5 lý do khiến Phalcon là PHP Framework "đỉnh" nhất

1108
22-10-2020
5 lý do khiến Phalcon là PHP Framework "đỉnh" nhất

Bạn đang muốn xây dựng các ứng dụng web nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn đang tìm một PHP Framework hỗ trợ tốt quá trình phát triển ứng dụng? Phalcon sẽ là một trong những lựa chọn tốt nhất cho bạn. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu sâu hơn về Phalcon nhé…

Vậy Phalcon là gì?

Phalcon là một full-stack PHP Framework (framework đầy đủ thành phần), có mã nguồn mở được viết dựa trên ngôn ngữ lập trình CZephir. Nếu bạn chưa biết PHP Framework là gì thì có thể hỏi thánh "gu gồ" nhé. Có thể hiểu đơn giản PHP Framework là các tập hợp file có sẵn giúp quá trình phát triển ứng dụng diễn ra thuận tiện, lập trình nhanh hơn, tránh phải xây dựng từ đầu. Phalcon được dựa trên kiến trúc MVC (model view controller) với nhiều tính năng như template engine, phân trang, ORM, autoloader… Phalcon xuất hiện từ năm 2012 và được biết đến là PHP Framework đầu tiên có ORM trong ngôn ngữ lập trình C.

Đến nay đã có khá nhiều framework xuất hiện và được sử dụng phổ biến như Laravel, CodeIgniter, Zend… Vậy tại sao Phalcon lại là một trong những lựa chọn tốt nhất? Phải chăng tiêu đề bài viết đang giật tít? Hãy đọc đến "đít" bài để tự đánh giá nhé!

5 lý do khiến Phalcon là một framework đỉnh

Phalcon có khá nhiều ưu điểm so với các framework khác, dưới đây là một vài điểm cộng sương sương của Phalcon:

1. Hiệu suất cao, tốc độ bàn thờ

Có thể nói Phalcon là PHP framework nhanh nhất hiện nay. Đó là nhờ framework này được viết ở dạng PHP module giúp tận dụng bộ nhớ ram, tránh việc đọc framework ở ổ đĩa cứng khi có request tới như các PHP framework khác. Bên cạnh đó, framework này còn được viết dựa trên ngôn ngữ lập trình C giúp tăng tốc độ load trang cho người sử dụng. Chính vì thế mà tốc độ, hiệu năng của Phalcon được đánh giá là cao nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo hình ảnh về kết quả so sánh các framework dưới đây:

phalcon 2

So sánh hiệu năng Phalcon với các framework khác

Rõ ràng Phalcon đã cho các PHP framework khác "ngửi khói" khi nó có thể xử lý hơn 1400 requests trên giây, các framework khác không thể nào sánh bằng…

phalcon 3

So sánh Phalcon với các framework khác

Có thể thấy Phalcon có số files trên mỗi request ít hơn hẳn so với các framework khác, điều này có nghĩa là tốc độ xử lý sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần (lower is better). Có lẽ bạn đã biết (nếu chưa biết thì bây giờ sẽ biết) rằng Laravel là PHP Framework phổ biến nhất hiện nay, nhưng nhìn vào kết quả trên thì rõ ràng là nó "không có cửa" với Phalcon về tốc độ và hiệu năng.

2. Dễ sử dụng

Nhiều bạn chỉ cần nghe đến ngôn ngữ lập trình C là có dấu hiệu "quéo càng", nhưng đừng lo bạn không cần biết ngôn ngữ C vẫn có thể dùng được Phalcon nhé. Bởi lẽ hiếm khi nào chúng ta "động" đến mã nguồn mà chủ yếu chỉ làm việc với các API. Hơn nữa, cấu trúc của Phalcon sau khi cài đặt cũng rất đơn giản và dễ điều chỉnh… 

3. Cài đặt dễ dàng

Phalcon có dung lượng khá nhẹ, chỉ 4mb nên tải về rất nhanh chóng. Đã có tài liệu hướng dẫn cài đặt nên bạn chỉ cần xem và làm theo. Bạn có thể lướt nhẹ xuống dưới để xem chi tiết hơn nhé.

4. Nhiều tiện ích

Phalcon hiển nhiên là một framework đầy đủ nên cung cấp tất cả các tính năng như ORM, caching, controller, template engine… hỗ trợ cho việc lập trình trở nên thuận tiện hơn.

5. Dễ học tập và "nâng trình"

Phalcon có hệ thống tài liệu rất đầy đủ và dễ hiểu, chỉ cần chút tiếng Anh sương sương là bạn có thể học được Phalcon ngay cả khi chưa biết gì. Bạn có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn về Phalcon trên trang chủ phalconphp.com hoặc ở những trang web khác.

Liệu Phalcon có nhược điểm hay không?

Tất nhiên không có thứ gì là hoàn hảo, Phalcon cũng có một số yếu điểm so với các PHP Framework khác. Có lẽ nhược điểm lớn nhất của nó là không hỗ trợ shared hosting, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng sở hữu VPS để khắc phục điểm yếu này. Ngoài ra, khi so sánh với một trong những PHP Framework phổ biến nhất hiện nay là Laravel thì nhiều người cho rằng Phalcon khó học và khó debug lỗi hơn. Phalcon còn yêu cầu quyền root để cài lên server, Laravel thì không như thế…

Cách cài đặt Phalcon trên Windows

Trước tiên bạn lên trang chủ của Phalcon và download về máy phiên bản phù hợp với máy tính của mình. Nếu máy của bạn dùng hệ điều hành Windows, bạn có thể tiến hành cài đặt theo các bước sau: 

Bước 1: copy file php_phalcon.dll vào thư mục với đường dẫn sau: C:\xampp\php\ext. 

Bước 2: vào đường dẫn: C:\xampp\php, mở tệp php.ini và thêm dòng "extension=php_phalcon.dll" vào cuối file đó.

phalcon 4

Cài đặt Phalcon trên Windows

Bước 3: khởi động lại Xampp và kiểm tra kết quả (giả định bạn dùng web service là Xampp).

Trên đây là một vài thông tin cơ bản nhất về Phalcon, đặc biệt là những ưu điểm của framework này khiến nó có tiềm năng "đá đít" các đối thủ khác trong tương lai. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với những bạn đã hoặc đang có ý định học Phalcon, hãy theo dõi website của chúng mình để cập nhật những bài viết bổ ích về công nghệ nhé…

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm:  8 cách khắc phục lỗi 504 gateway time out nhanh chóng

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Phalcon
SHARE