System Engineer là gì? Kỹ năng và tố chất để trở thành một System Engineer
Quá trình quản lý công nghệ thông tin của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng với các nhiệm vụ khác nhau trong từng môi trường cụ thể, thường được gọi là System Engineer. Vậy System Engineer cụ thể là gì, cách kỹ năng và tố chất chuyên môn nào cần có để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc về System Engineer.
System Engineer là gì?
System Engineer là một trong những quá trình bao gồm toàn bộ công việc xác định vấn đề dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, kỹ sư phần mềm còn phát triển các giải pháp để đánh giá lại quá trình thực hiện. System Engineer đóng vai trò quan trọng trong việc giảm hiệu suất làm việc của một hệ thống và đưa ra các đánh giá cho từng giai đoạn hoạt động một cách liên tục. Điều này giúp các vấn đề liên quan đến hệ thống công nghệ của doanh nghiệp được giải quyết triệt để.
Các kỹ năng của System Engineer
System Engineer là một công việc tương đối phức tạp nên cần có các kỹ năng cần thiết để xử lý được công việc một cách tốt nhất:
- Kỹ năng giao tiếp tốt nhằm đảm bảo phối hợp với các phòng ban, mô tả vấn đề và đưa ra các thảo luận để giải quyết lỗi phần mềm hiệu quả.
- Kỹ năng quản trị tốt là yêu cầu bắt buộc đối với các System Engineer. Bạn phải thường xuyên làm việc với nhiều lĩnh vực và các đầu việc khác nhau trong hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, kỹ năng quản trị tốt giúp bạn sẽ hoàn thành công việc hiệu quả, sắp xếp các đầu việc linh hoạt hơn.
- Kỹ năng xử lý xung đột, phân tích và ra quyết định để đạt được các kết quả tốt nhất.
- Kỹ năng về System Engineer như thông tin, bảo mật và tích hợp.
- Bên cạnh đó cần có một số kỹ năng quan trọng khác mà bạn cần đáp ứng như toán học, phát triển ứng dụng và phần mềm hệ thống.
- Khả năng làm việc dưới áp lực cao và chuyên nghiệp với đa tác vụ.
Chuyên ngành phổ biến của System Engineer
System Engineer là một trong những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số chuyên ngành phổ biến của System Engineer:
Kỹ thuật hậu cần
Đây là một trong những lĩnh vực thuộc cấp độ cơ bản trong doanh nghiệp. Kỹ thuật hậu cần thực hiện xử lý các công việc liên quan đến phân phối những loại hàng hóa thành phẩm. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ thiết kế, thực hiện những phương pháp mới cho từng giai đoạn của quy trình lưu trữ, phân phối và vận chuyển hàng hóa đến người dùng. Công việc kỹ sư hậu cần có thể dễ dàng tìm kiếm được trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và tiêu dùng.
Kỹ thuật hệ thống phần mềm
Đây là lĩnh vực liên quan đến thiết kế và phát triển các hệ thống phần mềm phức tạp. Người làm kỹ sư hệ thống phần mềm cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo quá trình thực hiện dự án diễn ra suôn sẻ, hạn chế tối đa các rủi ro.
Kỹ thuật sinh học
Các kỹ sư sinh học chịu trách nhiệm thiết kế và tạo ra những điều kiện cần & đủ cho các hệ thống liên quan đến môi trường tự nhiên. Đây là một trong những công việc về quản lý thực hành và bảo tồn tài nguyên, hỗ trợ phát triển hệ thống chế biến, thực hiện phân tích hệ thống xử lý chất thải và nhiều công việc liên quan khác.
Kỹ thuật hệ thống phát triển các sản phẩm
Các kỹ thuật hệ thống phát triển thực hiện việc phân tích và cập nhật hệ thống phát triển sản phẩm, giúp duy trì tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, họ cũng có vai trò hỗ trợ các hệ thống loại bỏ những vấn đề tồn đọng, từ đó đưa ra phương pháp làm việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Kỹ thuật hệ thống giao thông
Hầu hết các kỹ sư hệ thống giao thông sẽ có nhiệm vụ tương tự với các kỹ sư dân dụng. Họ cũng chịu trách nhiệm thiết kế, bảo trì kỹ thuật và phát triển các hệ thống giao thông ở mọi giai đoạn. Không chỉ vậy, họ còn là người chịu trách nhiệm phát triển các phương án bảo trì giao thông, lên kế hoạch sơ tán khẩn cấp, thiết lập hệ thống cảnh báo dành cho khách du lịch,...
