Cáp quang biển là gì? Vai trò của cáp quang biển với mạng Internet
Cáp quang biển được xem như cửa ngõ giúp chúng ta kết nối với thế giới. Mặc dù nghe thì dễ hiểu vậy nhưng bạn đã biết chính xác cáp quang biển là gì và những đặc điểm cũng như vai trò của cáp quang biển chưa? Bài viết này của Bizfly Cloud sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này giúp bạn.
Cáp quang biển là gì?
Hiểu theo một cách đơn giản, cáp quang biển chính là hệ thống cáp quang đi qua tất cả các nước và các châu lục trên thế giới bằng đường biển.
Việc truyền tải thông tin trên toàn cầu hiện nay chủ yếu dựa vào cáp quang biển và vệ tinh nhân tạo. Nhưng cáp quang biển vẫn được sử dụng phổ biến hơn so với truyền hình vệ tinh bởi tốc độ và độ tin cậy.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tuyến cáp quang. Tuy nhiên mỗi tuyến lại có lộ trình riêng và được đầu tư bởi các tập đoàn thiết bị viễn thông trên toàn châu lục. Ngoài ra, các tuyến cáp quang đều giao thoa với nhau để đảm bảo việc truyền tải thông tin đến các khu vực nhanh chóng hơn.
Tìm hiểu cấu tạo của cáp quang biển
Cáp quang biển là những sợi cáp quang có lõi bằng sợi thủy tinh hoặc nhựa được đặt dưới đáy biển. Sợi cáp quang sử dụng ánh sáng để truyền dẫn tín hiệu. Hiện nay, cáp quang biển là cầu nối Internet giữa tất cả các châu lục.
Một sợi cáp quang biển thường có đường kính 69mm và nặng khoảng 10kg/m. Mỗi một sợi cáp quang biển được kết thành bó gồm rất nhiều sợi cáp quang và một lớp bảo vệ ở ngoài cùng. Để đảm bảo độ an toàn dưới đáy biển, lớp vỏ bảo vệ cáp quang thường được làm bằng nhựa PE, nhựa polycarbonate, nhôm, đồng hoặc thép,...
Cáp quang biển gồm có 8 lớp là: Polyethylene, băng Mylar, dây kim loại, chắn nước bằng nhôm, đồng hoặc nhôm ống, Polycarbonate, thạch dầu khí và sợi quang học. Cáp quang biển ngày nay đã được cải tiến rất nhiều so với trước đây bằng cách giảm kích thước và khối lượng đồng thời tăng chất lượng và độ bền của nó.
Cáp quang biển có thể chịu đựng được môi trường nước biển mặn có nồng độ muối rất cao. Tuy nhiên nó không thể chịu được nhiệt độ quá lạnh, thường là dưới -80oC hoặc đóng băng quanh năm. Vì thế, cho đến hiện nay con người vẫn chưa lắp đặt được cáp quang đến châu Nam cực.
Nhờ vào diode phát sáng (LED) hoặc diode laser (LD), cáp quang biển có thể dẫn tín hiệu dưới dạng xung ánh sáng. Sau đó, cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược trở lại ở đầu phát để tạo thành dữ liệu truyền tải nhanh chóng đến nơi mong muốn.
Cáp quang biển truyền tín hiệu bằng ánh sáng nên tốc đồ truyền tải dữ liệu rất nhanh, khó bị nhiễu cũng như khó bị can thiệp hơn cáp đồng. Đặc biệt vì không có dòng điện chạy qua nên cáp quang an toàn và không gây cháy nổ. Cáp quang còn có dung lượng truyền tải cao, độ suy giảm tín hiệu rất thấp. Nhờ cấu tạo vật lý nhỏ gọn và bền cùng với những tính năng hữu dụng được kể ở trên, cáp quang đã trở thành phương tiện kết nối thông tin xuyên lục địa cho đến thời điểm hiện tại. Tốc độ truyền tải cực nhanh và có thể tính bằng giây.
Nếu bạn quan tâm đến cáp quang biển là gì và người ta lắp nó như thế nào xuống đáy biển. Bạn có thể tham khảo hình ảnh dưới đây. Con người sử dụng tàu chở cáp chuyên dụng đi dọc theo đại dương và từ từ tháo cáp để chúng chìm xuống đáy biển. Để bảo vệ và gia cố cũng như theo dõi tín hiệu của các sợi dây cáp được lắp đặt xuống đáy biển, họ đã và đang sử dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông.
Nhược điểm lớn nhất của cáp quang biển là chi phí cao và kết nối khó khăn giữa các khu vực khác nhau trên thế giới. Khi lắp đặt hệ thống cáp quang xuyên lòng đại dương, con người phải rất vất vả tìm kiếm những khu vực đáy biển phù hợp để lắp đặt cáp quang biển nhằm tránh những rủi ro tiềm ẩn như bị mất kết nối vào lúc thời tiết xấu, bị đứt cáp do trộm cắp hoặc bị cá mập cắn…
Vai trò của cáp quang biển
Sau khi tìm hiểu cáp quang biển là gì, chúng ta cũng đã dần biết được vai trò của nó đối với con người hiện nay. Mặc dù kết nối vệ tinh đã được thử nghiệm trên diện rộng ở một số quốc gia nhưng cho đến thời điểm hiện tại, cáp quang biển vẫn nắm giữ vai trò trọng yếu trong kết nối thông tin toàn cầu.
Nguyên nhân chính là tốc độ truyền tải bằng hệ thống vệ tinh nhân tạo thấp hơn rất nhiều và độ trễ lại cao hơn rất nhiều so với sử dụng cáp quang biển. Để so sánh, lưu lượng truyền tải bằng cáp quang biển có thể đạt được hàng terabit/giây trong khi đối với vệ tinh thì chỉ vào hàng megabit/giây.
Vì thế tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới, kết nối Internet hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống cáp quang biển. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ thống cáp quang biển khác nhau kết nối nhiều quốc gia và khu vực lại với nhau. Một quốc gia thường hay dùng nhiều hệ thống cáp quang biển khác nhau để dự phòng rủi ro cáp quang xảy ra sự cố.
Một số tuyến cáp quang biển hiện nay Việt Nam phổ biến
Tuyến cáp quang biển AAG
Tuyến cáp quang AAG được sử dụng vào năm 2009 với chiều dài khoảng 20.000km. Tuyến AAG là tuyến cáp quang quan trọng bậc nhất tại Việt Nam.
AAG được hầu hết các nhà mạng lớn tại Việt Nam khai thác như; FPT, VNPT, Viettel, CMC,... với những đặc điểm cụ thể:
- Dung lượng: 2.88 Terabit/s
- Chiều dài: 20.000 km
- Kết nối: Đông Nam Á với Mỹ.
Tuyến cáp quang biển APG
APG là tuyến cáp quang biển quốc tế được đưa vào vận hành giữa tháng 12 năm 2016. Tuyến cáp quang APG (Asia Pacific Gateway) có chiều dài khoảng 10.400km và được đặt ngầm ở dưới biển Thái Bình Dương.
Với khả năng cung cấp băng thông lên đến 54 Tbps, đây là tuyến cáp quang kết nối giữa các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Cáp quang Liên Á TGN – IA
Tuyến cáp quang TGN – IA được đưa vào sử dụng lần vào đầu năm 2009. Với tổng chiều dài là 6.700 Km, cáp quang Liên Á TGN – IA cập bến tại địa phận Vũng Tàu – Việt Nam.
Cáp quang biển SEA-ME-WE3 (hay SMW-3)
Cáp quang biển SMW-3 đang là tuyến cáp quang dài nhất thế giới. Nó là cầu nối internet giữa Trung Đông, Đông Nam Á và Tây Âu.
Tuyến cáp quang này được tập đoàn France Telecom và China Telecom xây dựng. Nhà quản lý cáp quang này chính là SigTel - nhà điều hành mạng viễn thông thuộc Singapore.
Đặc điểm chính của tuyến cáp quang SMW-3 chính là:
- Dung lượng: 320Gbp/s.
- Chiều dài: 39.000 km.
Tuyến cáp quang biển AAE-1
Tuyến cáp quang này được Viettel đưa vào sử dụng hồi tháng 7 năm 2017. AAE-1 là tuyến cáp quang đầu tiên kết nối tất cả khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông.
AAE-1 có đặc điểm nổi bật cụ thể như sau:
- Dung lượng: 2,5 Tbps.
- Chiều dài: 23.000km.
Tuyến cáp quang biển TVH
TVH là tuyến cáp quang biển do VNPT quản lý và được đưa vào vận hành tháng 11 năm 1995. Đặc điểm của tuyến cáp quang TVH chính là:
- Dung lượng: 560Mb/s.
- Chiều dài: Chưa rõ…
- Kết nối: Việt Nam và Thái Lan và Hong Kong
Vậy là bạn đã cùng với Bizfly Cloud tìm hiểu xong cáp quang biển là gì? Hiện nay cáp quang biển và việc bảo vệ cáp quang biển đang là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Ý thức được vai trò của hệ thống cáp quang biển sẽ góp phần làm cho con người có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về tầm quan trọng của nó. Từ đó góp phần loại bỏ những việc làm tiêu cực ảnh hưởng đến cáp quang biển do con người gây ra như việc trộm cắp hoặc vô tình làm đứt cáp bởi các loại tàu thuyền hoạt động biển.
Hy vọng bài viết có thể mang đến những thông tin bổ ích cho bạn. Cảm ơn và chúc bạn thành công.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud