7 tuyệt chiêu khắc phục lỗi 500 Internal Server Error nhanh chóng
Bạn đang phát điên vì website của mình bỗng nhiên gặp lỗi 500 Internal Server Error? Lỗi Error 500 này có thể gây thiệt hại nặng nề vì khách hàng không thể truy cập được vào trang web của bạn. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, làm sao để khắc phục lỗi 500 Internal Server Error một cách nhanh chóng, hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu vấn đề nhé!
500 Internal Server Error là lỗi gì?
Đây là một trong những lỗi thường xuyên xuất hiện với các website được xây dựng trên nền tảng WordPress. 500 Internal Server Error là một lỗi với mã trạng thái HTTP 500, xuất hiện khi server máy chủ của trang web gặp trục trặc và không thể hiển thị thông tin, giao diện web như bình thường cho người truy cập. Điều này khiến khách hàng không thể truy cập được website của bạn và gây thiệt hại là điều tất yếu.
Tùy vào thiết lập của từng website, lỗi 500 này có nhiều cách hiển thị khác nhau như:
Hiển thị lỗi 500 Internal Server Error
- 500 Internal Server Error
- 500
- HTTP Error 500
- 500 Error
- 500. That's an error
- Temporary Error (500)
…
Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi 500 Internal Server Error?
Lỗi 500 Internal Server Error này xuất hiện trên trình duyệt nhưng không cho biết cụ thể nguyên nhân nào gây ra nó, vì vậy khá khó khăn trong việc xác định lý do gây lỗi. Thông thường các vấn đề sau sẽ gây ra lỗi 500: tệp tin .htaccess bị hỏng; lỗi do cài đặt plugins không phù hợp; do bộ nhớ PHP bị cạn kiệt; phiên bản PHP không tương thích; hay do máy chủ bị quá tải… Mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục lỗi khác nhau, nhưng nếu bạn không biết đâu là nguyên nhân thì hãy thử hết tất cả các cách dưới đây nhé. Lưu ý trước khi thực hiện, bạn nên sao lưu dữ liệu để tránh trường hợp website "bay màu" sau khi sửa!
7 Cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error
1. Kiểm tra lỗi file .htaccess
2. Vô hiệu hóa plugins
3. Tăng giới hạn bộ nhớ PHP
4. Thay đổi phiên bản PHP
5. Khôi phục bản backup
6. Tải lên files WordPress gốc
7. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting
1. Kiểm tra lỗi file .htaccess
Nếu tập tin .htaccess có trục trặc thì có thể sinh ra lỗi 500 Internal Server Error. Để khắc phục vấn đề này, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào thư mục gốc code website thông qua FTP. Thư mục này có chứa các file như wp-content, wp-includes… hãy tìm file .htaccess trong đó.
Bước 2: Tiến hành vô hiệu file .htaccess bằng cách đổi tên nó thành một cái tên bất kỳ.
Bước 3: Tạo file .htaccess mới và upload đoạn code sau lên:
# BEGIN WordPress
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule ^index\.php$ - [L]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]
# END WordPress
Bước 4: Tiến hành lưu lại file vừa tạo.
Lúc này mở lại trang web của bạn trên trình duyệt để kiểm tra thành quả. Nếu lỗi HTTP Error 500 vẫn chưa được khắc phục thì phải làm sao? Thì thôi… Thua keo này ta bày keo khác!
2. Vô hiệu hóa plugins
Việc cài đặt hay cập nhật plugins không phù hợp có thể phát sinh lỗi 500 Internal Server Error. Để khắc phục lỗi này bạn thực hiện vô hiệu hóa plugins theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào thư mục gốc code website thông qua FTP.
Bước 2: Lúc này bạn sẽ thấy tệp wp-content, trong tệp này sẽ có mục plugins. Bạn tiến hành đổi tên nó thành một cái tên khác bất kỳ.
Cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error
Bước 3: Tải lại trang web, nếu thấy website không còn lỗi 500 nữa thì plugins chính là nguyên nhân ra gây lỗi.
Bước 4: Bạn đổi tên file plugins trở lại như ban đầu và vô hiệu từng plugin một trong đó (bằng cách đổi tên như trên) để xác định xem plugin nào đang chủ mưu "phá" web của bạn.
Bước 5: Khi đã xác định được plugin lỗi, hãy cài đặt lại nó hoặc tìm một plugin khác thay thế.
3. Tăng giới hạn bộ nhớ PHP
Lỗi 500 Internal Server Error có thể bị gây ra bởi bộ nhớ PHP không đủ và khiến website không thể tải được plugin, nội dung… Do đó, tăng giới hạn bộ nhớ PHP có thể giải quyết được vấn đề. Để thực hiện việc này, bạn thêm nùi code sau vào cuối tập tin .htaccess:
php_value upload_max_filesize 128M
php_value post_max_size 128M
php_value max_execution_time 300
php_value max_input_time 300
php_value memory_limit 256M
Cuối cùng nhớ save file lại và kiểm tra kết quả nhé. Nếu vẫn chưa khắc phục được lỗi 500 này thì hãy tiếp tục thử cách tiếp theo nhé.
4. Thay đổi phiên bản PHP
Phiên bản PHP không tương thích với plugins WordPress cũng có thể làm phát sinh lỗi 500. Để tiến hành thay đổi phiên bản PHP bạn làm như sau: vào hosting control panel và vào phần PHP Configuration. Lúc này bạn sẽ thấy một loạt các phiên bản PHP, hãy lựa chọn một phiên bản khác với bản hiện tại và ấn nút Save.
Đổi phiên bản PHP sửa lỗi 500 Internal Server Error
Tải lại website của bạn và xem thử đã khắc phục được lỗi 500 Error hay chưa. Thử lần lượt với từng phiên bản cho đến khi fix được lỗi. Tuy nhiên, nếu đã tốn công thử mà vẫn không có được "quả ngọt" thì cũng đừng để quả báo bạn nhé. Hãy nhớ quay lại bản PHP ban đầu và tiếp tục thử cách khác để tránh mọi việc tồi tệ hơn.
5. Khôi phục bản backup
Nếu bản backup WordPress của bạn còn hoạt động thì hãy thử khôi phục nó để fix lỗi 500 Internal Server Error. Trước tiên, hãy tiến hành xóa hết tất cả WordPress site files hiện tại. Sau đó upload lại nội dung từ bản backup lên. Tải lại trang web và kiểm tra thành quả lao động của bạn. Nếu vẫn chưa fix được lỗi thì lại tiếp tục thử cách khác nhé.
6. Tải lên files WordPress gốc
Một trong những cách cuối cùng để sửa lỗi 500 Internal Server Error là tải bản WordPress mới về và thay thế các file gốc của website. Trước khi tiến hành thì bạn nhớ sao lưu lại một bản backup WordPress để tránh mất dữ liệu nhé. Sau khi tải bản mới của website về, bạn tiến hành lưu và unzip trên máy. Thực hiện xóa các tệp wp-content và wp-config-sample.php. Cuối cùng tiến hành tải lên các file WordPress gốc và chọn ghi đè lên các file cũ. Nếu các file gốc của website là nguyên nhân gây lỗi 500 thì phương pháp này sẽ giúp bạn giải quyết được nó.
7. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting
Nếu bạn đã quá mệt mỏi vì thử đủ mọi cách lên bờ xuống ruộng vẫn không giải quyết được lỗi 500 Internal Server Error thì hãy liên hệ với nhà cung cập dịch vụ hosting của bạn. Hãy cố gắng trình bày rõ vấn đề mà bạn đang gặp phải cho các nhân viên kỹ thuật để họ tìm ra cách giải quyết nhanh nhất.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về lỗi 500 Error và các cách để khắc phục nó. Đây là một lỗi rất hay gặp với các website trên WordPress, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn khắc phục thành công khi gặp lỗi 500 Internal Server Error này. Hãy theo dõi BizFly Cloud để cập nhật những bài viết mới nhất về công nghệ nhé!
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Những cách khắc phục lỗi "YOUR CONNECTION IS NOT PRIVATE"
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud