Uat là gì? Tìm hiểu về các tiêu chí và các loại kiểm thử chấp nhận người dùng
UAT trong kỹ thuật và phân ngành là một loại kiểm thử được tiến hành với mục đích xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu của một đặc điểm kỹ thuật hay một hợp đồng cụ thể. Đây là một loại kiểm thử được thực hiện bởi người dùng để họ có thể xác minh được các giải pháp của phần mềm đã thoả mãn được yêu cầu của chính họ.
Vậy UAT là gì? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết về loại kiểm thử này thông qua những phần nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Định nghĩa UAT
UAT (user acceptance test) hay kiểm thử chấp nhận người dùng là loại kiểm thử được thực hiện bởi khách hàng với mục đích xác nhận khả năng làm việc đúng với mong đợi và thoả mãn nhu cầu khách hàng của hệ thống. Hoạt động này thường được thực hiện ở giai đoạn kiểm thử cuối cùng trước khi phần mềm chính thức được đưa vào hoạt động.
Mục đích mà UAT ra đời là để kiểm tra lại sản phẩm đồng thời xác định rằng sản phẩm này thực hiện mọi thứ trong thực tế theo đúng những gì mà nó được thiết kế. Giai đoạn này sẽ được tiến hành kiểm thử trong một môi trường riêng biệt với môi trường phát triển. Sẽ có hai hoặc nhiều người dùng cuối tham gia vào UAT bởi đây là một loại thử nghiệm hộp đen.
Tiêu chí của UAT là gì?
Việc lựa chọn tiêu chí UAT chính xác sẽ giúp đảm bảo sự thành công cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Một vài tiêu chí cơ bản và phổ biến mà bạn cần nắm rõ trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đó là:
- Các hoạt động, chức năng và giao diện của phần mềm có đáp ứng đúng, đủ với các yêu cầu kinh doanh của khách hàng hay không?
- Phần mềm đã được hoàn thiện đầy đủ các thông số kỹ thuật và các mã ứng dụng hay chưa?
- Trước khi tiến hành bước kiểm thử chấp nhận người dùng UAT, phần mềm đã được hoàn thành các bước kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp và kiểm thử hệ thống chưa?
- Trước giai đoạn kiểm thử UAT, hệ thống cần đảm bảo không có bất kỳ khuyết điểm nào quá lớn.
- Tất cả các lỗi được phát hiện trong giai đoạn kiểm thử cần đảm bảo đã được sửa chữa.
- Môi trường kiểm thử UAT luôn phải trong trạng thái sẵn sàng.
- Nhà phát triển phải là người đứng ra đảm bảo rằng hệ thống của mình đã sẵn sàng cho việc thực hiện kiểm thử chấp nhận người dùng.
Ai là người thực hiện UAT
Đúng với tên gọi của nó, kiểm thử chấp nhận người dùng UAT sẽ được thực hiện bởi một trong hai đối tượng là người dùng và khách hàng. Người thực hiện kiểm thử chấp nhận UAT phải là người có những hiểu biết nhất định về các yêu cầu của phần mềm, mục đích kinh doanh và khả năng sử dụng phần mềm tương tự như một người dùng cuối. Bên cạnh đó, họ cũng phải là người có tư duy phân tích các trường hợp và khả năng kết hợp dữ liệu để đảm bảo tính thành công cho khâu kiểm thử UAT.
Các loại kiểm thử UAT
Kiểm thử chấp nhận người dùng UAT bao gồm hai loại phổ biến mà bạn có thể ứng dụng đó là:
- Kiểm thử Alpha: Kiểm thử Alpha thường xảy ra trong môi trường phát triển và được thực hiện bởi các nhân viên nội bộ tham gia phát triển phần mềm. Ngoài nhân viên nội bộ, các nhóm người dùng tiềm năng cũng được phép tiến hành kiểm thử Alpha. Nhóm phát triển có thể dựa trên những phản hồi được thu thập từ người kiểm thử Alpha để khắc phục các vấn đề cần thiết đồng thời cải thiện khả năng sử dụng của phần mềm.
- Kiểm thử Beta: Kiểm thử Beta thường được thực hiện trong môi trường của khách hàng. Loại kiểm thử này có liên quan đến một số thử nghiệm rộng của một nhóm khách hàng có sử dụng hệ thống trong chính môi trường của họ. Những người tham gia kiểm thử Beta sẽ cung cấp cho nhà phát triển các thông tin phản hồi để tiến hành cải tiến sản phẩm. Nếu không có thử nghiệm Beta thì phần mềm sẽ không được tiến hành xác thực và người dùng mua sản phẩm trực tiếp có thể dễ dàng phát hiện ra các lỗi và nhược điểm của nó.
