Frontend là gì? Điểm khác nhau giữa lập trình Frontend và Backend

1620
11-05-2022
Frontend là gì? Điểm khác nhau giữa lập trình Frontend và Backend

Frontend và Backend là hai khái niệm quen thuộc với dân công nghệ và có vai trò quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Mỗi vị trí công việc lại yêu cầu các kiến thức, kỹ năng khác nhau và cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể. 

Trên thực tế, người dùng thường bị nhầm lẫn về các công việc của hai khái niệm này. Bài viết dưới đây Bizfly Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Frontend là gì, Backend là gì, các điều kiện cần để làm việc và điểm giống- khác nhau giữa chúng. 

Frontend là gì?

Trước hết, hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu về khái niệm và các điều kiện cần có của một Frontend.

Khái niệm Frontend

Frontend là toàn bộ những gì mà người dùng nhìn thấy khi truy cập vào trang web, bao gồm phạm trù thiết kế, các loại ngôn ngữ như CSS hay HTML. Người dùng thường tương tác trực tiếp cùng nhiều khía cạnh thuộc Frontend như tìm kiếm và đọc thông tin, tăng khả năng nhận biết vị trí đặt logo. Hoặc có thể là lựa chọn các màu sắc chủ đạo và bổ sung các tính năng trên một website và sử dụng Button.

Frontend là toàn bộ những gì mà người dùng nhìn thấy khi truy cập vào trang web

Frontend là toàn bộ những gì mà người dùng nhìn thấy khi truy cập vào trang web

Ngôn ngữ Frontend thông dụng bao gồm:

  • Ngôn ngữ đánh dấu HTML được sử dụng để thiết kế phần giao diện người dùng.
  • CSS là ngôn ngữ đi kèm với HTML, quyết định các yếu tố liên quan tới bố cục, màu sắc cũng như phông chữ của một trang web khi thiết kế.
  • JavaScript sử dụng để cải thiện và nâng cao các chức năng của một website.

Điều kiện cần có của một Frontend

Muốn trở thành một Front End Developer, bạn cần trang bị rất nhiều kỹ năng như CSS, HTML, JavaScript,...

  • HTML & CSS là loại ngôn ngữ cơ bản để phát triển giao diện website một cách đơn giản và hiệu quả. Nếu bạn không thành thạo hai loại ngôn ngữ này, quá trình thiết kế giao diện trang web sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy cơ rủi ro cao. Đây là hai dạng ngôn ngữ đầu tiên và duy nhất mà bạn cần phải ưu tiên nắm vựng nếu muốn trở thành một Front End Developer chuyên nghiệp.
  • JavaScript cho phép người dùng tạo ra sự tương tác cao cho các website và giúp việc sử dụng được dễ dàng hơn rất nhiều. Nó còn là một ngôn ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến và quan trọng đối với một Front End Developer.
  • JQuery là một thư viện JavaScript thu nhỏ giúp người dùng tạo ra các sự kiện, tương tác, hiệu ứng website đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Framework của JavaScript như Backbone, ReactJS, AngularJS, Ember hỗ trợ lập trình viên tiết kiệm thời gian tối đa trong quá trình làm việc. Đồng thời chúng cũng tạo ra các tương tác làm việc thân thiện và tối ưu hoá các kiến thức dễ hiểu đối với người dùng.
  • Frontend Framework và CSS được coi là cực kỳ phổ biến. Trong số đó, Bootstrap là công cụ hỗ trợ cho các thiết kế website nhanh chóng, chuẩn xác và được đánh giá là một trong những Framework đáp ứng được hầu hết Front End Developer nên bạn cần am hiểu và áp dụng tốt trong công việc.
  • Có nhiều kinh nghiệm liên quan tới CSS Preprocessors bởi đây là một trong những yếu tố giúp người dùng gia tăng tốc độ code CSS nhanh chóng. Mỗi CSS Preprocessors đều được bổ sung thêm functionality dành cho CSS nên CSS scalable dễ làm việc hơn.
  • Thiết kế Responsive cho cả mobile để phù hợp với xu hướng truy cập Internet từ các thiết bị di động. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải thiết kế cho trang web tương thích với nhiều loại thiết bị di động mang các kích thước khác nhau.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề để biết cách xử lý các vấn đề như fix bug, nhận diện các hoạt động của Frontend code cùng các backend code.
Điều kiện cần có của một Frontend

Backend là gì?

Backend cũng là yếu tố quan trọng liên quan nhiều tới quá trình hoạt động của một Frontend.

