Case Study: Cách Netflix sử dụng cloud để tăng khả năng đổi mới, linh hoạt và tính mở rộng

1925
07-05-2020
Case Study: Cách Netflix sử dụng cloud để tăng khả năng đổi mới, linh hoạt và tính mở rộng

Case Study: Cách Netflix sử dụng cloud để tăng khả năng đổi mới, linh hoạt và tính mở rộng. CùngBizfly Cloud chia sẻ những thông tin về Case Study ngay tại bài viết này nhé.

Về điện toán đám mây 

Người ta nói rằng thế giới phát triển cùng với tốc độ tiến hóa công nghệ. Các tổ chức liên tục tìm kiếm các công nghệ mới như điện toán đám mây để đáp ứng các mục tiêu chiến lược và thúc đẩy giá trị kinh doanh.

Bất kể doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, bán lẻ hay bất động sản đi chăng nữa thì cũng nên dành thời gian để tìm hiểu công nghệ mà các DN khác đang áp dụng. Hành động này giúp DN có thể rút ra các bài học kinh nghiệm từ hàng xóm hoặc các đối thủ. 

Bài viết sau, sẽ minh họa cách Netflix sử dụng các dịch vụ đám mây để đạt được mức độ thành công hôm nay.

Netflix sử dụng Amazon Web Services

- Hosting: EC2

- Storage: S3

- CDN: Cloudfront

- Database (điều kiện tiên quyết cần thiết cho phân tích dữ liệu): Relational Database Service (RDS), DynamoDB

- Lập trình hướng sự kiện: Lambda

Sự đổi mới

Đám mây là công nghệ cho phép AI khai thác và phân tích dữ liệu để đào sâu được hơn vào insight. Điện toán đám mây đóng vai trò là bước đột phá sáng tạo cho các accelerator của phần mềm AI. Accelerator là một lớp vi xử lý hoặc hệ thống được thiết kế để cung cấp khả năng tăng tốc phần cứng cho các ứng dụng AI như neural networks, computer vision và machine learning. Hiện tại, on-premise hardware chưa phù hợp với khả năng xử lý của accelerator hardware  trong các trung tâm dữ liệu trên thế giới của các nhà cung cấp đám mây (Nguồn: Gartner, Google Guys). Hơn nữa, các nhà cung cấp đám mây sở hữu thêm một lợi thế so với non-cloud AI: mạng lưới trung tâm dữ liệu toàn cầu rộng lớn của họ được đặt ở vị trí tốt hơn giúp xử lý lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra trên toàn thế giới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra các machine learning models và neural networks trong data insight và nhận dạng mẫu.

Phân tích dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp thấu hiểu về customer insight của chính mình. Nó giúp các nhà lãnh đạo tránh đưa ra các giả định không chính xác về khách hàng, nếu đánh giá sai, doanh nghiệp có thể bị khách hàng hiểu nhầm là doanh nghiệp thờ ơ, không dành sự quan tâm cho họ. Phân tích dữ liệu và các tính năng hỗ trợ khách hàng được cá nhân hóa (PCA) là lĩnh vực đổi mới lớn nhất trên đám mây cho đến năm 2019 (Nguồn: InsideBigData, Google Cloud, IBM).

Sự linh hoạt

Sự linh hoạt của đám mây là việc đám mây có khả năng cung cấp nhanh chóng các tài nguyên khi cần thiết. Môi trường đám mây có thể cung cấp các máy chủ hoặc không gian lưu trữ chỉ trong vài phút. Trước khi các nhà cung cấp điện toán đám mây cung cấp IaaS, doanh nghiệp phải gửi email cho các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và đợi vài tuần để được trả lời với hàng loạt các quy định phức tạp. (Nguồn: Netflix, Amazon Case Study on Netflix). Việc phân phối IaaS hiện nay được thực hiện bằng cách sử dụng bảng điều khiển của các nhà cung cấp đám mây, bảng điều khiển này liên tục cập nhập các tính năng mới cho người dùng. Các dịch vụ đám mây giúp làm giảm thời gian phát triển, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng phần mềm.

Hầu hết các công ty thành công đều có chung một đặc điểm: họ có những đội nhóm bắt đầu phát triển nguyên mẫu sản phẩm/dịch vụ trước các đối thủ cạnh tranh. Lý do cho sự thành công của họ là khá rõ ràng: lợi thế của người đi đầu. Điện toán đám mây là một công nghệ được thiết kế để giúp các tổ chức có được lợi thế đi đầu này.

Netflix đã tận dụng tính linh hoạt của đám mây như thế nào? Trước tiên, họ xây dựng lại các chức năng ứng dụng của mình bên trong môi trường cloud-native development, sau đó phát triển ứng dụng cho các hoạt động kinh doanh. Dịch vụ Netflix lớn, cồng kềnh của năm 2008 đã được tái cấu trúc thành các microservice và thành các dữ liệu có thể mở rộng không cấu trúc.

Sử dụng cơ sở dữ liệu trên nền tảng đám mây, Netflix có thể thanh toán theo hình thức dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, đây là hình thức thanh toán giúp họ tiết kiệm chi phí tối đa mỗi khi họ tạo ra các tính năng dựa trên AI để đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa cho người dùng. (AI phải khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của họ và do đó cơ sở dữ liệu phải được lưu trữ đúng cách và an toàn trên đám mây của Amazon). Tính năng AI đưa ra các đề xuất phim gợi ý được cá nhân hóa đã cho người dùng những trải nghiệm xem phim khác biệt và chính xác, điều mà các mạng cáp truyền thống không làm được. Trải nghiệm được Netflix gợi ý xem những bộ phim theo sở thích cá nhân này khiến người dùng rất thích thú, từ đó tạo ra nhiều doanh thu hơn; Netflix không còn phải chi quá nhiều tiền cho việc mua nội dung mới để bán cho người dùng. Chi phí tiết kiệm được ước tính là 1 tỷ đô la - Phó chủ tịch và Giám đốc sản phẩm của Netflix cho biết trong một bài nghiên cứu của mình.

Với điện toán đám mây, đội ngũ lãnh đạo của Netflix dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định về chiến lược, đánh giá và ngân sách. Việc mua phần cứng và lịch phát hành của Netflix đang được cải thiện hiệu quả hơn từng ngày. Dần dần, một tổ chức lớn như Netflix đã không còn bị giới hạn bởi tài nguyên, đây là yếu tố nền tảng giúp Netflix phát triển để trở thành mạng Internet TV toàn cầu cả thế giới đều biết ngày nay.

Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng đề cập đến một sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên phần mềm vẫn duy trì chức năng mà không ảnh hưởng đến chất lượng khi môi trường có nhiều khách hàng truy cập. Nhu cầu của người dùng phải được đáp ứng chính xác và ngay lập tức. 

Bằng cách sử dụng các dịch vụ từ các nhà cung cấp đám mây như AWS và Open Connect (phát trực tuyến), Netflix đã mở rộng mạng lưới máy chủ (cả vật lý và ảo) từ Bắc Mỹ ra toàn thế giới, bao gồm các khu vực Châu Âu và Ấn Độ.

Netflix là một ví dụ về một tổ chức lớn sử dụng đám mây AWS. Netflix đã cung cấp hàng tỷ giờ dịch vụ cho tất cả khách hàng trên toàn cầu. Người dùng có thể đặt hàng các sản phẩm/dịch vụ của mình từ hầu hết mọi nơi trên thế giới, sử dụng PC, máy tính bảng hoặc thiết bị di động. 

10.000 đơn đặt hàng của khách hàng đã được xử lý mỗi giây trong mùa nhu cầu cao nhất của Netflix. Đây là một sự tương phản rõ rệt so với vài nghìn đơn đặt hàng DVD mà Netflix có thể xử lý trong những ngày đầu trước khi phát trực tuyến và di chuyển lên đám mây. Có 86 triệu khách hàng trên toàn thế giới tiêu thụ 150 triệu giờ nội dung mỗi ngày, đây là bằng chứng khá mạnh mẽ về việc đám mây đã cung cấp khả năng mở rộng cho Netflix trong các hoạt động kinh doanh.

Các nhà cung cấp đám mây như AWS cung cấp các công nghệ như tự động mở rộng quy mô và cân bằng tải ứng dụng, hỗ trợ cho dịch vụ khách hàng của Netflix. Các nhà cung cấp đám mây sở hữu các tài nguyên để xử lý khối lượng hoạt động khổng lồ cho các khách hàng của mình. Các tài nguyên đám mây mà họ cung cấp có sẵn trên toàn cầu, cho phép khách hàng từ khắp nơi trên thế giới đặt hàng theo nghĩa đen bất cứ lúc nào họ muốn. Các tổ chức không còn phải lo lắng về việc mở rộng toàn cầu nhờ điện toán đám mây.

Kết luận

Quyết định quan trọng nhất mà các doanh nghiệp phải thực hiện ngay đó là hợp tác với một nhà cung cấp đám mây chuyên nghiệp có kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp cụ thể step-by-step và đảm bảo các chính sách an ninh mạng cấp doanh nghiệp.

Đổi mới doanh nghiệp là những kế hoạch tập trung vào mô hình cloud-native, machine learning và data analytics. Những công nghệ này mang lại lợi ích lớn trong việc quản lý số lượng lớn dữ liệu liên quan đến khách hàng và hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ tính chất linh hoạt của đám mây mà các nhà cung cấp đám mây có thể tạo ra được các phần mềm thông minh giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng với tốc độ nhanh chóng hơn bao giờ hết. Nhờ khả năng mở rộng, đám mây giúp doanh nghiệp phục vụ người dùng và khách hàng trên khắp thế giới với độ sẵn sàng cao và thời gian phản hồi nhanh hơn. Doanh nghiệp mở rộng được thị trường khách hàng nước ngoài dễ dàng hơn.

Tất cả các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về những thay đổi trong ngành ở quy mô toàn cầu. Tương lai của điện toán đám mây sẽ là những ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la, như AI innovation, blockchain và cloud security (Nguồn: Forbes). Do đó, hầu hết chủ đề lớn xuất hiện trong các cuộc họp quan trọng của doanh nghiệp ngày càng tập trung vào vai trò của công nghệ trong chiến lược kinh doanh.

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn tiết kiệm hậu Covid-19: Chuyển đổi online nhanh và rẻ cho các tổ chức học online

Những nỗ lực chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình online để ứng phó kịp thời với dịch Covid-19 có thể sẽ thất bại nếu không thể đảm bảo NHANH VÀ NGAY. Áp dụng ngay các giải pháp tự động, đồng bộ, tích hợp sẵn sàng, việc triển khai có thể chỉ tính bằng PHÚT, sử dụng vài THAO TÁC đơn giản. Các giải pháp được VCCorp khuyên dùng:

1. Giải pháp Máy chủ ảo Cloud Server lưu trữ ứng dụng, phần mềm, website... khởi tạo chỉ 45 giây, giá chỉ từ 3000đ/ngày

2. Giải pháp Tăng tốc độ website tới 16 lần, không còn tình trạng trang tải chậm khi quá tải truy cập: CDN chỉ từ 800đ/GB

3. Các giải pháp mở rộng hệ thống, tăng giảm máy chủ, băng thông tự động: Load Balancer, Auto-scaling....

4. Tích hợp sẵn sàng với các công cụ quản lý, bán hàng tự động: chatbot, CRM, botbanhang, Ticket...

>>> Tìm hiểu ngay tại đây

SHARE