Rtp là gì? Những ưu, nhược điểm nổi bật của Rtp

1486
28-04-2022
Rtp là gì? Những ưu, nhược điểm nổi bật của Rtp

Được thiết kế với mục đích xử lý cùng lúc các lưu lượng truy cập trong thời gian thực như video và âm thanh, RTP chính là công nghệ đứng sau thành công của những cuộc hội thảo, học hành hay họp online. 

Để có thể hiểu rõ RTP là gì cũng như khả năng hỗ trợ của nó đối với người dùng thì bạn nên tìm hiểu những thông tin tổng quan hữu ích có liên quan đến RTP trong bài viết của Bizfly Cloud dưới đây.

Giao thức RTP là gì? 

RTP (Real-time Transport Protocol) hay giao thức truyền tải thời gian thực là một tiêu chuẩn giao thức internet có khả năng chỉ định cách thức truyền dữ liệu đa phương tiện của các chương trình quản lý theo thời gian thực thông qua các dịch vụ multicast hoặc unicast.

RTP thường dùng chung với một giao thức báo hiệu khác có thể là SIP hoặc TCP. Tuy nhiên, RTP phần lớn sẽ dùng giao thức UDP (User Datagram protocol) bởi:

  • RTP không có bất kỳ cơ chế phân phối nào tương tự như số cổng hoặc đa hướng. Nó chỉ hỗ trợ các định dạng tệp khác nhau như MJPEG hay MPEG và nhạy cảm với sự chậm trễ của gói.
  • Giao thức UDP cho phép việc phân phối dữ liệu trở nên nhanh chóng hơn.

Thường được sử dụng nhiều trong các ứng dụng điện thoại internet, RTP không thể đảm bảo việc cung cấp dữ liệu mạng theo real time do đặc tính trang mạng nhưng khả năng quản lý dữ liệu được RTP cung cấp lại rất tốt.

RTP còn có thể kết hợp việc vận chuyển dữ liệu của giao thức này với RTCP (giao thức điều khiển). Điều này giúp RTP giám sát tốt hơn việc phân phối dữ liệu cho các mạng đa hướng lớn hơn. Nó cho phép người dùng phát hiện các packet bị lạc và tìm cách bù đắp cho những khoảng thời gian bị trì hoãn.

RTP là tiêu chuẩn giao thức internet có khả năng chỉ định cách thức truyền dữ liệu

RTP là tiêu chuẩn giao thức internet có khả năng chỉ định cách thức truyền dữ liệu

Những ưu điểm và hạn chế của RTP 

Những ưu điểm nổi bật và điểm hạn chế cần khắc phục của RTP mà bạn có thể tìm hiểu đó là:

- Ưu điểm:

  • RTP giúp truyền các dữ liệu có liên quan tới phương tiện trong thời gian thực với độ trễ tương đối thấp.
  • RTP không giới hạn chỉ để sử dụng cho việc nhìn video và nghe âm thanh. Do đó, nó có thể dễ dàng được sử dụng cho các hình thức truyền dữ liệu chủ động hay liên tục khác như cập nhật trạng thái hiển thị, truyền dữ liệu, vận chuyển thông tin đo lường hay điều khiển.
  • RTP giúp phân phối các packet không có thứ tự và phát hiện các packet bị mất (lỗi phổ biến trong việc truyền UDP thông qua IP) nhờ cơ chế bù jitter. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác trong việc truyền tin.
  • RTP được xem là tiêu chuẩn chính được triển khai cho truyền mạng IP âm thanh và video do nó có thể thông qua IP multicast để truyền dữ liệu đến nhiều điểm cuối song song.
  • Trong kiến trúc của RTP, cơ chế cho profile liên quan và định dạng payload được tham chiếu và được thực hiện ở lớp ứng dụng thay vì tại lớp điều hành.
Những ưu điểm và hạn chế của RTP

- Nhược điểm: Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng RTP không phải là một công nghệ toàn diện bởi một số hạn chế còn tồn tại như:

  • RTP không có khả năng đảm bảo được chất lượng dịch vụ QoS.
  • Mặc dù RTP được thiết kế giúp giảm thiểu độ trễ nhưng nó lại không cung cấp bất kỳ tính năng nào có thể đảm bảo QoS. Thay vào đó, RTP chỉ cung cấp một số thông tin cần thiết để QoS có thể triển khai được tại những vị trí khác.
  • RTP không đảm nhận công việc đặt trước hoặc xử lý các tài nguyên cần thiết.
  • Hầu hết các ứng dụng RTP chỉ được triển khai trên UDP bởi khi RTP được sử dụng trên các giao thức khác thì cơ chế kiểm soát lỗi của giao thức đó có thể ảnh hưởng đến việc phân phối packet hoặc tạo độ trễ.