Tố chất cần có để làm System Engineer
Nếu bạn đang phân vân không biết mình có thể trở thành một System Engi không, hãy chú ý các tố chất cần thiết dưới đây:
- Chăm chỉ và chủ động học hỏi cái mới: Một System Engineer cần làm việc với nhiều bộ phận và các lĩnh vực khác nhau. Do đó, bạn cần học hỏi, tìm tòi các kiến thức mới ở nhiều luồng khác nhau. Muốn nhanh và hiệu quả, các System Engineer cần tối ưu hoá hệ thống hiện tại của chính mình. Bạn có thể học hỏi kiến thức từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là trong quá trình làm việc nhóm với các mảng như System, Frontend và Backend, Data, IOS,...
- Khả năng tổng quát hoá: Khi nhận bất cứ request nào từ phía khách hàng, bạn cần biết cách khái quát hoá vấn đề và đưa ra các phương hướng giải quyết như thế nào là tốt nhất. Do yêu cầu đến từ phía khách hàng, Developer rất chi tiết nên bạn buộc phải quản lý tốt và biết cách tổng quát hoá để đưa ra phương hướng phù hợp nhất.
Công việc của System Engineer trong công ty
Một System Engineer thường làm việc với một nhóm chuyên gia công nghệ thông tin để thiết kế, cài đặt cũng như duy trì mạng máy tính, quản lý phần cứng, phần mềm hoặc hệ thống. System Engineer có nhiều công việc khác nhau, tập trung thành các nhóm chính như sau:
- Giám sát quá trình lắp đặt và phát triển cơ sở hạ tầng mạng và máy tính mới cho các phòng ban.
- Nghiên cứu, phân tích đánh giá một loạt công nghệ có sẵn và chọn các giải pháp tốt nhất.
- Xây dựng, thiết lập các hệ thống giám sát trong mạng hiện có nhằm mục đích hạn chế tối đa lỗi và đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
- Cài đặt và cấu hình các hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm cho hệ thống của doanh nghiệp.
- Thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo hệ thống thông tin được bảo mật tối ưu và sao lưu dữ liệu hiệu quả.
- Dự báo các vấn đề tiềm ẩn hoặc tắc nghẽn mạng và có thể xác định các phương án khả thi giải quyết tốt vấn đề.
- Trao đổi hiệu quả với nhân viên công nghệ thông tin, phối hợp cùng giải quyết vấn đề để đảm bảo quá trình thiết lập hệ thống diễn ra suôn sẻ.
- Liên lạc với các nhà quản lý phân phối và giữ cho các bên ảnh hưởng cập nhật với các thay đổi từ hệ thống mạng.
- Yêu cầu phần cứng tuỳ chỉnh cũng như giám sát sự phát triển cho các phần mềm của công ty.
- Lập kế hoạch và triển khai quy trình tự động hóa hệ thống dựa theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Duy trì, thực hiện giám sát hàng tồn kho, xây dựng và thiết kế các công cụ bảo mật tại chỗ nhằm duy trì an toàn tối đa cho cơ sở dữ liệu.
- Báo cáo kịp thời để đảm bảo mảng nhật ký trong hệ thống công nghệ doanh nghiệp phản ứng nhanh với bất cứ trục trặc nào.
Một số chứng chỉ System Engineer nên có
Một System Engineer cần có các chứng chỉ sau để đảm bảo năng lực làm việc:
- Microsoft Certified Systems Engineer (MCSE) là chứng chỉ cao cấp nhất thuộc hệ thống chứng chỉ quản trị máy chủ Microsoft. Chứng chỉ công nhận các kỹ năng chuyên sâu về thiết kế, thực thi hay duy trì, bảo mật hạ tầng Active Directory cùng với các dịch vụ chat Windows Server. Chứng chỉ này là một trong những yêu cầu hàng đầu của các công ty đa quốc gia trong quản trị và vận hành hệ thống công nghệ doanh nghiệp trên hệ điều hành Windows.
- Cisco Certified Network Associate là một chứng chỉ công nghệ thông tin quốc tế do Cisco Systems cung cấp. Cisco Certified Network Associate được đánh giá là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới theo nghiên cứu của tạp chí Certified Magazine.
- Certified Information Systems Security Professional (CISSP) là chứng chỉ cao cấp dành riêng cho các chuyên gia về bảo mật với các kỹ năng thiết kế, triển khai và quản lý chương trình an ninh mạng cấp doanh nghiệp. Nó được cung cấp bởi Hiệp hội Chứng nhận Bảo mật Hệ thống Thông tin Quốc tế (International Information System Security Certification Consortium), tập trung vào chứng nhận và đào tạo các chuyên gia an ninh mạng.
Vai trò của System Engineer đang trở nên cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Hiểu rõ System Engineer là gì, nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết giúp bạn có những bước chuẩn bị cần thiết nếu muốn làm việc trong lĩnh vực này.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud