SCSI là gì? Các loại cổng kết nối SCSI thông dụng

1501
04-01-2022
SCSI là gì? Các loại cổng kết nối SCSI thông dụng

Trong một máy tính luôn chứa một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiều người thường sử dụng cổng USB để lưu trữ nhưng nó không đủ lớn để hỗ trợ toàn bộ máy tính, máy chủ hoặc nhiều thiết bị. Chính vì vậy, người dùng cần dùng tới SCSI. Vậy SCSI là gì, đặc điểm, hoạt động như thế nào trong hệ thống mạng máy tính. Hãy cùng Bizfly Cloudtìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuật ngữ công nghệ này nhé!

SCSI là gì? 

Trước khi đi tìm hiểu về cách thức hoạt động và đặc điểm, ta cần biết SCSI là gì. SCSI (Small Computer System Interface) là một thuật ngữ công nghệ chỉ loại kết nối một lần, được sử dụng cho các thiết bị và bộ nhớ trong PC. Hay nói cách khác, SCSI là các loại cáp và cổng được dùng để kết nối với ổ đĩa quang, máy quét, ổ cứng hoặc các thiết bị ngoại vi với máy tính. SCSI được phát triển dựa trên nền tảng cũ là Giao diện hệ thống giao diện Shugart SASI. Sau đó nền tảng này được phát triển thành giao diện hệ thống máy tính nhỏ (SCSI).

Dù không phải mọi thiết bị đều hỗ trợ các cấp độ trong SCSI nhưng các tiêu chuẩn của SCSI hầu như đều tương thích ngược. Khi bạn gắn một thiết bị ngoại vi cũ vào máy tính có tiêu chuẩn mới hơn, tốc độ truyền dữ liệu của thiết bị cũ sẽ chậm hơn. Hiện nay, thiết bị này không còn phổ biến trong các thiết bị phần cứng của người dùng. Bởi hầu hết các giao diện SCSI đều đã được thay thế bởi Universal Serial Bus trình máy tính cá nhân. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng nó trong một số môi trường máy chủ doanh nghiệp.

SCSI là gì

SCSI được sử dụng cho các thiết bị và bộ nhớ trong PC

SCSI có đặc điểm gì?

Ở phần trước, bài viết đã lý giải SCSI là gì, trong phần này Bizfly Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của nó. So với giao diện lưu trữ IDE thường được sử dụng, thiết bị kết nối này có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn rất nhiều. Small Computer System Interface hỗ trợ các thiết bị nối chuỗi. Một số ổ cứng SCSI cũng có thể được kết nối với một giao diện Small Computer System Interface duy nhất mà hiệu suất không giảm.

Các phiên bản mới nhất của thiết bị kết nối này được trang bị thêm thêm USB SCSI đính kèm (UAS) và Serial Attached SCSI (SAS). Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất máy tính đều ngừng sử dụng SCSI trên bo mạch. Thay vào đó, các tiêu chuẩn phổ biến hơn như USB, FireWire được sử dụng để kết nối máy tính với các thiết bị bên ngoài. Nhiều chuyên gia nhận định tốc độ của USB nhanh hơn nhiều so với SCSI. Tốc độ duy trì của một USB là 5 Gbps và tốc độ tối đa lên đến 10 Gbps.

SCSI có đặc điểm gì

Các cổng kết nối SCSI có sự khác biệt về sự hỗ trợ độ dài cáp, tốc độ và số lượng thiết bị được gắn vào một cáp. Đôi khi, chúng còn được gọi là băng thông bus trong MBps. Phiên bản đầu tiên của SCSI được ra mắt vào năm 1986 và hỗ trợ 8 thiết bị với tốc độ tối đa là 5 MB/s. Phiên bản mới hơn có thể hỗ trợ ghép nối với 16 thiết bị với tốc độ lên tới 320MB/s. Một số giao diện của SCSI đã được sử dụng trước đó là SCSI nhanh, SCSI rộng nhanh, SCSI siêu rộng, Ultra3 SCSI và Ultra-640 SCSI. Ở phần sau, bài viết sẽ giới thiệu cụ thể về các loại cổng kết nối này.

Các loại cổng kết nối SCSI

Bên cạnh những thắc mắc về đặc điểm của SCSI thì câu hỏi các loại cổng kết nối SCSI là gì cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cổng kết nối được sử dụng phổ biến nhất:

  • Cổng kết nối SCSI-1 hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độ 4MBps và sử dụng bus 8 bit.
  • Cổng kết nối SCSI-2 hỗ trợ truyền dữ liệu và ghép nối các thiết bị khác với tốc độ 5MBps, sử dụng đầu nối 50 chân.
  • Cổng kết nối Wide SCSI sử dụng 16bit, hỗ trợ truyền dữ liệu với cáp rộng hơn (khoảng 168 đường cáp tới 68 chân).
  • Cổng kết nối SCSI nhanh có tốc độ xung nhịp tăng gấp đôi để hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu 10MBps dù chỉ sử dụng 8bit.
  • Cổng kết nối Fast Wide SCSI sử dụng 16 bit và truyền dữ liệu với tốc độ 20MBps.
  • Cổng kết nối Ultra SCSI có tốc độ truyền dữ liệu 20MBps với bus 8 bit.
  • Cổng kết nối SCSI-3 hay còn được gọi là Ultra Wide SCSI, sử dụng bus 16 bit với tốc độ truyền dữ liệu là 40MBps.
  • Cổng kết nối Ultra2 SCSI sử dụng bus 8 bit, có tốc độ truyền dữ liệu 40MBps.
  • Cổng kết nối Wide Ultra2 SCSI trang bị bus 16 bit và có tốc độ truyền dữ liệu là 80MBps.
  • Cổng kết nối Ultra3 SCSI hay còn được gọi là Ultra-160 có bus 16 bit và tốc độ truyền dữ liệu là 160MBps.
  • Cổng kết nối Ultra-320 SCSI có bus 16 bit và được sử dụng để truyền dữ liệu với tốc độ 320MBps.
  • Cổng kết nối Ultra-640 SCSI trang bị bus 16 bit và tốc độ truyền tải dữ liệu đạt 640MBps.
Các loại cổng kết nối SCSI

Các chuẩn công nghệ SCSI 

Trong các phần trước ta đã biết SCSI là gì cũng như đặc điểm và các loại cổng kết nối phổ biến nhất. Ở phần này, Bizfly Cloud sẽ giới thiệu cho bạn các chuẩn công nghệ SCSI hiện nay:

  • Chuẩn 50 pin thường thấy nhiều ở ổ CD hơn ổ HDD.
  • Chuẩn 68 pin có Ultra2 SCSI với tốc độ truyền tải dữ liệu khoảng 160 MB rate. Nó thường được bắt gặp trong ổ HDD với tốc độ quay là 7200 vòng và dung lượng loại từ 4.3GB đến 9.1GB.
  • Chuẩn 80 pin có Ultra3 SCSI cũng thường thấy ở HDD với tốc độ quay đạt 10000 vòng trở lên và dung lượng loại từ 9.1GB đến 37.4GB.

Ổ HDD SCSI khác với HDD thường thấy là chuẩn giao tiếp. Các chuẩn này được trang bị sẵn trong main server, còn main thông thường thì cần có card SCSI PCI mới có thể dùng được HDD SCSI. Card này không thể gắn HDD ATA hay SATA được. Đối với HDD Ultra2 SCSI, tốc độ truyền dữ liệu của nó nhanh hơn ATA và SATA. Mặt khác,tuỳ vào card SCSI PCI đang được sử dụng mà HDD Ultra2 SCSI có chạy RAID hay không. Trong các case server có riêng ít nhất một big fan cho HDD SCSI bởi HDD SCSI có tốc độ nhanh hơn HDD thường.

SCSI hoạt động như thế nào? 

Nhiều người khi mới tiếp xúc với SCSI thường băn khoăn nguyên lý hoạt động của SCSI là gì. Giao diện SCSI được sử dụng để kết nối các loại thiết bị phần cứng khác nhau trong máy tính. Các kết nối này được thực hiện một cách trực tiếp với bo mạch chủ hoặc thẻ bộ điều khiển lưu trữ. Các thiết bị sẽ được gắn thông qua cáp ribon khi sử dụng trong nội bộ.

Các kết nối bên ngoài thường được chạy qua cổng phụ trên thẻ bộ điều khiển lưu trữ bằng cáp. Đồng thời các kết nối bên ngoài cũng phổ biến cho SCSI. Mỗi phần mềm tích hợp được sử dụng trong bộ điều khiển là một chip bộ nhớ giữ BIOS SCSI. Mục đích chính là để điều khiển các thiết bị được kết nối trước đó.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Bizfly Cloud về thuật ngữ SCSI trong công nghệ. Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp, bạn đọc đã hiểu được SCSI là gì, các đặc điểm cũng như cách thức hoạt động của nó. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất từ Bizfly Cloud để cập nhật thêm những kiến thức thú vị về thế giới công nghệ nhé!

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: SCSI
SHARE