SAP là gì? Tổng quan về nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp lớn nhất thế giới

2842
26-07-2024
SAP là gì? Tổng quan về nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp lớn nhất thế giới

SAP là một phần mềm được sử dụng khá phổ biến hiện nay, có vai trò khá lớn trong việc quản lý các doanh nghiệp. Hay nói các khác, SAP là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Vậy SAP là gì? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những thông tin tổng quan về nhà cung cấp phần mềm Doanh nghiệp lớn nhất thế giới.

SAP là gì?

SAP (System Application Programing) được biết đến là một trong những nhà cung cấp các phần mềm với mục đích lập kế hoạch cho doanh nghiệp và những ứng dụng của doanh nghiệp lớn hiện nay.

Với hệ thống ERP của công ty giúp khách hàng có thể chạy những phần mềm với quy trình kinh doanh bao gồm: Kế toán, bán hàng, sản xuất, quản lý nhân lực và tài chính, trong một môi trường tích hợp.

Việc tích hợp đảm bảo luồng thông tin có thể từ một đơn vị SAP này đến một đơn vị SAP khác mà không cần phải thao tác nhập dữ liệu và giúp kiểm soát tốt các vấn đề tài chính, quy trình, pháp lý. Chương trình giúp tạo điều kiện để sử dụng tốt từ các nguồn lực từ nhân lực, máy móc và thiết bị cho đến năng lực sản xuất.

Phần mềm SAP

Phần mềm SAP cung cấp các kế hoạch nguồn lực cho doanh nghiệp. Các ứng dụng bao gồm quản lý quan hệ khách hàng, quản lý nguồn nhân lực, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài chính và cả quản lý dòng sản phẩm. Không chỉ thế, các phần mềm tích hợp tùy biến theo yêu cầu của từng đối tác cũng được SAP hỗ trợ cung cấp.

Những phiên bản phần mềm SAP phổ biến hiện nay

1. SAP S hoặc 4HANA

SAP S và 4HANA là phiên bản tiên tiến nhất của SAP, được xây dựng trên nền tảng HANA (High-Performance Analytic Appliance). Phiên bản này cung cấp khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng, cải thiện hiệu suất và mang lại trải nghiệm người dùng tối ưu. SAP S/4HANA hỗ trợ quản lý tài chính, chuỗi cung ứng, sản xuất, và nhiều lĩnh vực khác trong doanh nghiệp.

2. SAP S Cloud hoặc 4HANA Cloud

SAP S Cloud và 4HANA Cloud là phiên bản đám mây của SAP S/4HANA, mang lại sự linh hoạt và khả năng mở rộng cho doanh nghiệp. Với SAP S/4HANA Cloud, các doanh nghiệp có thể truy cập hệ thống từ bất kỳ đâu, giảm chi phí bảo trì và nâng cấp phần mềm, đồng thời đảm bảo an toàn dữ liệu.

3. SAP Business One

SAP Business One là giải pháp ERP dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phiên bản này cung cấp các tính năng quản lý tài chính, bán hàng, mua hàng, kho hàng, và sản xuất. SAP Business One giúp các doanh nghiệp nhỏ tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giảm chi phí và tăng cường hiệu quả hoạt động.

4. SAP Business ByDesign

SAP Business ByDesign là giải pháp ERP đám mây dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn. Phiên bản này tích hợp nhiều tính năng quản lý toàn diện, từ tài chính, nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng, đến quản lý dự án. SAP Business ByDesign giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa quy trình kinh doanh.

Những phiên bản phần mềm SAP phổ biến trên đây đều mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, từ quản lý dữ liệu hiệu quả, tối ưu hóa quy trình, đến cải thiện hiệu suất hoạt động. Việc lựa chọn phiên bản SAP phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và đạt được những mục tiêu kinh doanh đề ra.

Chứng chỉ SAP

Với gần 130 chứng chỉ, mỗi chứng chỉ SAP cung cấp sẽ dành cho các sản phẩm SAP cụ thể. Chứng chỉ có ba cấp độ như sau:

  • Associate certification: Chứng chỉ này được thiết kế cho những người mới sử dụng các giải pháp SAP và có những kiến thức cơ bản tổng quát về các công nghệ SAP.
  • Specialist certification: Chứng chỉ Specialist được xây dựng dựa trên cấp độ Associate, tập trung vào một số thành phần chuyên sâu hoặc tích hợp.
  • Professional certification: Chứng chỉ Professional dành cho những cá nhân đã nắm vững kiến thức chuyên sâu về các giải pháp SAP, quy trình doanh nghiệp và có kinh nghiệm thực tiễn.
Phần mềm SAP cung cấp các kế hoạch nguồn lực cho doanh nghiệp

Phần mềm SAP cung cấp các kế hoạch nguồn lực cho doanh nghiệp

Các tính năng hữu ích của phần mềm SAP

1. Quản lý mua bán hàng hóa

Phần mềm SAP giúp doanh nghiệp quản lý quy trình mua bán hàng hóa từ đầu đến cuối một cách có hệ thống và hiệu quả. Bắt đầu từ việc quản lý đơn đặt hàng, SAP cho phép doanh nghiệp tạo, quản lý và theo dõi các đơn đặt hàng một cách chi tiết. Doanh nghiệp có thể kiểm tra trạng thái của các đơn đặt hàng, từ khi chúng được tạo ra cho đến khi chúng được giao hàng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc nhầm lẫn trong quá trình mua bán.

Ngoài ra, SAP cũng hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi tình trạng giao hàng. Doanh nghiệp có thể cập nhật và kiểm tra tiến độ giao hàng theo thời gian thực, đảm bảo rằng hàng hóa được giao đúng hẹn và đúng địa điểm.

2. Quản lý tài chính

SAP cung cấp các công cụ mạnh mẽ để quản lý tài chính doanh nghiệp. Từ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, quản lý ngân sách, đến phân tích tài chính, SAP giúp doanh nghiệp kiểm soát tài chính một cách chặt chẽ và minh bạch.

SAP cung cấp các công cụ mạnh mẽ để quản lý tài chính doanh nghiệp một cách toàn diện và hiệu quả. Từ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, SAP cho phép doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát các hoạt động tài chính hàng ngày. Doanh nghiệp có thể ghi nhận và quản lý các giao dịch tài chính, từ thu chi, lương bổng, đến công nợ.

3. Quản lý kho

Với tính năng quản lý kho của SAP, doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý tồn kho một cách hiệu quả và chính xác. Phần mềm cho phép cập nhật số lượng hàng tồn kho theo thời gian thực, từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình trạng tồn kho bất cứ lúc nào.

SAP cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa không gian lưu trữ. Doanh nghiệp có thể quản lý vị trí lưu trữ hàng hóa một cách khoa học, từ đó giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ và giảm thiểu rủi ro thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa.

4. Quản trị quan hệ khách hàng

SAP giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với khách hàng thông qua việc quản lý dữ liệu khách hàng một cách chi tiết và hiệu quả. Doanh nghiệp có thể lưu trữ và quản lý thông tin liên lạc, lịch sử giao dịch, và các thông tin quan trọng khác về khách hàng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng SAP để quản lý các yêu cầu hỗ trợ từ khách hàng, từ việc tiếp nhận yêu cầu, giải quyết vấn đề, đến phản hồi cho khách hàng. Điều này giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

5. Quản lý nguồn nhân lực

Phần mềm SAP cung cấp các công cụ để quản lý nguồn nhân lực, từ việc tuyển dụng, đào tạo, đến quản lý lương bổng và phúc lợi. SAP giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự một cách khoa học và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Phần mềm SAP với những tính năng hữu ích trên đây không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả mà còn đem lại lợi ích kinh tế lớn. Việc áp dụng và sử dụng SAP một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và đạt được sự phát triển bền vững.

