Đổi mới dịch vụ điện toán đám mây đang thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh số ở Châu Á - Thái Bình Dương

1116
30-04-2021
Đổi mới dịch vụ điện toán đám mây đang thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh số ở Châu Á - Thái Bình Dương

Giống như nhiều lĩnh vực khác trên toàn cầu, các tổ chức có tư duy tiến bộ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang tự mình đổi mới với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh doanh số. Khi các hoạt động kinh tế trở lại ở mức trước đại dịch COVID, những nhà lãnh đạo có tầm hiểu biết này đang xây dựng các mô hình kinh doanh có sự hỗ trợ của công nghệ.

Theo nghiên cứu thị trường mới nhất của International Data Corporation (IDC), điện toán đám mây đã trở thành nền tảng cốt lõi trọng tâm trong việc kinh doanh công nghệ mới này. Điều này dẫn đến mức tăng trưởng chi tiêu cho các dịch vụ public cloud ở Châu Á - Thái Bình Dương trên 38% tức 36,4 tỷ USD vào năm 2020.

“Các dịch vụ đám mây đã giải quyết rất nhiều những thách thức về quản lý chi phí trong đại dịch COVID-19. Các dịch vụ và công nghệ đám mây là cơ sở cho sự ra đời nhanh chóng của các dịch vụ số mới, nhằm hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa cũng như khách hàng trực tuyến. Chính tốc độ triển khai và chi phí trả trước thấp đã giúp giải quyết điều đó”, Chris Morris, phó chủ tịch tại IDC cho biết.

Phát triển thị trường điện toán đám mây

Cơ sở hạ tầng đám mây dưới dạng dịch vụ (IaaS) đã đóng góp hàng đầu vào tổng chi tiêu cho công nghệ public cloud trong năm 2020, chiếm khoảng 48% tổng đầu tư vào dịch vụ này. Dự kiến đây sẽ vẫn là mức chi tiêu cao nhất trong suốt giai đoạn dự báo 2021-2024.

Chi tiêu về các dịch vụ hạ tầng Infrastructure-as-a-services (IaaS) trên mảng điện toán, lưu trữ và mạng sẽ vẫn ổn định trong suốt giai đoạn dự báo, trong đó điện toán chiếm tỷ trọng lớn về chi tiêu, sau đó là lưu trữ. Phần mềm cho dịch vụ Software-as-a-services (SaaS), được xác định lớn thứ hai về chi tiêu cho điện toán đám mây, với thị phần khoảng 40%. Tiếp theo là nền tảng dịch vụ Platform-as-a-services (PaaS) với 11% thị phần vào năm 2020. Phần lớn chi tiêu của SaaS đến từ các doanh nghiệp hay trả tiền cho các ứng dụng lưu trữ trên đám mây. Software Applications và System Infrastructure Software (SIS) cũng đang đóng góp vào chi tiêu của SaaS.

Điều này dự kiến sẽ còn phát triển hơn nữa khi doanh nghiệp tận dụng các giải pháp SaaS bao gồm: cộng tác, năng suất và bảo mật CNTT, nhằm hỗ trợ 'làm việc từ xa' và 'lực lượng lao động. Chi tiêu PaaS sẽ được dẫn đầu bằng Phần mềm Quản lý Dữ liệu, ghi nhận tốc độ CAGR trong 5 năm là 41,2% trong giai đoạn 2019-2024.

IDC kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục tập trung vào khả năng mở rộng kinh doanh, tăng hiệu suất, cải thiện bảo mật và tối ưu hóa hoạt động CNTT. Tất cả nhằm tạo ra khả năng phục hồi kinh doanh và hạn chế chi phí cơ sở hạ tầng tại nơi làm việc. Hơn nữa, các lợi ích bảo mật dựa trên đám mây đang tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp trong khu vực chuyển sang cung cấp dịch vụ public cloud.

Về dự báo tăng trưởng trong ngành, Dịch vụ chuyên nghiệp (15% thị phần), Ngân hàng và Sản xuất riêng lẻ (khoảng 10% thị phần). Đây là ba ngành đứng đầu chiếm 1/3 tổng chi tiêu cho các dịch vụ public cloud trong suốt giai đoạn dự báo 2021-2024.

Tuy nhiên, do tăng cường tập trung vào các tác động bên ngoài và trải nghiệm khách hàng, nên Dịch vụ Xây dựng và Chuyên nghiệp sẽ đạt mức tăng trưởng chi tiêu public cloud lần lượt là 39% và 35%. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất so với tốc độ CAGR trong 5 năm. Về tăng trưởng phân khúc thương mại, các doanh nghiệp rất lớn sẽ chiếm 37,1%,  doanh nghiệp lớn với 20,8%, và doanh nghiệp vừa sẽ chiếm khoảng 30,2%. Ba phân khúc này chiếm tổng chi tiêu cho public cloud năm 2020 của Châu Á - Thái Bình Dương.

Cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cho thấy mức tăng trưởng đầu tư vào đám mây nhanh nhất trong giai đoạn dự báo là khoảng 34%. Các phân khúc này là những tổ chức bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch toàn cầu, với mong muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh, phục hồi và tăng trưởng kỹ thuật số mới.

Triển vọng tương lai trong việc áp dụng các dịch vụ public cloud

Từ góc độ địa lý, Trung Quốc là thị trường lớn nhất về dịch vụ public cloud vào năm 2020, với khoản đầu tư là 19,4 tỷ USD, chiếm khoảng 53,4% tổng châu Á - Thái Bình Dương. Nhờ vào các sáng kiến bổ sung từ chính phủ và sự hiện diện của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây trong nước, mà sự cởi mở của các doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ đám mây đang thúc đẩy tiếp tục áp dụng và tăng trưởng.

Úc (5,2 tỷ USD) và Ấn Độ (3,5 tỷ USD) sẽ lần lượt ở vị trí thứ hai và thứ ba về cơ sở hạ tầng đám mây và chi tiêu cho dịch vụ trong khu vực. Việc ứng dụng nhanh chóng trong doanh nghiệp và sự hiện diện của các nhà cung cấp public cloud cao cấp trên toàn cầu đã thúc đẩy các nước trên tham gia vào thị trường đám mây. 

Điều đó cho thấy xu hướng điện toán đám mây ở khu vực này sẽ thúc đẩy - phản ánh - đến các khu vực khác khi nền kinh tế sau đại dịch được phục hồi. Các tổ chức đang phát triển mạnh cũng sẽ đẩy nhanh chương trình chuyển đổi kỹ thuật số. Do đó, các CIO và CTO có tư duy tiên tiến sẽ có cơ hội gây ảnh hưởng hơn nữa đến các chiến lược tăng trưởng kinh doanh số.

Theo BizFly Cloud chia sẻ

BizFly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI… Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo BizFly Cloud Server có thể truy cập tại đây.


SHARE