Khái niệm Backend

Backend là toàn bộ thành phần hỗ trợ hoạt động của website hoặc ứng dụng bên trong bao gồm máy chủ, ứng dụng và các cơ sở dữ liệu. Bạn có thể hình dung rằng, Backend tương tự như một bộ não của con người, giúp xử lý các yêu cầu, câu lệnh và lựa chọn các thông tin chính xác để hiển thị lên màn hình. Máy chủ có thể quản lý Backend dễ dàng hơn khi các thông tin người dùng đã nhập sẽ được ứng dụng lưu trên các cơ sở dữ liệu của máy chủ.

Nếu bạn đăng nhập lại vào ứng dụng để đăng ký tài khoản thì hầu như tất cả các thông tin này vẫn còn tồn tại trên máy chủ. Backend có thể dùng các ngôn ngữ Ruby, Python, PHP và được hỗ trợ bởi một số Framework giúp cho quá trình dễ cộng tác hơn và nhanh phát triển hơn. Nhiệm vụ chính của một Backend là xác thực người dùng nhằm đảm bảo chính xác các chi tiết tài khoản người dùng và quyền xem các nội dung nào. Hay Backend Developer cũng có thể kiểm soát trình tự thực hiện các yêu cầu trên web được logic nhất mà không xảy ra bất cứ sai sót nào.

Backend là toàn bộ thành phần hỗ trợ hoạt động của website

Backend là toàn bộ thành phần hỗ trợ hoạt động của website

Điều kiện trở thành một lập trình Backend

Điều kiện cần và đủ để trở thành một Backend giỏi và có nhiều cơ hội trong nghề nghiệp là các tiêu chí sau:

  • Có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ phát triển, bộ đệm và cơ sở dữ liệu, API (REST & SOAP), các loại ngôn ngữ lập trình, thuật toán và cấu trúc dữ liệu.
  • Trau dồi các kiến thức về hệ điều hành, hosting và các cơ sở dữ liệu với mã nguồn mở như Joomla!, Drupal, Magento, WordPress. Ngoài ra cần thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về cơ sở dữ liệu, công nghệ web mới như NodeJS, ReactJS, AngularJS và kỹ năng viết SQL Query.
  • Hiểu rõ về các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Ruby, PHP, Rust giúp Backend đơn giản hóa quá trình làm việc. Cấu trúc không quá phức tạp, hiệu suất làm việc cao, kết hợp với các công cụ MySQL, Oracle và SQL Server, đảm bảo tốt cho các máy chủ, dữ liệu, ứng dụng có thể giao tiếp với nhau. Các công cụ này giúp quá trình tìm kiếm, thay đổi hay lưu trữ dữ liệu phục vụ người dùng trong Frontend. Hiện nay các Backend Developer đều dùng phổ biến các công cụ trên để góp phần tạo hiệu ứng web, đáp ứng tiêu chí code sạch, được viết tài liệu chu đáo. Tuy vậy, các lập trình viên phải phối hợp với nhiều bên khác để hiểu rõ hơn về yêu cầu kỹ thuật. Từ đó đưa ra các hiểu pháp tốt nhất để xử lý các vấn đề của kiến trúc công nghệ.
  • Kỹ năng phân tích logic tốt để xây dựng các cấu trúc hệ thống một cách có logic, tăng trải nghiệm người dùng.
  • Khả năng sắp xếp và tổ chức công việc khoa học đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và hoàn thiện các sản phẩm tốt nhất.
  • Khả năng chịu được môi trường áp lực cao, có phương pháp và cách thức làm việc nhóm hiệu quả để giải quyết công việc một cách tốt nhất.
  • Luôn cẩn thận và kiên trì với mục tiêu mà mình đang làm bởi đây là công việc yêu cầu độ chính xác tuyệt đối.
Điều kiện trở thành một lập trình Backend

Điểm khác nhau giữa lập trình Frontend và Backend

Điểm khác nhau giữa lập trình và Frontend và Backend chính là phạm vi hiển thị. Nếu ví Backend như là phần chìm thì Frontend chính là phần nổi của tảng băng trôi khi Frontend hiển thị ra bên ngoài giao diện và tương tác với người dùng. Frontend thể hiện được tính thẩm mỹ, bố cục dễ sử dụng và tính trực quan cao. Còn Backend lại liên quan tới phần cơ sở dữ liệu bên trong, hiển thị các thông tin từ máy chủ. Chức năng chính của Backend là lưu trữ dữ liệu, truy xuất thông tin chính xác và nhanh chóng đối với từng lệnh được đưa ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Frontend là gì và Backend là gì mà Bizfly Cloud muốn cung cấp cho bạn đọc. Có thể nói, mỗi công việc lại có các yêu cầu khác nhau, bắt buộc bạn phải đáp ứng. Bizfly Cloud hy vọng những chia sẻ trên sẽ là sự chuẩn bị các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho bạn đọc để phù hợp với từng vị trí công việc.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE