Xu hướng làm việc từ xa tiếp tục gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh đang thúc đẩy tích hợp đám mây như thế nào?

1490
30-07-2020
Xu hướng làm việc từ xa tiếp tục gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh đang thúc đẩy tích hợp đám mây như thế nào?

Trong những năm gần đây, khi một số doanh nghiệp đã chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng hệ thống đám mây và bỏ qua hoặc loại bỏ dần cơ sở hạ tầng tại chỗ, nhiều doanh nghiệp khác lại lựa chọn cách tiếp cận thận trọng hơn bằng việc chỉ tận dụng điện toán đám mây khi công nghệ thực sự mang lại lợi ích mà không có rủi ro đe dọa. Những doanh nghiệp đi theo hướng này thường sử dụng kết hợp cả hệ thống CNTT truyền thống và dịch vụ đám mây trong một phương pháp gọi là đám mây lai. Bizfly Cloud chia sẻ thông tin qua bài viết dưới đây. 

Dịch chuyển đám mây và nhu cầu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT

Các doanh nghiệp theo xu hướng phát triển chung đều có nhu cầu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT của mình. Nhưng trong khi sử dụng một số dịch vụ đám mây để tăng tính linh hoạt cho công việc kinh doanh, họ cũng đã giữ lại một phần công việc trên hạ tầng vật lý, phần lớn là xuất phát từ những lo ngại về bảo mật đám mây. Tuy nhiên, sự xuất hiện của COVID-19 (khi đại dịch nổ ra) đã ảnh hưởng đến cách nhìn của các công ty trong vấn đề này.

Đối với nhiều tổ chức, COVID-19 đã tăng tốc các nỗ lực hiện đại hóa mô hình công nghệ, trong đó có dịch chuyển đám mây. Dù vậy, việc khôn ngoan trong triển khai phần mềm và không hy sinh bảo mật trong nỗ lực mở rộng tài nguyên dựa trên đám mây là rất quan trọng. Đối với các tổ chức duy trì hầu hết hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng vật lý tại chỗ, việc chuyển đổi sang làm việc từ xa có nghĩa là một số quy trình và ứng dụng nhân viên sử dụng sẽ không thể vận hành được. Để khắc phục vấn đề, các công ty bắt đầu từng bước hiện đại hóa mô hình công nghệ và di chuyển nhiều hơn lên đám mây - điều này càng khiến ngành công nghiệp ngày một triệt tiêu dần các công nghệ cố định.

Tuy nhiên, cân nhắc về bảo mật của các giải pháp lúc này trở nên quan trọng. Để giải đáp vấn đề các chuyên gia nhận định: Với cơ sở hạ tầng và cấu hình đám mây phù hợp, hoạt động trong đám mây có thể an toàn hơn mô hình cố định. Lấy ví dụ, các lĩnh vực thiết yếu khi phản ứng với đại dịch, như chăm sóc sức khỏe và dịch vụ công, việc duy trì các tiêu chuẩn và bảo mật cao nhất trong khi sử dụng các công cụ CNTT hiện đại luôn là một thách thức. Đó là lý do chính phủ đã xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật điện toán đám mây cho doanh nghiệp Việt Nam bảo đảm về quy mô, bảo mật, dự phòng. Các nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ tự động giám sát, tuân thủ tiêu chí, cảnh báo thời gian thực và các giải pháp quản trị tích hợp phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có của doanh nghiệp.

BizFly Cloud là nhà cung cấp đám mây đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây của Bộ TT&TT. Hệ sinh thái đám mây do Việt Nam phát triển và làm chủ, cung cấp đa dịch vụ với chi phí thấp nhất. Tham khảo và trải nghiệm miễn phí dịch vụ tại: https://bizflycloud.vn/
Xu hướng làm việc từ xa tiếp tục gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh đang thúc đẩy tích hợp đám mây như thế nào? - Ảnh 2.

Ưu điểm của mô hình đám mây khi so sánh với hệ thống vật lý

Những lợi thế cơ bản đám mây vượt trội hơn mô hình cố định chủ yếu tập trung vào khả năng mở rộng và kết nối mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó là các cam kết an toàn hơn. Dù vậy, các phương tiện truyền thông thường có xu hướng đào sâu, thậm chí thổi phồng các sự cố bảo mật khi chúng xảy ra. Các rủi ro gây ra cho người dùng và doanh nghiệp trên đám mây không biến mất, đặc biệt là khi vẫn tiếp tục xuất hiện các báo cáo vi phạm dữ liệu nguy hiểm.

"Tiếng lành đồn mười, tiếng xấu đồn trăm", do đó, nhận thức chung về bảo mật đám mây thường khá lệch lạc. Thế nhưng hãy chú ý rằng, các tổ chức lớn nhất vẫn đang sử dụng đám mây mỗi ngày và không gặp phải vấn đề gì, như thể việc vi phạm dữ liệu xảy ra thường xuyên không liên quan gì đến đám mây. Mặt tốt của vấn đề là các chiến lược giảm thiểu tương tự như những gì đã được sử dụng có thể giúp giảm rủi ro cả trên đám mây và mô hình cố định. Trong cả hai trường hợp, có những nhà cung cấp dịch vụ sở hữu đủ các tiêu chuẩn để hỗ trợ. Trong cả hai trường hợp, có những công cụ phần mềm có thể hỗ trợ được. Và trong cả hai trường hợp, đã có sẵn 1 loạt các bài học "nhãn tiền" để rút kinh nghiệm. Cuối cùng, những ai tận dụng được các nguồn lực này sẽ có thể di chuyển các ứng dụng sang đám mây với độ tự tin nhất để và tăng tốc những lần di chuyển đó theo thời gian.

Xu hướng làm việc từ xa tăng lên do nhiều yếu tố tác động

Xem xét tác động tiếp theo thúc đẩy việc chuyển đổi có thể còn do sự dần gia tăng của nhu cầu làm việc và tuyển dụng từ xa. Có lẽ không cần nhấn mạnh vấn đề thêm nữa, với những gì trải qua trong thời gian cách ly xã hội do dịch bệnh chưa từng xuất hiện trong lịch sử vừa qua, những doanh nghiệp đã chuyển đổi dám mây và tích hợp các công cụ làm việc linh hoạt đã thích ứng nhanh chóng và thậm chí còn tìm thấy cơ hội trong cuộc khủng hoảng địa cầu này.  

Một thay đổi khác cũng được ghi nhận khi tuyển dụng là ngày càng tăng có nhiều ứng viên từ các vị trí địa lý khác nhau chấp nhận công việc không trong khu vực của họ. Đối với nhà tuyển dụng, họ có thể tìm được người giỏi nhất cho công việc không chỉ là gần nhất.

Vậy đâu là cách tiếp cận tốt nhất cho doanh nghiệp nếu họ muốn giảm phần cố định trong cơ sở hạ tầng và chuyển nhiều khối lượng công việc sang các đám mây hơn.

Xu hướng làm việc từ xa tiếp tục gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh đang thúc đẩy tích hợp đám mây như thế nào? - Ảnh 3.

Di chuyển khối lượng công việc lên đám mây thường diễn ra theo hai giai đoạn và chúng ta thường thấy các công ty thực hiện bước thứ nhất (bước dễ dàng) mà bỏ qua bước thứ hai (phức tạp hơn nhưng có tác động hơn). Ví dụ: máy chủ tại chỗ có thể được di chuyển lên đám mây với sự trợ giúp của nhiều công cụ và nhà cung cấp dịch vụ với thời gian rất ngắn và rất ít gián đoạn hoặc rủi ro, nhưng sẽ không tối ưu hóa được kết quả từ những lợi ích tốt nhất của đám mây trừ khi các tổ chức thực hiện bước tiếp theo. Liệu ứng dụng chạy trên quy mô hạ tầng phù hợp? Việc lưu trữ đã được tối ưu hóa để tận dụng các khả năng lưu trữ đa dạng à tiên tiến của đám mây hay chưa? Cơ sở hạ tầng xung quanh ứng dụng đã được cấu hình để đảm bảo rằng hiệu suất được giám sát và khối lượng công việc được bảo mật? Có rất nhiều lợi ích khi thực hiện bước tiếp theo và các tổ chức nên tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ và phần mềm giúp họ làm điều đó.

Đối với các công ty đang tìm cách chuyển đổi cơ sở hạ tầng CNTT sang đám mây, các nhà cung cấp dịch vụ dạng quản lý - managed service provider (MSP), đồng thời là đối tác của các nhà cung cấp đám mây khác, sở hữu đội ngũ nhân chuyên gia trong lĩnh vực điện toán đám mây, cũng như các công cụ phần mềm quản lý đám mây hiệu quả sẽ giúp việc di chuyển không tốn kém, an toàn và rủi ro thấp. Bản thân các nhà cung cấp đám mây thường có thể hỗ trợ việc kết nối với các đối tác và  cung cấp phần mềm trợ giúp, vì vậy quá trình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Lợi ích khi "thuê ngoài" hệ thống máy chủ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

SHARE