Oracle là gì? Tìm hiểu về hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

2749
16-11-2018
Oracle là gì? Tìm hiểu về hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

Oracle DB còn được gọi là Oracle RDBMS và đôi khi, đơn giản là Oracle. Oracle là một sản phẩm của tập đoàn Oracle, cung cấp một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. RDBMS của Oracle hỗ trợ bất kỳ loại mô hình dữ liệu nào và có các phiên bản sản phẩm khác nhau như Standard Edition, Enterprise Edition, Express Edition và Personal Edition, trong đó người dùng có thể chọn hệ thống cơ sở dữ liệu tùy theo nhu cầu của họ. 

Các sản phẩm của Oracle có khả năng mở rộng và bảo mật, với khả năng hiệu suất cao, so với các cơ sở dữ liệu khác hiện có trên thị trường. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết hơn về Oracle cũng như những lợi ích của nó mang lại qua bài viết dưới đây nhé!

Oracle là gì?

Oracle là một trong những nhà cung cấp phần mềm, hệ thống và công nghệ cơ sở dữ liệu lớn nhất trên thị trường công nghệ hiện nay. Cái tên Oracle chính là tên viết tắt từ sản phẩm chủ lực của hãng, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) có tên chính thức là Oracle Database. Phần mềm cơ sở dữ liệu thường giữ vị trí trung tâm trong mảng IT của công ty, hỗ trợ nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm xử lý giao dịch, business intelligence (BI), và các ứng dụng phân tích.

Đôi nét về lịch sử hình thành Oracle

Năm 1979, Oracle Corp là công ty đầu tiên đưa nền tảng RDBMS thị trường, và công ty hiện vẫn là nhà cung cấp cơ sở dữ liệu hàng đầu với tỷ suất lợi nhuận khổng lồ. Dẫn đầu và chiếm phần lớn là từ doanh số bán hàng của Oracle Database, chiếm 40,4% doanh thu cho phần mềm cơ sở dữ liệu trên toàn thế giới trong năm 2016, theo Gartner; tuy đã giảm 2% so với năm 2015, nhưng vẫn gấp đôi số cổ phần so với Microsoft ở vị trí thứ hai. Hơn nữa, góp phần gia tăng việc làm Oracle tới nhiều người hơn. 

Oracle sau nhiều thập kỷ phát triển đã mở rộng đáng kể các danh mục sản phẩm. Hiện tại, hãng cũng cung cấp một số cơ sở dạng dữ liệu khác, một số lượng lớn các dòng ứng dụng kinh doanh, phần mềm phân tích dữ liệu, phần mềm trung gian, hệ thống máy tính, thiết bị lưu trữ dữ liệu, công cụ phát triển và các công nghệ khác…

Đôi nét về lịch sử hình thành Oracle

Oracle sau nhiều thập kỷ phát triển đã mở rộng đáng kể các danh mục sản phẩm

Ngoài ra, công ty Oracle Corp cũng đang dần dịch chuyển cơ cấu để hướng tới trở thành một nhà cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu, sau khi những bước khởi điểm khá muộn màng trong nắm bắt công nghệ đám mây.

Tuy nhiên, dù thế nào cơ sở dữ liệu Oracle vẫn là công nghệ phổ thông được tích hợp chủ yếu trong nhiều mô hình công ty; Oracle cũng là nền tảng quản lý dữ liệu chính cho các ứng dụng của công nghệ Oracle, kho dữ liệu, các hệ thống BI, hệ thống phân tích mà Oracle cung cấp cho khách hàng.

Kiến trúc của cơ sở dữ liệu Oracle

Giống như các phần mềm RDBMS khác, Oracle Database được xây dựng dựa trên SQL, một ngôn ngữ lập trình chuẩn hóa để quản trị cơ sở dữ liệu, các nhà phân tích dữ liệu và các chuyên gia CNTT thường sử dụng công cụ này để quản lý cơ sở dữ liệu và truy vấn dữ liệu được lưu trữ trong đó. 

Phần mềm Oracle được gắn với PL/SQL, một phần mềm bổ trợ được Oracle phát triển nhằm bổ sung một số extension độc quyền cho SQL chuẩn – khá phổ biến trong các nhà cung cấp RDBMS. Cơ sở dữ liệu Oracle cũng hỗ trợ lập trình bằng Java và các chương trình được viết trên PL/SQL hoặc lập trình Java có thể được gọi từ ngôn ngữ khác.

Kiến trúc của cơ sở dữ liệu Oracle

Oracle Database được xây dựng dựa trên SQL

Ngoài ra, giống như các công nghệ cơ sở dữ liệu quan hệ khác, Oracle Database sử dụng cấu trúc bảng theo hàng và cột để kết nối các phần tử dữ liệu có liên quan trong các bảng khác nhau; kết quả là người dùng không phải lưu trữ cùng một dữ liệu trong nhiều bảng để xử lý. Mô hình quan hệ cũng cung cấp một loạt các ràng buộc về tính toàn vẹn nhằm duy trì độ chính xác của dữ liệu; các thủ tục kiểm tra này là một phần trong việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về nguyên tử, tính thống nhất, độc lập và độ bền dữ liệu - viết ngắn gọn là ACID - được thiết kế để đảm bảo rằng độ tin cậy trong xử lý các giao dịch cơ sở dữ liệu.

Về mặt kiến trúc, một máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle sẽ bao gồm một database để lưu trữ dữ liệu cùng với một hay nhiều phiên bản database để quản lý các tệp có trong cơ sở dữ liệu đó. Cơ sở dữ liệu có kết hợp các cấu trúc lưu trữ vật lý và logic. Cấu trúc lưu trữ vật lý bao gồm các tệp dữ liệu, các tệp điều khiển chứa metadata của cơ sở dữ liệu và các tệp nhật ký trực tuyến chuyển đổi tài liệu thành dữ liệu. Các cấu trúc lưu trữ logic bao gồm các khối dữ liệu; extents - nhóm các khối dữ liệu liền kề một cách hợp lý; phân đoạn - là tập hợp các phần mở rộng extent; và các không gian bảng - là các vùng chứa logic cho các phân đoạn.

Một phiên bản cơ sở dữ liệu Oracle được xây dựng dựa trên một tập hợp các bộ nhớ cache, được gọi là hệ thống toàn cầu (SGA), có chứa các bộ nhớ chia sẻ; phiên bản cũng bao gồm các tiến trình đang chạy ngầm để quản lý các chức năng I/O và giám sát các hoạt động của cơ sở dữ liệu với mục tiêu tối ưu hóa hiệu suất và độ tin cậy. Các process trên máy khách riêng biệt chạy mã ứng dụng cho người dùng sẽ được kết nối với một phiên bản dữ liệu, trong khi các process máy chủ sẽ chịu trách nhiệm quản lý sự tương tác giữa các process máy khách và cơ sở dữ liệu. Mỗi process máy chủ sẽ được gán một vùng bộ nhớ riêng được gọi là khu vực chương trình chung, tách biệt với SGA.

Một số tính năng và tùy chọn tiêu biểu của cơ sở dữ liệu trong hệ thống Oracle

Oracle cung cấp một danh sách dài các tính năng cơ bản, tùy chọn bổ sung, và một số gói quản lý theo chức năng. Ngoài Oracle Multitenant, còn có các chức năng bao gồm bộ nhớ trong và RAC của cơ sở dữ liệu Oracle, một số mục kèm theo phụ phí như là  Enterprise Edition với các module quản lý khối lượng công việc tự động, quản lý vòng đời cơ sở dữ liệu, điều chỉnh hiệu suất, xử lý phân tích trực tuyến (OLAP), phân vùng, nén dữ liệ, quản lý dữ liệu không gian và sữ liệu đồ thị.

Một số tính năng và tùy chọn tiêu biểu của cơ sở dữ liệu trong hệ thống Oracle

Oracle cung cấp một danh sách dài các tính năng cơ bản, tùy chọn bổ sung, và một số gói quản lý theo chức năng

Tùy chọn Oracle Advanced Analytics hỗ trợ truy vấn SQL trong cơ sở dữ liệu và thuật toán mã nguồn mở R hỗ trợ phạm vi  phân tích rộng hơn. Các tính năng HA bao gồm các công cụ sửa lỗi liên tục và tự động, cùng với Data Guard và Active Data Guard, nhằm mục đích tạo ra một cơ sở dữ liệu sao lưu để đảm bảo khả năng khôi phục sau thảm họa và bảo vệ chống rò rỉ dữ liệu. 

Dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Oracle có thể được mã hóa nhằm củng cố khả năng bảo mật dữ liệu. Cả phiên bản Standard và Enterprise đều hỗ trợ các mã hóa và xác thực mạnh. Nhiều tính năng bảo mật khác cũng được cung cấp dưới dạng các tính năng bổ sung trong Phiên bản Enterprise.

Oracle Data MaskingSubsetting Pack cho phép dữ liệu được mã hóa hoặc ẩn đi trong  phát triển và thử nghiệm, và Oracle Label Security giúp quản trị viên cơ sở dữ liệu (DBA) thiết lập quyền hạn trong việc ai có thể xem dữ liệu nào. Điều này cho phép kiểm soát chi tiết các truy cậpbằng cách phân hạng hoặc dán nhãn cho các hàng dữ liệu riêng lẻ, người dùng chỉ có thể xem được các hàng phù hợp với phân quyền của mình. 

Oracle Database Enterprise Edition cũng có các tính năng bảo mật tích hợp sẵn để giúp DBAs xác định ai có thể truy cập dữ liệu ngay từ đầu, chẳng hạn như Oracle Database Vault, ngăn người dùng truy cập dữ liệu mà họ không có đặc quyền để xem. Oracle Database Vault cũng thực hiện phân tích phân quyền quyền, người dùng chỉ được cấp mức phân quyền thấp nhất để thực hiện công việc. Oracle Audit Vault và Database Firewall hỗ trợ kiểm tra truy cập dữ liệu để theo dõi, giám sát việc sử dụng dữ liệu; giám sát hoạt động SQL và ngăn chặn lưu lượng truy cập SQL trái phép từ các truy cập cơ sở dữ liệu.

Lợi ích của Oracle mang lại

Bằng cách tận dụng nền tảng quản lý dữ liệu của Oracle, các tổ chức có thể loại bỏ các giới hạn kinh doanh, tốn thời gian, quản trị lặp đi lặp lại, lỗi của con người và các kho chứa dữ liệu kém hiệu quả làm tăng chi phí tổng thể. Hãy đi sâu vào những lợi ích của các giải pháp Oracle .

1. Hỗ trợ ứng dụng doanh nghiệp

Hiệu suất, độ tin cậy và bảo mật là tất cả các yếu tố quan trọng trong các ứng dụng doanh nghiệp. Nền tảng quản lý dữ liệu của Oracle cung cấp cho các doanh nghiệp:

  • Hiệu suất liên tục tuyệt vời
  • Bảo mật toàn diện
  • Kiến trúc khả dụng tối đa (MAA) và khôi phục thảm họa dựa trên đám mây
  • Di chuyển qua đám mây dễ dàng hơn

Cơ sở dữ liệu tự động của Oracle tự động hóa các quy trình quản trị cần thiết để đạt được những mục tiêu này, cho phép các công ty CNTT đáp ứng nhu cầu & yêu cầu của các ứng dụng công ty khắt khe nhất trong khi tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

2. Tự động hóa giúp tiết kiệm thời gian

Các chuyên gia CNTT là không thể thiếu ở tất cả các cấp của một doanh nghiệp. Các công nghệ của Oracle đã tự động hóa mọi hoạt động, từ quản lý hoàn tác tự động đến quản lý bộ nhớ và IO, khôi phục thảm họa… Oracle cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng quản lý cơ sở hạ tầng cơ sở dữ liệu mà không cần quản lý thủ công, giúp tăng hiệu quả hoạt động và chi phí rẻ hơn.

3. Bảo mật nâng cao

Nền tảng quản lý dữ liệu của Oracle sử dụng Oracle Autonomous Database để cải thiện bảo mật bằng cách cung cấp mã hóa và kiểm tra, phân chia vai trò được định cấu hình trước và vá lỗi tự động. Cơ sở dữ liệu tự bảo mật thường được cập nhật các bản cập nhật bảo mật gần đây nhất so với cơ sở dữ liệu được bảo mật theo cách thủ công và nó thực hiện điều đó mà không mắc bất kỳ lỗi nào của con người.

4. Mở rộng quy mô dễ dàng

Cơ sở dữ liệu tự động của Oracle mở rộng tối đa ba lần số lõi CPU cơ bản hiện có mà không ảnh hưởng đến tính khả dụng hoặc hiệu suất, sau đó thu nhỏ lại khi không còn cần nhiều tài nguyên nữa. Do đó, việc đối phó với khối lượng công việc ngày càng tăng và những thay đổi không lường trước hoặc không thể đoán trước sẽ đơn giản hơn vì các nguồn lực hoàn toàn phù hợp với nhu cầu.

5. Triển khai mọi nơi

Oracle vượt xa các nhà cung cấp đám mây khác bằng cách cung cấp da dạng cơ sở dữ liệu vật lý, đám mây và đám mây kết hợp. Các tổ chức có thể xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng ở một vị trí và triển khai chúng ở mọi nơi được yêu cầu, đặc biệt khi vấn đề chủ quyền hoặc an toàn dữ liệu là mối quan tâm, sử dụng cùng cơ sở dữ liệu tự động và khả năng Exadata trong Cơ sở hạ tầng đám mây Oracle.

6. Dễ dàng truy cập vào phân tích

Các nhà phân tích kinh doanh có thể thiết lập phòng thí nghiệm hoặc trung tâm dữ liệu tự phục vụ sử dụng Oracle Autonomous Database của Oracle và Oracle Data Analytics Cloud. AutoML tích hợp sẵn cho phép các nhà phân tích và các nhà khoa học dữ liệu công dân phát triển các mô hình học máy và triển khai chúng trong các trung tâm dữ liệu của họ.

7. Thúc đẩy phát triển ứng dụng

Bằng cách tích hợp SQL, CLI và API thông thường, nền tảng quản lý dữ liệu của Oracle giúp các nhà phát triển ứng dụng thiết kế các ứng dụng dựa trên microservices với các kiểu dữ liệu đa dạng trở nên đơn giản hơn.

Nền tảng quản lý dữ liệu của Oracle giúp các doanh nghiệp CNTT tập trung vào việc đáp ứng kỳ vọng của nhà phát triển bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn tích hợp dữ liệu, bảo mật dữ liệu và truy cập dữ liệu được tiêu chuẩn hóa.

8. Tài nguyên nguồn mở có sẵn ở nhiều định dạng

Ví dụ: trong một lake house được tạo bằng Oracle Autonomous Database, các nhà phân tích và kỹ sư dữ liệu có thể tìm kiếm dữ liệu trong các kho dữ liệu quan hệ, lưu trữ đối tượng và các dịch vụ mã nguồn mở như Hadoop, Spark và Elasticsearch.

Nó cho phép các nhà khoa học dữ liệu có được thông tin họ muốn mà không cần dựa vào các nguồn khác. Ngoài ra, Oracle cung cấp cho các nhà phân tích, nhà khoa học dữ liệu và nhà phát triển khả năng sử dụng bất kỳ phần mềm nào họ chọn trong việc triển khai cơ sở dữ liệu của mình, cho dù là Autonomous Data Warehouse hay MySQL HeatWave.

9. Đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí

Với sự kết hợp giữa hiệu quả tiết kiệm thời gian cao và mức độ tự động hóa, nền tảng quản lý dữ liệu của Oracle giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí. Các công ty CNTT, nhà phát triển, nhà khoa học dữ liệu và người dùng cuối đều có quyền truy cập đơn giản vào thông tin họ cần với Oracle, giúp tăng năng suất và tạo ra những đột phá kinh doanh mới.

10. Quản lý khôi phục

RMAN (Trình quản lý khôi phục) là tính năng của Oracle DB có chức năng recovery và restore các tệp cơ sở dữ liệu trong downtime hoặc outages. Nó hỗ trợ sao lưu trực tuyến, lưu trữ và lưu trữ liên tục. Người dùng cũng có thể SQL * PLUS để phục hồi, được gọi là khôi phục bởi người dùng quản lý.

Theo techtarget.com

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Oracle
SHARE