Lợi ích khi sử dụng phần mềm SAP

1. Giảm thiểu chi phí

Một trong những lợi ích đầu tiên của SAP là khả năng giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Nhờ vào việc tích hợp các quy trình và dữ liệu, SAP giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và giảm bớt những lãng phí không cần thiết.

2. Quản lý dữ liệu tốt hơn

Sử dụng  SAP, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập, theo dõi và quản lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động một cách chính xác và nhanh chóng, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý.

3. Tăng cường tính bảo mật

Các giải pháp bảo mật toàn diện, giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Nhờ vào hệ thống bảo mật tiên tiến, SAP đảm bảo rằng dữ liệu của doanh nghiệp luôn được bảo vệ an toàn.

4. Đảm bảo tính minh bạch

SAP giúp doanh nghiệp nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh. Nhờ vào việc tích hợp các quy trình và dữ liệu, SAP giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm tra mọi hoạt động rõ ràng. 

5. Đưa ra thông tin chính xác, dự báo kịp thời

Với khả năng phân tích và dự báo, SAP giúp báo cáo và phân tích chi tiết giúp doanh nghiệp dự đoán xu hướng thị trường và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. 

6. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp

Nhờ vào các công cụ và giải pháp tiên tiến, SAP giúp nhân viên làm việc nhanh chóng, hiệu quả hơn. Điều này không chỉ nâng cao năng suất mà còn tạo động lực cho nhân viên phát triển và cống hiến.

Danh sách các module và sản phẩm đang phát triển của SAP

Hệ thống SAP ERP, được gọi là SAP ERP Central Component (SAP ECC), là thuật ngữ chung để chỉ các module kỹ thuật và chức năng của SAP. Các module này cho phép doanh nghiệp quản lý các quy trình kinh doanh thông qua một hệ thống thống nhất. ECC là phiên bản sử dụng mô hình tại chỗ, thường được triển khai ở các công ty vừa và lớn. Đối với các quy mô công ty nhỏ hơn, SAP cung cấp nền tảng Business One ERP. Đặc biệt ứng dụng hệ thống sap trong sản xuất cực kỳ phát triển.

SAP ERP có một hệ module chính đa dạng, được phân tách thành các module chức năng và module kỹ thuật, mỗi module lại có các module con riêng.

Các module chức năng của SAP

  • Quản lý chi phí vốn nhân lực (HCM)
  • Lập kế hoạch sản xuất (PP)
  • Quản lý hệ thống sản xuất Sap
  • Quản lý nguyên vật liệu (MM)
  • Hệ thống dự án (PS)
  • Bán hàng và phân phối (SD)
  • Bảo trì thiết bị (PM)
  • Kế toán tài chính (FI)
  • Quản lý chất lượng (QM)
  • Kiểm soát (CO)

SAP cũng cung cấp các ứng dụng chéo, có thể bổ sung cho bất kỳ module chính nào. Một số ứng dụng chéo của SAP bao gồm:

  • Hệ thống quản lý tài liệu
  • Phân loại
  • Quản lý vòng đời sản phẩm

Các module kỹ thuật của SAP

  • Basis
  • ABAP
  • SAP NetWeaver
  • Quản lý IS (Hệ thống thông tin)
  • XI (Cơ sở hạ tầng trao đổi)
  • Business Intelligence (BI)
  • Kho Kinh doanh (BW)
  • SAP HANA
Một số ứng dụng doanh nghiệp cốt lõi của SAP

Một số ứng dụng doanh nghiệp cốt lõi của SAP

Ngoài ra, SAP cũng có các ứng dụng dành riêng cho hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ đặc thù cho một lĩnh vực cụ thể. Một số ứng dụng này là:

  • SAP dành cho các dịch vụ tiện ích
  • SAP dành cho lĩnh vực bảo hiểm
  • SAP dành cho lĩnh vực dầu khí
  • SAP dành cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Những ai nên sử dụng phần mềm SAP?

Phần mềm SAP phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, từ các doanh nghiệp lớn đến các tổ chức phi lợi nhuận. Dưới đây là một số đối tượng nên sử dụng SAP:

- Doanh nghiệp lớn: Với quy mô lớn và nhiều quy trình phức tạp, các doanh nghiệp lớn cần một giải pháp quản lý toàn diện như SAP để tối ưu hóa hoạt động và quản lý dữ liệu hiệu quả.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Dù có quy mô nhỏ hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể tận dụng SAP để nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường.

Các nhóm người dùng của SAP

SAP có mạng lưới các nhóm người dùng trên khắp thế giới

SAP có mạng lưới các nhóm người dùng trên khắp thế giới

Một trong những yếu tố quan trọng giúp phần mềm SAP được lựa chọn rộng rãi trên toàn cầu là sự phổ biến thông tin rộng rãi từ các nhóm người dùng. Họ là những nhóm người dùng độc lập, không thu lợi nhuận được lập ra để hỗ trợ cho các thành viên về mặt kiến thức, thức đẩy sự tham gia nhiều hơn của khách hàng, gia tăng tiếng nói cho người dùng trong việc tác động đến các chiến lược của SAP và cung cấp các cơ hội kết nối rộng mở. Đây là môi trường để nhân viên và người dùng SAP có thể gặp gỡ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế.

SAP ứng dụng vào từng lĩnh vực doanh nghiệp

Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của phẩn mềm SAP đối với doanh nghiệp: 

  • Phần mềm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành, thúc đẩy được tối đa hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Quản lý dễ dàng trong quá trình mua hàng, các đơn hàng, số lượng hàng hóa còn tồn kho, thanh toán đều sẽ giúp cho công ty duy trì, ổn định.
  • Quản lý tài chính dễ dàng, phần mềm cho phép các công ty có thể quản lý được các hoạt động kế toán, sắp xếp được các chứng từ, hóa đơn hay lập báo cáo của các hoạt động liên quan đến tài chính của công ty. 
  • Đối với phần mềm SAP thì việc quản lý kho trở lên khá đơn giản. Có thể kiểm soát được chặt chẽ quá trình nhập kho hay xuất kho hàng đơn hàng. Ngoài ra việc quản lý những chính sách về giá cũng như quá trình quản lý đơn hàng diễn ra một cách thuận lợi hơn.
SAP giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành

SAP giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành

Lưu ý khi sử dụng phần mềm SAP

1. Nên lập kế hoạch chi tiết trước khi thực hiện

Trước khi triển khai SAP, việc lập kế hoạch chi tiết là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần đánh giá các yêu cầu cụ thể của mình và xác định những mục tiêu mong muốn đạt được từ việc sử dụng phần mềm. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình triển khai và giảm thiểu rủi ro.

2. Lựa chọn phiên bản phần mềm SAP phù hợp

SAP cung cấp nhiều phiên bản và module khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lựa chọn phiên bản phù hợp với quy mô và ngành nghề của mình để đảm bảo hiệu quả sử dụng tối đa.

3. Đào tạo nhân sự sử dụng thành thạo phần mềm SAP

Đào tạo nhân sự là yếu tố then chốt trong việc sử dụng SAP hiệu quả. Doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu để nhân viên hiểu rõ cách thức hoạt động của phần mềm và có thể vận hành một cách thành thạo.

4. Phòng ngừa một số thách thức và hạn chế khi sử dụng

Sử dụng SAP cũng có thể gặp phải một số thách thức và hạn chế. Doanh nghiệp cần có kế hoạch phòng ngừa và giải quyết các vấn đề như lỗi kỹ thuật, chi phí triển khai cao hoặc sự kháng cự từ phía nhân viên. Việc này giúp đảm bảo quá trình sử dụng SAP diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả như mong đợi.

Điều quan trọng hơn là SAP lắng nghe phản hồi người dùng cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn chức năng, trong đó, các nhóm người dùng được thiết lập theo khu vực địa lý trên toàn cầu.

Theo Bizfly Cloud tìm hiểu 

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: SAP
SHARE