PWA là gì? Điểm khác biệt của App Native và PWA

2578
20-06-2022
PWA là gì? Điểm khác biệt của App Native và PWA

PWA là một dạng của web application có khả năng cung cấp những tính năng nổi bật giúp trải nghiệm của người dùng khi sử dụng các sản phẩm trực tuyến được cải thiện. Mục đích phát triển của PWA là nhằm giúp các ứng dụng web có khả năng sử dụng và hoạt động được như một ứng dụng thực sự. Để có thể hiểu rõ hơn PWA là gì cũng như cách mà công nghệ này hoạt động thì bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

PWA là gì? 

PWA (Progressive Web App) là một dạng web app được xây dựng dựa trên các công nghệ của website với khả năng giúp các ứng dụng trên web có được những tính năng và cách hoạt động tương tự như một Native App. 

Nhờ việc cung cấp những đề xuất tuyệt vời để cải thiện trải nghiệm cho người dùng như các tính năng của service worker, manifest và https mà Progressive Web App được xem là cách giúp cho web app trở nên chất lượng hơn bao giờ hết. Khi người dùng thông qua trình duyệt trên thiết bị di động để truy cập vào website PWA, họ có thể cài đặt website này và thông qua icon trên điện thoại để truy cập ngay khi họ muốn.

Nói cách khác, Progressive Web App chính là một ứng dụng gia tăng trải nghiệm người dùng có khả năng hiển thị web với ba đặc điểm chính bao gồm:

  • Độ tin cậy cao: Người dùng có thể tải ứng dụng ngay lập tức mà không cần phải lo lắng về trường hợp thông báo lỗi bất kỳ hiển thị ngay cả khi tình trạng mạng không ổn định.
  • Nhanh nhẹn: Thời gian phản hồi tương tác với người dùng nhanh chóng với thanh cuộn chất lượng và hình ảnh cực mượt mà.
  • Hấp dẫn: Người dùng sẽ có được những trải nghiệm tương tự như việc sử dụng một ứng dụng tự nhiên trên thiết bị của mình một cách sinh động và chân thực.
PWA là một dạng web app được xây dựng dựa trên các công nghệ của website

PWA là một dạng web app được xây dựng dựa trên các công nghệ của website

Sự khác biệt giữa App Native và PWA là gì?

So với các App Native trước đó thì điểm khác biệt lớn nhất của PWA chính là công nghệ này không được phát hành trên App Store. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm được Progressive Web App trên các công cụ tìm kiếm. Mỗi khi người dùng ghé thăm PWA trên website thì trình duyệt sẽ ngay lập tức phối hợp với thiết bị mà người dùng đang sử dụng để đưa ra các kiến nghị cài đặt ứng dụng phù hợp để giúp người dùng có thể SEO bài viết dễ dàng hơn, ít tiêu tốn thời gian và giảm thiểu tối đa các kinh phí quảng cáo.

Về bản chất, PWA là ứng dụng web responsive/HTML5 có khả năng chạy được ở cả chế độ offline. Người dùng sẽ chỉ cần chia sẻ đường dẫn URL là đã có thể chia sẻ thành công được ứng dụng PWA.

PWA là ứng dụng web responsive/HTML5 có khả năng chạy được ở cả chế độ offline

PWA là ứng dụng web responsive/HTML5 có khả năng chạy được ở cả chế độ offline

Ưu nhược điểm của PWA 

Progressive Web App có nhiều ưu điểm và cũng có những hạn chế nhất định cho người sử dụng , cụ thể:

- Ưu điểm:

  • PWA chỉ chiếm mức KBs nên ứng dụng này rất nhẹ.
  • Người dùng không cần thiết phải sử dụng mã nguồn native ở trong ứng dụng PWA.
  • Người dùng sẽ có được trải nghiệm nhanh gọn, tối ưu hơn bằng cách truy cập vào website thay vì phải tìm kiếm trong App Store.
  • Tiết kiệm tối đa thời gian cho những lần cập nhật và phát triển các phiên bản mới.
  • So với các ứng dụng khác thì PWA hỗ trợ Deep Links tốt hơn.
  • Ngay cả khi ngoại tuyến hay đường truyền mạng kém thì người dùng vẫn có thể truy cập vào PWA.
  • PWA còn sở hữu tính bảo mật tốt, bounce rates cao và khả năng làm giảm khoảng cách trải nghiệm giữa website và ứng dụng di động.

- Hạn chế:

  • PWA bị hạn chế trên một số trình duyệt
  • PWA khi sử dụng link cho cấu trúc page có thể gây ra khó khăn trong việc tìm kiếm và sử dụng trong một số trường hợp.

Những khái niệm trong PWA 

Để có thể thành thạo hơn ứng dụng PWA, bạn cần thiết phải nắm rõ được một số các khái niệm cơ bản nhưng nổi bật nhất bao gồm:

  • Responsive: Giao diện ứng dụng phù hợp với tất cả các kích thước màn hình thuộc các thiết bị sử dụng khác nhau.
  • App-like feel: Mang đến cho người dùng những trải nghiệm trên web tương tự như trải nghiệm trên ứng dụng thực.
  • Offline Support: Bộ nhớ của thiết bị được sử dụng để giúp cho việc sử dụng ứng dụng không xảy ra trường hợp gián đoạn nào ngay cả khi hoạt động ngoại tuyến.
  • Re-engaging: Với tác dụng là đẩy thông báo giúp người dùng có thể nhanh chóng thực hiện các thao tác tra cứu và tìm hiểu về các ứng dụng đã được cài đặt.
  • Discoverable: Các công cụ tìm kiếm và tối ưu chuẩn SEO cho các bài viết giúp gia tăng độ phủ và khiến nhiều người biết đến ứng dụng của bạn hơn.
  • Fresh: Khi người dùng chuyển sang chế độ trực tuyến thì ứng dụng sẽ cập nhật một cách tự động.
  • Safe: Ứng dụng gia tăng tính bảo mật bằng cách sử dụng giao thức HTTPS.
  • Progressive: Ứng dụng có khả năng hoạt động một cách linh hoạt trên tất cả các thiết bị hiện có bao gồm cả các thiết bị cũ nhưng nhiều tính năng sẽ bị hạn chế hơn.
  • Linkable: Thông qua các đường dẫn URL mà các kết nối sẽ được chia sẻ đến ứng dụng.
Những khái niệm trong PWA

Lý do nên sử dụng Progressive Web App?

Không chỉ riêng PWA mà còn có rất nhiều những ứng dụng khác có chức năng tương tự nhưng PWA vẫn luôn là sự lựa chọn được khuyến khích sử dụng bởi một số lý do cơ bản có thể thấy như sau:

  • Phạm vi tiếp cận lớn: Không phải người dùng nào cũng thích tải ứng dụng về thiết bị di động của mình bởi điều đó khiến bộ nhớ bị đầy và thiết bị hoạt động chậm hơn. Do đó, với tính năng không bắt buộc người dùng tải xuống mà PWA đã tiếp cận và mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho vô số khách hàng tiềm năng.
  • Nâng cao trải nghiệm tuyệt đối cho người dùng: Thực tế, trải nghiệm người dùng đang ngày được đẩy mạnh và chú trọng nhiều hơn. Với bố cục được thiết kế nhạy bén, khả năng cung cấp thanh điều hướng liền mạch mà PWA giúp người dùng khi truy cập trên thiết bị di động sẽ có được trải nghiệm tuyệt vời hơn so với máy tính. Xét dựa trên mức độ thiết kế thì PWA cung cấp cho khách hàng tính bảo mật tốt hơn. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giao dịch và chia sẻ các dữ liệu.
  • Chi phí sử dụng thấp: PWA không những giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt đi các nguồn ngân sách mà còn mở ra những lợi ích và cơ hội mới tương tự như những Native App với mức chi phí thấp hơn rất nhiều. Không chỉ có vậy, PWA còn hoạt động linh hoạt trên hầu hết tất cả các trình duyệt mà không cần bỏ thêm các chi phí hay dựng trên các nền tảng khác.
  • Khả năng hoạt động tốt ngay cả khi offline hay kết nối kém: Một lợi thế không hề kém cạnh của PWA đối với các ứng dụng khác chính là khả năng cho phép người dùng truy cập ngay cả khi kết nối mạng kém hay thậm chí là ngoại tuyến. Với PWA, người dùng có thể thực hiện lưu trữ màn hình của mình đồng thời truy cập vào các thông tin được lưu trữ từ những lần tương tác trực tuyến gần đây nhất. Điều này không chỉ giúp gia tăng mức độ truy cập web mà còn duy trì tốt thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Thu hút người dùng bằng Push Notify: Push Notify được xem là một trong những tính năng tốt nhất được đưa ra bởi PWA. Các blogger hay các công ty PWA có thể thông qua Push Notify để hướng người dùng truy cập lại trang web của mình. Hơn thế, ngoài việc truy cập trang web thì những thông tin liên lạc nhất quán cũng góp phần nâng cao được giá trị thương hiệu của website đối với người dùng.

Cách thức hoạt động của PWA

Về cốt lõi, PWA là một trang web có thể được cài đặt trên thiết bị của bạn (điện thoại, máy tính bảng, PC hoặc Mac), app icon/shortcut. PWA sẽ kéo các bản cập nhật trong background mỗi khi người dùng chạy nó. Khi bạn cập nhật ứng dụng web của mình, không chỉ khách truy cập vào trang ứng dụng sẽ có quyền truy cập vào các tính năng mới mà cả người dùng PWA cũng vậy - tất cả đều không thực hiện bất kỳ loại cập nhật nào một cách rõ ràng.

Khi người dùng tương tác với PWA, PWA có thể kiểm tra khả năng của thiết bị của họ và tải thêm dữ liệu trong background. Điều này mở ra các kịch bản chuẩn bị cho các tương tác sắp tới, dẫn đến sự xuất hiện của một ứng dụng có khả năng hơn. PWA cũng có thể cung cấp chức năng gia tăng giống như ứng dụng mà các trang web truyền thống không có, chẳng hạn như sử dụng ngoại tuyến, thông báo khi có dữ liệu mới và nhiều tiện ích khác. Tính năng mở rộng liên tục này dựa trên thiết bị của người dùng hoạt động trên cùng một cơ sở mã và song song với người dùng trang web của bạn trong trình duyệt.

