Toàn cảnh Covid- 19 đẩy mạnh xu hướng điện toán đám mây như thế nào?

3618
30-04-2021
Toàn cảnh Covid- 19 đẩy mạnh xu hướng điện toán đám mây như thế nào?

Một nhà thông thái từng nói rằng, đừng để một cuộc khủng hoảng diễn ra một cách lãng phí. Covid-19 đã làm rung chuyển toàn thế giới, rất nhiều doanh nghiệp giàu kinh nghiệm bị thua lỗ nặng trong khi các doanh nghiệp mới bắt đầu vươn lên. Đại dịch không chỉ thay đổi cách vận hành trong doanh nghiệp, mà còn cả cách điều hành để tồn tại.

Trên toàn cầu, hệ thống giáo dục bắt đầu hoạt động trực tuyến, các bác sĩ thăm khám bệnh nhân cũng thông qua Internet. Thêm vào đó, các chuyên gia tại công ty cũng làm việc tại nhà để mang lại năng suất làm việc cho công ty của họ. Theo một cách nào đó, toàn bộ các công việc trên toàn thế giới hầu như được kết nối với nhau hơn bao giờ hết.

Nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu này dần được gói gọn trở thành một đám mây có viền bạc trong thị trường điện toán đám mây. Đám mây này không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, mà còn giúp người dùng đối phó với các khó khăn quản lý công việc, giải trí, cộng tác và hơn thế nữa.

Chủ đề này sẽ làm sáng tỏ việc các doanh nghiệp áp dụng điện toán đám mây và những mục tiêu tương lai trong kỷ nguyên Covid-19.

Nhưng điều gì khiến các doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây?

Điện toán đám mây mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô kinh doanh của họ, chẳng hạn như:

  • Dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu
  • Khả năng mở rộng và tính linh hoạt
  • Giảm thiểu đầu tư vốn
  • Chất lượng dịch vụ cao hơn
  • Hợp tác an toàn
  • An toàn, bảo mật và tuân thủ các quy định

Các yếu tố này giúp doanh nghiệp xây dựng khả năng phục hồi để điều phối việc kinh doanh trong các cuộc khủng hoảng.

Đại dịch thúc đẩy việc áp dụng Điện toán đám mây như thế nào?

Trong giai đoạn các mối quan hệ dễ bị chia rẽ chưa từng diễn ra, với tư cách là người tiêu dùng, tất cả chúng ta đều thấy được chúng ta đã đấu tranh gay gắt như thế nào để chống lại những hành vi gây giãn cách xã hội. Bằng cách nhanh chóng sử dụng Netflix, Zoom, Twitter, và Slack - các dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng của Amazon Web Services (AWS)

Từ góc độ thị trường, rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng tích cực điện toán đám mây để quản lý liền mạch các hoạt động từ xa bằng cách tạo không gian làm việc ảo. Ngoài ra, chúng còn có thể quản lý lực lượng lao động, lưu trữ các dữ liệu quan trọng về chăm sóc sức khỏe, xử lý sổ sách và thuế, cũng như hỗ trợ số hóa trong các quy trình thủ công.

Toàn cảnh Covid- 19 đẩy mạnh xu hướng điện toán đám mây như thế nào? - Ảnh 1.

Một nghiên cứu của Flexera đã chỉ ra rằng, việc sử dụng tài nguyên từ điện toán đám mây ngày càng gia tăng trong thời kỳ đại. Không chỉ trong các doanh nghiệp lớn mà còn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong 57% số người được thăm dò, có 31% cho rằng mức độ sử dụng chỉ tăng một chút so với kế hoạch, và 26% còn lại cho biết mức sử dụng so với kế hoạch tăng đáng kể.

Các cơ hội trong việc tác động của Covid-19 đối với Điện toán đám mây

CEO của Microsoft, Satya Nadela, gần đây đã nói rằng nhờ vào tác động của Covid-19 mà chỉ trong hai tháng của quý 3, Microsoft đã chứng kiến sự chuyển đổi kỹ thuật số đáng nể trong hai năm. Với một “cách tiếp cận bùng nổ”, ông đã đề cập đến việc áp dụng nhanh chóng bằng cách triển khai nhanh các dịch vụ đám mây.

Theo một nghiên cứu, quy mô về thị trường đám mây dự kiến trong năm 2019 sẽ tăng 233 tỷ USD đến 295 tỷ USD vào năm 2021. Với tốc độ tăng trưởng hằng năm theo tổng hợp (CAGR) là 12,5% trong khung thời gian dự kiến. 

Doanh số bán hàng tăng vọt trong lĩnh vực Thương mại điện tử

Khi xem xét về lĩnh vực Thương mại điện tử, với số lượng các trường hợp mắc Covid-19 gia tăng sau khi nhiều quốc gia cho phép mở cửa giao thương, các thương gia đã nhận thấy sự thay đổi lớn trong thói quen của người tiêu dùng. Việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống trong lúc giãn cách xã hội gây ra những bất cập cho người mua hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, điều này càng khuyến khích họ mua sắm trực tuyến hơn.

Tính đến ngày 31 tháng 5, 27% số người được hỏi tại Hoa Kỳ nói rằng họ mua các sản phẩm vệ sinh trực tuyến thay vì mua trực tiếp ngoài cửa hàng.

Sự gia tăng số lượng người mua sắm trực tuyến trong thời gian Covid-19 đã gây ra “khoảnh khắc bóng đèn” cho các nhà bán lẻ trên toàn cầu. Chuyển việc kinh doanh truyền thống của họ sang nền tảng trực tuyến. Bên cạnh đó, các chủ cửa hàng kinh doanh trên Thương mại điện tử cũng được thúc đẩy nâng cấp các ứng dụng của họ. Áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tăng doanh số bán hàng vào năm 2020, làm hài lòng khách hàng và cung cấp sản phẩm kịp thời hơn.

Việc áp dụng điện toán đám mây giúp người bán dễ dàng nâng cấp hoặc giảm quy mô kinh doanh của họ. Không chỉ giúp người bán giảm chi phí sản phẩm và dịch vụ, mà còn tạo điều kiện cho các công ty mới phát triển. Đối với người tiêu dùng, điện toán đám mây cung cấp trải nghiệm mua sắm dễ dàng, giao hàng mọi lúc mọi nơi, thanh toán trực tuyến thay vì dùng tiền mặt và nhiều tính năng hơn thế nữa.

Tốc độ tăng trưởng doanh số trên Thương mại điện tử đang bùng nổ trong thời kỳ Covid-19. Chắc chắn rằng chúng sẽ còn vượt trội hơn vào hậu Covid-19 và do đó, sự phát triển của thị trường điện toán đám mây vẫn sẽ gia tăng.

Áp dụng điện toán đám mây giữa các doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp (các tổ chức với hơn 1000 nhân viên) đang lựa chọn công nghệ điện toán đám mây do nhiều ưu điểm của nó.

Trong một cuộc khảo sát với 750 người, những người được yêu cầu chia sẻ những hiểu biết của họ về những gì đã thúc đẩy họ chuyển đổi tổ chức của mình sang nền tảng điện toán đám mây. 73% số người cho biết hiệu quả chi phí là nguyên nhân chính để họ lựa chọn việc chuyển đổi này. Và 61% cho rằng họ có thể di chuyển nhiều khối lượng công việc hơn khi sử dụng nó.

Dịch vụ đám mây công cộng được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng phổ biến nhất với tỷ lệ chia sẻ hơn 61%. Nói về các nhà cung cấp dịch vụ này cho các doanh nghiệp, tính ưu việt phải kể đến là Amazon, Microsoft và Google so với các đối thủ như Alibaba Cloud, IBM Cloud và Oracle Cloud. Amazon Web Services giữ vị trí đầu tiên với tỷ lệ ứng dụng là 76%, tiếp theo là Microsoft Azure với tỷ lệ ứng dụng là 69%, và Google Cloud giữ vị trí thứ ba với 34%.

Số liệu thống kê dưới đây mô tả thứ tự các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng được các doanh nghiệp áp dụng cho đến thời điểm hiện tại vào năm 2020.

Tỷ lệ áp dụng điện toán đám mây của các doanh nghiệp năm 2020 dự kiến sẽ tăng hơn so với năm ngoái. Dựa trên các xu hướng hiện có, 59% doanh nghiệp mong đợi việc sử dụng công nghệ đám mây sẽ vượt quá kế hoạch trước đó do Covid-19.

Sự gia tăng của các dịch vụ phát video trực tuyến

Một ước tính cho thấy tại Mỹ trong năm nay, thời gian trung bình dành cho một nội dung video OTT sẽ vượt quá 62 phút mỗi ngày, tăng 23% so với năm 2019. Cùng với đó, Netflix xếp hạng đầu tiên, thời gian trung bình dành cho các video OTT vượt quá 30 phút mỗi ngày tại Mỹ vào năm 2020, tăng 16% so với năm 2019. 

Với hầu hết những người đang ở nhà, sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong các dịch vụ phát video trực tuyến đã làm cho thị trường đám mây được mở rộng.

Chuyển đổi sang văn hóa làm việc tại nhà

Nhiều công ty IT và ITES đang có kế hoạch lựa chọn các phương án làm việc tại nhà lâu dài. Ví dụ, Twitter đã thông báo về cơ hội làm việc lâu dài tại nhà cho nhân viên của mình.

Dựa vào viễn cảnh hiện tại, nhu cầu về việc liên minh hợp tác trên Internet để kêu gọi phát triển mạnh mẽ các tính năng đi kèm của dịch vụ đám mây đang tăng lên. Việc gia tăng sử dụng các giải pháp SaaS để hỗ trợ lực lượng lao động từ xa cũng góp phần tăng trưởng thị trường.

Không chỉ các công ty CNTT, mà ngành tài chính cũng đang tăng tốc áp dụng các giải pháp kế toán đám mây dựa trên SaaS .

Xu hướng của doanh nghiệp nhỏ đối với dịch vụ đám mây

Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã thể hiện sự quan tâm đến việc áp dụng dịch vụ đám mây. Khối lượng công việc chính của họ chạy trên các đám mây công cộng (43%) so với đám mây riêng (35%). AWS là dịch vụ đám mây công cộng được ưa chuộng.

Toàn cảnh Covid- 19 đẩy mạnh xu hướng điện toán đám mây như thế nào? - Ảnh 3.

Trong thời kỳ Covid-19, hiệu quả trong chi phí và bảo mật dữ liệu mà dịch vụ đám mây cung cấp giúp các doanh nghiệp không cần thuê nhân viên đã qua đào tạo. Nó dần trở thành nhu cầu hằng ngày của nhiều doanh nhân đang kinh doanh nhỏ lẻ.

Sự lựa chọn ưu tiên của Chính phủ

Theo Gartner , 50% tổ chức Hoa Kỳ đang tích cực sử dụng dịch vụ đám mây. Cả đám mây riêng và đám mây công cộng đều đang được các cơ quan chính phủ thông qua. Cùng với đó, các dịch vụ đám mây công cộng đang phát triển ở mức hai con số.

Đến năm 2021, dự báo chi tiêu sẽ tăng trưởng trung bình 17,1%. Các cơ quan chính phủ nhận thấy việc tiết kiệm chi phí hiệu quả và dịch vụ giao hàng là những động lực chính thúc đẩy việc áp dụng điện toán đám mây trong chính phủ.

Sự tăng trưởng của việc áp dụng điện toán đám mây trong ngành Fintech

Giống như nhiều doanh nghiệp đang trải qua suy thoái kinh tế, ngành công nghiệp Fintech đã phải  trải qua những cú sốc tài khóa. Thị trường chứng khoán cũng bị sụt giảm trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Khi mọi thứ tạm dừng trong một thời gian, ngành tài chính đã thay đổi chiến thuật ở cấp độ toàn cầu. Họ đã tăng tốc việc áp dụng điện toán đám mây bằng cách cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng trên điện thoại, tăng ứng dụng thanh toán trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động để giảm tiếp xúc xã hội.

Xu hướng thay đổi trong Sổ sách kế toán

Sổ sách kế toán đã phát triển cùng với sự thay đổi xu hướng công nghệ. Phần mềm kế toán truyền thống đang được công nghệ đám mây tiếp quản. Trong thời gian dịch bệnh, làm việc tại nhà được xem là một xu hướng làm việc mới, nhiều nhân viên kế toán hiện đang sử dụng phần mềm kế toán trên dịch vụ đám mây.

Trong khi nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động, việc sử dụng các phần mềm dựa trên công nghệ đám mây giúp những người làm sổ sách tiết kiệm được khối lượng công việc của họ và công việc kinh doanh cho cấp trên của họ. Nhiều ứng dụng kế toán có sẵn giúp các doanh nghiệp tạo ra tác động đến khách hàng của họ. Nhu cầu để tiếp tục hoạt động kinh doanh đã thúc đẩy các doanh nhân lựa chọn công nghệ đám mây.

Bất kể họ đang ở múi giờ nào, công nghệ đám mây luôn cho phép các kế toán, nhà quản lý và người ghi sổ sách theo dõi được tình hình tài chính trong doanh nghiệp của họ. Mang lại sự hợp tác công việc dễ dàng và truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi với tính bảo mật cao.

Áp dụng công nghệ đám mây trong ngành thuế

Nhiều công ty đang lựa chọn các giải pháp tuân thủ thuế dựa trên công nghệ đám mây để giải quyết các tình huống xấu trong Covid-19. Cả doanh nghiệp nhỏ và lớn đều đang cân nhắc lựa chọn cách tiếp cận kỹ thuật số vì chúng mang lại lợi ích giảm thiểu rủi ro và tính linh hoạt.

Kể từ khi Covid-19 xảy ra trong mùa khai và trao đổi thuế ở nhiều quốc gia, các chuyên gia thuế trên toàn cầu được thúc đẩy để chọn các giải pháp dựa trên công nghệ đám mây. Nhằm cung cấp các giải pháp thuế hiệu quả cho khách hàng của họ. Cách tiếp cận này không chỉ cho phép quy trình khai thuế nhanh hơn, mà còn cho phép các chuyên gia thuế đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả về chi phí và đáng tin cậy nhất.

Các chuyên gia đang có xu hướng chuyển sang phần mềm thuế dựa trên công nghệ đám mây mà sau Covid-19, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển.

Sự thay đổi mô hình trong ngành Giáo dục

Theo một nghiên cứu , dự kiến sự tăng trưởng của điện toán đám mây trong giáo dục sẽ được theo dõi từ 8,13 tỷ USD năm 2016 lên 25,36 tỷ USD vào năm 2021. Và, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến là 25,6%.

Nhưng với đại dịch, tốc độ áp dụng dường như tăng lên so với tỷ lệ dự kiến. Với sự cố giãn cách xã hội bất ngờ, các tổ chức giáo dục đã bị đóng cửa hoàn toàn, bao gồm các trường học, cao đẳng và đại học, ở nhiều khu vực trên thế giới.

Tuy nhiên, nền giáo dục không dừng lại nhờ vào công nghệ đám mây nhân tạo. Mặc dù các trường đại học lớn đã hoạt động lại trên mô hình đám mây để cung cấp trải nghiệm học eLearning. Nhưng đại dịch đã khiến nhiều sinh viên đang học tập tại trường phải học thông qua các nền tảng trực tuyến. Điều này dẫn đến việc mở rộng thị trường đám mây. Nhiều tổ chức giáo dục đại học đang đầu tư vào các dịch vụ điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu của họ về hệ thống quản lý quá trình học tập trực tuyến của sinh viên.

Điện toán đám mây đã được chứng minh là một lợi thế giúp các tổ chức giáo dục đưa tất cả mọi người vào một lớp học ảo, chuyển đổi quá trình học tập. Hỗ trợ khái niệm 'học tập ngoài lớp học', các nhà cung cấp điện toán đám mây chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển sau Covid-19.

Công cụ hiệu quả trong ngành Y tế

Ngành Y tế đã phải đối mặt với những thách thức lớn vào năm 2020. Với số lượng bệnh nhân Coronavirus tăng lên từng ngày, dữ liệu phát sinh đã tăng nhiều hơn trước. Tương tự như vậy, việc thu thập dữ liệu bệnh nhân, quản lý và lưu trữ nó một cách an toàn là một thách thức lớn đối với các chuyên gia Y tế. Tuy nhiên, điện toán đám mây được cho là vị cứu tinh cho ngành này.

Điện toán đám mây đã mang lại những lợi ích to lớn giúp các chuyên gia y tế tiếp tục cung cấp dịch vụ từ xa một cách an toàn, ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Sự kết nối liền mạch của công nghệ đám mây giúp các chuyên gia y tế dễ dàng chia sẻ dữ liệu bệnh nhân với các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác, cho phép họ cung cấp các dịch vụ tốt hơn.

Bên cạnh đó, việc ngành y tế áp dụng công nghệ làm gia tăng số hóa và GDP. Điều này giúp hiện đại hóa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, góp phần tạo nên sự tăng trưởng thị trường.

Hiện tại, Bắc Mỹ đứng đầu danh sách thị trường đám mây về y tế do sự xuất hiện lượng bệnh nhân khổng lồ, các công ty lớn trong lĩnh vực kỹ thuật và y tế. Với việc ngày càng nhiều tổ chức lựa chọn công nghệ đám mây trên toàn cầu trong cuộc khủng hoảng Covid-19, thị trường đám mây về y tế chắc chắn sẽ bùng nổ với tốc độ nhanh chóng. Và, điện toán đám mây, cùng với AI và máy móc tiên tiến sẽ tạo nên những bệnh viện thông minh.

Tóm lại, Covid-19 là một chất xúc tác để tăng phạm vi cơ hội áp dụng công nghệ đám mây trong mỗi ngành. Mang lại sự chuyển đổi kỹ thuật số mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Những thách thức chính trong việc áp dụng điện toán đám mây

Giống như bất kỳ việc áp dụng công nghệ nào, việc triển khai điện toán đám mây đi kèm với một loạt rủi ro và thách thức nổi bật bao gồm:

Quản lý chi phí điện toán đám mây - Áp dụng văn hóa điện toán đám mây cho doanh nghiệp chắc chắn là động thái tốt nhất. Tuy nhiên, việc đáp ứng các nhu cầu phù hợp của doanh nghiệp có thể sẽ tốn kém chi phí.

Thiếu chuyên môn – Một trở ngại khác đó là lỗ hổng kỹ năng của nhân viên trong việc thích ứng với công nghệ đám mây.

Toàn cảnh Covid- 19 đẩy mạnh xu hướng điện toán đám mây như thế nào? - Ảnh 4.

Chuyển đổi sử dụng điện toán đám mây - Việc chuyển đổi các ứng dụng trên công nghệ đám mây có thể khó khăn. Theo một cuộc khảo sát của Velostrata, hơn 95% công ty đang thực hiện chuyển đổi sang công nghệ này và hơn một nửa trong số họ cảm thấy khó khăn hơn mong đợi.

Tính bảo mật - Lưu trữ thông tin kinh doanh nhạy cảm có thể là thách thức lớn nhất. Đó là lý do tại sao cần phải kiểm tra sự tuân thủ và luật bảo mật trong khi tuyển dụng.

Điều quan trọng là phải có một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây đáng tin cậy có thể giúp bạn cung cấp các giải pháp nhanh chóng, đáng tin cậy và hiệu quả về chi phí để vận hành điện toán đám mây thành công.

Những suy nghĩ cuối cùng về việc áp dụng điện toán đám mây

Nếu bạn hỏi tôi, bạn có nên tiếp cận điện toán đám mây không? Câu trả lời là 'Có' vì nó đã thành công trong việc cung cấp các lợi ích về tính linh hoạt (37%), khắc phục khủng hoảng (38%) và giảm bớt công việc của nhân viên CNTT (36%).

Với một số lượng lớn các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhỏ, xí nghiệp, công nghiệp fintech, giải trí, giáo dục,... chuyển sang mô hình điện toán đám mây để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm nâng cao và thống nhất, tỷ lệ áp dụng toàn cầu chắc chắn đang tăng lên so với những năm trước.

Năm 2019, Mỹ đã giành vị trí dẫn đầu khi chi 124,6 tỷ USD cho điện toán đám mây. Trước đó là Trung Quốc đầu tư 10,5 tỷ USD, Anh chi 10 tỷ USD, Đức chi 9,5 tỷ USD và Nhật Bản chi 7,4 tỷ USD.

Vào năm 2020, cuộc khủng hoảng toàn cầu đã tiếp thêm dầu vào ngọn lửa áp dụng điện toán đám mây, khiến các nhà đầu tư chi tiêu nhiều hơn vào thị trường này. Ví dụ, Alibaba Cloud có trụ sở tại Trung Quốc, Hangzhou, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ đám mây hàng đầu ở châu Á, đã tuyên bố đầu tư 28 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng đám mây của mình trong 3 năm tới.

Biến khủng hoảng thành cơ hội, áp dụng các chiến lược điện toán đám mây để đối phó với thách thức. Lần Covid-19 này chắc chắn đã tạo ra một làn sóng cho việc áp dụng điện toán đám mây trên toàn cầu.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

Theo BizFly Cloud

SHARE