Vì sao kiểm thử UAT quan trọng?
Sản phẩm về cơ bản đã sẵn sàng nhưng vẫn cần đến bước kiểm thử chấp nhận người dùng UAT bởi một số những lý do như sau:
- Thực hiện kiểm thử UAT giúp người dùng xác định được khả năng hoạt động tốt của tất cả các chức năng chính của sản phẩm chứ không chỉ chú trọng vào các button hay các trường.
- Với hai loại kiểm thử Alpha và Beta cùng môi trường thử nghiệm ngay tại nơi sản xuất môi trường và môi trường thực tế, UAT giúp người dùng có thể xác thực được những giá trị lợi ích thực sự mà họ nhận được từ phần mềm.
- Thực hiện kiểm thử chấp nhận người dùng UAT như một cách để người dùng phát hiện ra những lỗi còn sót lại đang tồn tại trong hệ thống. Từ đó, họ có thể gửi lại phản hồi cho phía nhà phát triển để cải thiện sản phẩm và khởi chạy sản phẩm mà không xảy ra bất kỳ lỗi nào.
- Một sản phẩm chức năng không nhất thiết phải là một sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn kinh doanh. Nó cần phải trải qua kiểm thử chấp nhận người dùng UAT để thích ứng được với thực tế.
Quy trình thực hiện UAT
Khi các tiêu chí UAT được thoả mãn, bạn cần ứng dụng quy trình các bước thực hiện UAT dưới đây:
- Phân tích yêu cầu kinh doanh: Xác định và phát triển các kịch bản thử nghiệm, phân tích yêu cầu kinh doanh được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong UAT. Các kịch bản phân tích này sẽ được lấy chủ yếu từ những tài liệu cơ bản sau:
- Các trường hợp cần sử dụng kinh doanh.
- Điều lệ của dự án
- Sơ đồ quy trình kinh doanh
- Tài liệu về yêu cầu kinh doanh.
- Đặc tả các yêu cầu hệ thống.
- Xây dựng kế hoạch UAT: Bản phác thảo chiến lược, kế hoạch kiểm thử chấp nhận người dùng UAT sẽ được sử dụng với mục đích xác minh và đảm bảo khả năng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của ứng dụng. Kế hoạch này sẽ ghi lại đầy đủ các tiêu chí nhập, xuất cho UAT, kịch bản thử nghiệm, cách thức tiếp cận các trường hợp thử nghiệm và thời gian thực hiện thử nghiệm.
- Xác định các kịch bản kiểm thử: Các kịch bản kiểm thử được xây dựng phải liên quan mật thiết đến quy trình kinh doanh cấp cao. Bên cạnh đó, các trường hợp thử nghiệm cũng phải được thiết lập với các bước kiểm tra rõ ràng. Các trường hợp thử nghiệm này phải bao gồm hầu hết các kịch bản UAT.
- Chuẩn bị dữ liệu kiểm tra: Cách tốt nhất để thực hiện bước này là sử dụng các dữ liệu trực tiếp cho UAT. Vì lý do riêng tư và tính bảo mật mà các dữ liệu này sẽ được xáo trộn. Do đó, người thực hiện kiểm thử phải làm quen được với luồng dữ liệu này.
- Chạy và ghi lại kết quả: Bạn cần tiến hành thực hiện các trường hợp thử nghiệm và báo cáo lại lỗi nếu phát hiện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra lại các lỗi đã được sửa. Ứng dụng các công cụ quản lý kiểm tra là cách mà bạn có thể lựa chọn khi thực hiện bước này.
- Xác nhận mục tiêu kinh doanh đã đáp ứng: Người kiểm thử UAT hoặc chuyên viên phân tích nghiệp vụ sau khi kiểm tra UAT cần phải gửi thư tắt. Thử nghiệm UAT sẽ tiến hành phân tích xem sản phẩm có tôn trọng và đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh hay là không.
- Nếu đáp ứng thì sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường.
- Nếu vẫn cần được khắc phục thì sản phẩm sẽ phải trải qua thêm một vòng UAT khác.
Một sản phẩm phần mềm bất kỳ khi không tiến hành kiểm thử chấp nhận người dùng UAT sẽ không được đưa ra thị trường. Bởi chỉ cần một lỗi nhỏ được phát hiện trong phần mềm thì trải nghiệm của người dùng ngay lập tức sẽ bị ảnh hưởng. Và đó luôn là điều mà doanh nghiệp không mong muốn. Do đó, UAT là gì cũng như quy trình thực hiện hay các tiêu chí UAT mà Bizfly Cloud đã chia sẻ chính là những điều quan trọng nhất mà bạn cần hiểu rõ để chắc chắn về những tính năng mà phần mềm có thể đáp ứng thay vì giả định.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud