí những công nghệ đưa Netflix trở thành "đế chế" truyền phát phim trực tuyến lớn nhất hiện nay

988
18-01-2024
[Case study Netflix] Bật mí những công nghệ đưa Netflix trở thành "đế chế" truyền phát phim trực tuyến lớn nhất hiện nay

Netflix kết nối các giá trị văn hóa trong một môi trường tập trung chứ không chỉ đơn thuần tuân theo các tiêu chuẩn của mình. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu về bức màn bí mật của kiến trúc công nghệ đằng sau cái tên thành công này sẽ giúp chúng ta có được những bài học kinh nghiệm quý giá khi xây dựng những mô hình tương tự.

Một vài con số ấn tượng về công ty Netflix 

Netflix có hơn 110 triệu người đăng ký.

Netflix hoạt động tại hơn 200 quốc gia.

Netflix đạt gần 3 tỷ đô la doanh thu mỗi quý.

Netflix có hơn 5 triệu người đăng ký mới mỗi quý.

Netflix phát hơn 1 tỷ giờ video mỗi tuần. Để so sánh, YouTube phát 1 tỷ giờ video mỗi ngày trong khi Facebook phát 110 triệu giờ video mỗi ngày.

Netflix đã phát 250 triệu giờ video một ngày vào năm 2017.

Netflix chiếm hơn 37% lượng truy cập internet cao điểm ở Mỹ.

Netflix chi 7 tỷ đô la cho nội dung mới trong năm 2018.

[Case study Netflix] Bật mí những công nghệ đưa Netflix trở thành đế chế truyền phát phim trực tuyến lớn nhất hiện nay - Ảnh 1.

Vậy Netflix là gì? 

Có thể thấy Netflix là một mạng lưới rất lớn với độ phủ sóng toàn cầu, bao gồm rất nhiều thành phần, kho chứa lượng video khổng lồ và hãng cũng có rất nhiều tiền.

Bên cạnh đó, Netflix còn là mô hình được xây dựng trên nền tảng đăng ký. Thành viên sẽ trả tiền cho Netflix hàng tháng và có thể hủy dịch vụ bất cứ lúc nào. Khi một ai đó nhấn play để thư giãn trên Netflix, dịch vụ sẽ phải vận hành ngay lập tức. Những thành viên không hài lòng sẽ hủy đăng ký dịch vụ.

Netflix là một ví dụ tuyệt vời cho các công nghệ đám mây và nội dung mà hãng sử dụng để vận hành cả một kho tài nguyên khổng lồ. Một lý do khác khiến Netflix trở thành một đề tài thú vị khi mổ xẻ là họ cung cấp nhiều thông tin hơn các công ty khác rất nhiều.

Netflix kết nối các giá trị văn hóa trong một môi trường tập trung chứ không chỉ đơn thuần tuân theo các tiêu chuẩn của mình. Tìm hiểu về bức màn bí mật của kiến trúc công nghệ đằng sau cái tên thành công này sẽ giúp chúng ta có được những bài học kinh nghiệm hết sức quý giá khi xây dựng những mô hình tương tự.

Ba thành phần của ứng dụng Netflix: client, backend, mạng phân phối nội dung (CDN)

Về cơ bản, Netflix được chia thành ba phần: client, backend và mạng phân phối nội dung (CDN). Máy khách/client là giao diện người dùng trên mọi thiết bị được sử dụng để duyệt và phát video Netflix. Đó có thể là một ứng dụng trên iPhone, một trang web trên máy tính để bàn hoặc ứng dụng trên Smart TV của user. Netflix kiểm soát tới từng khách hàng trên từng thiết bị.

Ba thành phần của ứng dụng Netflix: client, backend, mạng phân phối nội dung (CDN)

Mọi thứ xảy ra trước khi user nhấn play đều thuộc về backend, bao gồm các công đoạn như chuẩn bị video mới cập nhật, yêu cầu xử lý từ tất cả các ứng dụng, trang web, TV và các thiết bị khác.

Mọi thứ xảy ra sau khi user nhấn play đều được hệ thống CDN xử lý. CDN sẽ lưu trữ video Netflix ở các vị trí vật lý khác nhau trên toàn thế giới. Khi user nhấn nút play, video sẽ được truyền thẳng từ CDN vào thiết bị của người đó và hiển thị trên giao diện client.

[Case study Netflix] Bật mí những công nghệ đưa Netflix trở thành đế chế truyền phát phim trực tuyến lớn nhất hiện nay - Ảnh 2.

Bằng cách kiểm soát toàn bộ quy trình client, backend, CDN, Netflix đã đạt được sự tích hợp hoàn toàn theo chiều dọc.

Netflix kiểm soát trải nghiệm xem video của user từ đầu đến cuối. Đó là lý do tại sao ứng dụng xem phim này chỉ chạy khi bạn nhấn nút play từ bất cứ đâu trên thế giới. Người xem chắc chắn sẽ có được nội dung muốn xem vào lúc họ muốn.

Công nghệ CDN trong mô hình Netflix

Netflix có các CDN được tối ưu hóa cực kỳ tốt đặc biệt dành riêng cho các tệp lớn.

Về cơ bản, các CDN này là những cỗ máy vật lý với rất nhiều ổ đĩa được định vị ở khắp nơi trên thế giới và ở nhiều tầng khác nhau. Tại một địa điểm, có thể là nơi đặt datacenter của Netflix với toàn bộ thư viện phim và ở một nơi khác có thể là một datacenter khác với 80% các nội dung phổ biến nhất. Nếu khách hàng đang xem một video phổ biến nào đó, video này sẽ được chuyển đến CDN gần nhất. Điều đó có nghĩa là nếu người xem muốn xem các nội dung dài hơn, quãng đường để truyền về nội dung sẽ càng dài hơn.

Máy khách được cấu hình tinh vi sẽ xác định vị trí lấy video. Sau đó, API sẽ gửi trả và báo hiệu rằng nội dung mà người đó đang muốn xem có sẵn trên… tới 10 máy chủ CDN khác nhau. Tại thời điểm đó, máy khách sẽ chọn server nào mà nó thấy là tốt nhất. Server xác định được điều này nhờ kiểm định tất cả các yếu tố, xác định độ trễ và chạy các kiểm tra liên tục trong suốt quá trình truyền phát video. 

Server sẽ tự động chuyển đổi giữa các CDN và các mức tốc độ bit khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố được xác định đó (và có thể là một vài yếu tố khác). Công nghệ truyền phát được sử dụng này được gọi là 'truyền phát tương thích'. Quá trình sẽ luôn bao gồm các thử nghiệm liên tục và xác định loại băng thông nào có chất lượng cao nhất với độ trễ thấp nhất có thể.

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: 5 cách tăng tốc độ tải video cho trang phim online

TAGS: netflix
SHARE