Mục đích sử dụng PWA

Trước khi hiểu mục đích sử dụng PWA, hãy bàn luận về một số thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay với các ứng dụng web và ứng dụng gốc:

  • Tốc độ Internet: bạn có thể không nhận ra điều này tùy thuộc vào nơi bạn sống, nhưng 60% dân số thế giới vẫn đang sử dụng internet 2G. Ngay cả ở Mỹ, một số người phải sử dụng dial up để truy cập internet.
  • Trang web tải chậm: Bạn có biết người dùng đợi bao lâu để nhấp vào nút “Đóng X” nếu trang web quá chậm? 3 giây! 53% người dùng từ bỏ một trang web nếu nó quá chậm. Mọi người có xu hướng không muốn cài đặt các ứng dụng gốc.
  • Tương tác của người dùng: Người dùng dành phần lớn thời gian của họ trong các ứng dụng gốc, nhưng phạm vi tiếp cận trên web dành cho thiết bị di động gần như gấp ba lần so với các ứng dụng gốc. Người dùng chỉ dành 80% thời gian cho 3 ứng dụng gốc hàng đầu của họ.

Mục đích sử dụng PWA là để giải quyết những vấn đề trên. Có nhiều lý do để sử dụng PWA, dưới đây là một số lý do cơ bản:

- Cung cấp trải nghiệm liền mạch, mượt mà. Từ thời điểm người dùng tải xuống một ứng dụng cho đến khi họ bắt đầu tương tác với nó, mọi thứ diễn ra thực sự nhanh chóng. Vì bạn có thể lưu dữ liệu vào bộ nhớ cache nên việc khởi động lại ứng dụng ngay cả khi không kết nối mạng là cực kỳ nhanh.

- Tích hợp trải nghiệm người dùng: PWA hoạt động giống như các ứng dụng gốc. Nó xuất hiện trong màn hình chính của người dùng, gửi thông báo đẩy như ứng dụng gốc và có quyền truy cập vào các chức năng của thiết bị như ứng dụng gốc.

- Cung cấp trải nghiệm đáng tin cậy: Với sự trợ giúp của nhân viên dịch vụ, ta có thể cung cấp trải người dùng một cách đáng tin cậy ngay cả khi mạng bị lỗi.

- Thúc đẩy mức độ tương tác bằng cách giữ cho người dùng được thông báo và tương tác với ứng dụng.

Một ứng dụng web nhanh, đáng tin cậy và thú vị có thể được phục vụ cho nhiều mục đích. Ví dụ: Tik Tok, Aliexpress dùng PWA để giúp mọi người làm quen với các trang web, sau đó nhắc họ tải xuống các ứng dụng gốc của họ. Spotify sử dụng PWA để tối ưu hóa hơn nữa hiệu suất và khả năng phản hồi của trang web, do đó, cung cấp cho người dùng một tùy chọn khác bên cạnh việc tải xuống ứng dụng của họ. Các trò chơi như pacman hoặc 2048 cũng sử dụng PWA để tiếp cận nhiều người dùng web hơn.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Sự khác biệt giữa PWA và một ứng dụng thông thường là gì?

Từ góc độ kỹ thuật, một ứng dụng gốc cần được tải xuống từ cửa hàng ứng dụng của nó trong khi bạn có thể truy cập PWA thông qua trình duyệt web. Từ quan điểm kinh doanh, PWA có thể thân thiện với SEO hơn, rẻ hơn và phát triển nhanh hơn. Trong khi đó, ứng dụng gốc vẫn tốt nhất cho các dự án di động phức tạp, đồng thời, nó có thể tạo ra uy tín thương hiệu mạnh hơn. 

2. PWA chỉ hoạt động trên thiết bị di động đúng không?

Không, PWA hoạt động trên cả máy tính để bàn, điện thoại di động và máy tính bảng.

3. Ngôn ngữ lập trình của PWA là gì? 

PWA được xây dựng với ngôn ngữ lập trình và công nghệ web phổ biến bao gồm HTML, CSS, Javascript và WebAssembly. 

4. Những trình duyệt web nào hỗ trợ PWA?

Tất cả các trình duyệt web hiện đại như Chrome, Edge, Firefox và Safari đều hỗ trợ các ứng dụng web tiến bộ. Hầu hết các trình duyệt di động cũng hỗ trợ PWA.

Có thể nói rằng, PWA là một ứng dụng không chỉ hữu ích mà còn phù hợp với xu hướng truy cập web của hầu hết người dùng hiện nay. Chắc chắn, PWA trong tương lai sẽ ngày càng phát triển hơn, mang đến nhiều lợi ích hơn. Do đó, việc tìm hiểu PWA là gì cùng những thông tin hữu ích khác mà Bizfly Cloud chia sẻ chính là một cách thức hỗ trợ công việc của bạn ngày càng hiệu quả.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: PWA
SHARE