Định dạng Header trong RTP 

Việc định dạng Header trong RTP vô cùng đơn giản và các Header này bao gồm tất cả các ứng dụng của real time. Từng trường của định dạng Header được giải thích như sau:

  • Version: Trường này xác định số phiên bản với độ dài là 2 bit. Phiên bản hiện tại đang là Version 2.
  • P (1 bit): Nếu giá trị là 1 thì có nghĩa sẽ có phần đệm ở cuối packet còn nếu giá trị là 0 thì sẽ ngược lại.
  • X (1 bit): Nếu giá trị là 1 thì sẽ có 1 header mở rộng được bổ sung ở giữa header cơ bản và dữ liệu còn nếu giá trị là 0 thì sẽ ngược lại.
  • Contributor count (4bit): Trường này cho biết số lượng người đóng góp (tối đa là 15 người bởi 4 bit của trường này chỉ chứa được các số từ 0 đến 15).
  • M (1 bit): Trường này thường được dùng để làm điểm đánh dấu cho sự kết thúc cụ thể để biểu thị kết thúc dữ liệu.
  • Payload types (7 bit): Với độ dài 7 bit, trường này sẽ cho biết kiểu của payload. Mọi kiểu payload đều chỉ ra một cách mã hoá âm thanh và hình ảnh.

Nếu bạn sử dụng loại payload ‘31’ có tên mã hoá là H.261 thì bạn sẽ phải sử dụng tiêu chuẩn nén video ITU-T. Mỗi con số của kiểu payload sẽ cho biết một loại mã hoá cụ thể được sử dụng cho các luồng âm thanh hay video.

  • Số thứ tự: Trường này có 16 bit với khả năng cung cấp số serial cho các gói RTP.
  • Dấu thời gian: Với độ dài 32 bit, trường này được dùng để tìm mối quan hệ giữa thời gian của các gói RTP.
  • Mã định danh nguồn đồng bộ hoá: Trường này có 32 bit được dùng để xác định nguồn RTP.
  • Số nhận dạng cộng tác viên: Khi có nhiều hơn một nguồn trong phiên, trường 32 bit này sẽ nhận dạng nguồn.

Một vài ứng dụng sử dụng Rtp

RTP thường được sử dụng khi một luồng phương tiện cần được phát trực tiếp hoặc được tiếp nhận đồng thời bởi rất nhiều người dùng.

Voice over IP (VoIP) dựa vào RTP để truyền phương tiện. Nó thường sẽ sử dụng SIP để bắt đầu và điều khiển cuộc gọi, và mã hóa cuộc gọi bằng SRTP. Một số máy chủ VoIP sử dụng RTP là Asterisk, 3CX và phần mềm PBX khác.

Hầu hết các dịch vụ video & audio conference (hội nghị truyền hình và âm thanh) dựa trên internet đều sử dụng RTP. Các dịch vụ này thường sử dụng RTP làm phương thức truyền tải phương tiện cơ bản và thêm các tính năng và tiêu chuẩn. Một số ví dụ bao gồm Microsoft Teams, Apple FaceTime, Cisco WebEx và WhatsApp. Ứng dụng Zoom sử dụng một close derivative của RTP.

Giao thức RTSP được xây dựng trên RTP và có thể được sử dụng để gửi video giữa máy chủ và máy khách. VideoLAN là một máy chủ RTSP phổ biến. Nhiều camera an ninh cũng hỗ trợ gửi video dưới dạng RTSP để được lưu bởi máy chủ video bảo mật. Một số dịch vụ truyền hình trực tiếp hoặc phát trực tuyến (streaming) triển khai RTSP để dễ dàng phát sóng cho nhiều người xem.

Hầu hết các dịch vụ phát trực tuyến video theo yêu cầu (on-demand video streaming) ngày nay đã chuyển đổi từ RTP sang sử dụng DASH (Dynamic Adaptive Streaming over HTTP).


Như vậy, những thông tin hữu ích trong bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được RTP là gì cũng như các ưu, nhược điểm của nó. Hiểu một cách tổng quan nhất về những thông tin này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và sử dụng RTP hiệu quả hơn để nhận được lợi ích.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Rtp
SHARE