NPM là gì? Công dụng và cách thức hoạt động của NPM
NPM - một công cụ quản lý các package của Javascript là thuật ngữ phổ biến mà bất kỳ ai theo đuổi và phát triển chuyên ngành công nghệ thông tin hay làm việc với Javascript đều biết tới. Việc ứng dụng NPM sẽ giúp mọi công việc của bạn trở nên đơn giản hơn với cách thức hoạt động lý tưởng.
Để có thể hiểu rõ hơn NPM là gì cũng như công dụng của công cụ này, bạn không nên bỏ lỡ những chia sẻ về kiến thức tổng quan nhất có liên quan đến NPM trong bài viết của Bizfly Cloud dưới đây.
Npm là gì?
NPM (Node Package Manager) là công cụ có khả năng tạo và quản lý các thư viện lập trình Javascript cho Node.js với mục đích hỗ trợ cho từng bản phát triển của Node. NPM ra đời với khả năng giải quyết các vấn đề trong việc quản lý các package và phiên bản của chúng.
Trong nhiều năm trở lại đây, NPM được số lượng lớn các lập trình viên Javascript sử dụng một cách rộng rãi để có thể chia sẻ hàng trăm nghìn các thư viện với những đoạn code đã được thực hiện một chức năng có sẵn đồng thời cài đặt nhiều hơn những module khác nhau phục vụ cho việc quản lý dependency. Điều này giúp các dự án mới tránh được việc phải viết lại các thư viện lập trình, các thành phần cơ bản thậm chí là những framework quan trọng khác.
NPM sẽ cung cấp cho người dùng hai chức năng cơ bản chính bao gồm:
- Người dùng có thể dễ dàng truy cập vào https://nodejs.org/en/ để tìm kiếm được các package bởi NPM được xem là kho lưu trữ trực tuyến cho các module hay package.
- NPM có khả năng quản lý các module và phiên bản của Javascript trong các dự án một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm nhiều thời gian hơn.
Công dụng của Npm
Một vài công dụng của NPM mà bạn có thể nhận được khi ứng dụng nó:
- NPM với khả năng đơn giản hoá các công việc sẽ giúp những công việc mà bạn cần thực hiện trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi hầu hết các thư viện hiện tại đều có sẵn NPM nên điều bạn cần thực hiện chỉ là chạy một dòng lệnh để tải về và include chúng tương đối dễ dàng hơn.
- Mỗi một đoạn code thường sẽ phụ thuộc nhiều vào các loại mã nguồn khác nhau. Và thật may mắn, các công cụ xử lý cho thư viện như NPM ra đời đã giúp cho quá trình quản lý thư viện trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm được nhiều công sức thực hiện hơn.
- Hiện nay, cộng đồng sử dụng NPM đang ngày càng mở rộng hơn, lớn hơn và mạnh mẽ hơn đã phát hành ra hàng nghìn thư viện với khả năng hỗ trợ cho Duo, Grunt, Express, React, Javascript ES6,...
Bên cạnh công cụ quản lý thư viện NPM, người dùng vẫn có thêm nhiều sự lựa chọn khác với công dụng, chức năng tương tự như Yarn hay Composer. Nếu như bạn từng thực hiện code PHP thì chắc chắn sẽ nhận ra được khả năng quản lý thư viện của công cụ Composer.
Cách thức hoạt động của Npm
Cách thức hoạt động của NPM được phát huy một cách hiệu quả dựa trên hai vai trò chính như sau:
- NPM là một repository được sử dụng rộng rãi với mục đích publish project Node.js mã nguồn mở tương tự như một nền tảng trực tuyến các công cụ được viết bằng Javascript có thể được chia sẻ và publish bởi người dùng.
- NPM là công cụ dòng lệnh giúp người dùng có thể tương tác với các nền tảng trực tuyến như máy chủ hay trình duyệt. Tiện ích này sẽ hỗ trợ việc cài đặt hoặc gỡ cài đặt gói, quản lý do máy chủ thực hiện quản lý phiên bản, quản lý dependency cần thiết để chạy dự án.
Ngoài ra, ba ý chính quan trọng mà bạn cũng cần thiết phải lưu ý và nắm rõ bao gồm:
- Bạn bắt buộc phải tiến hành cài đặt node.js thì mới có thể sử dụng được NPM bởi chúng đã được đóng gói cùng nhau.
- Tiện ích dòng lệnh của công cụ quản lý thư viện Javascript này thường cho phép node.js có thể hoạt động một cách chuẩn xác hơn rất nhiều.
- Dự án của bạn bắt buộc phải chứa file tên là package.json để có thể sử dụng được các gói. Bạn có thể tìm thấy được bên trong những gói này những metadata cụ thể nhất dành cho các project.
Các metadata sẽ cho người dùng thấy rõ được một số những vấn đề cụ thể có liên quan đến dự án theo thứ tự xác định như sau:
- Tên gọi của dự án
- Phiên bản phát hành đầu tiên
- Phần mô tả
- Mục điểm vào
- Kiểm tra tất cả các lệnh
- Git respiratory
- Từ khoá
- Giấy phép
- Các điểm phụ thuộc
- Dev Dependencies
Metadata này sẽ giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng xác định được các dự án cũng như các hoạt động tương tự với việc baseline để người dùng nhận được mọi thông tin khác có liên quan đến nó.
Hướng dẫn cài đặt Npm
Nhiều người có thể chưa biết, công cụ quản lý thư viện Javascript NPM này có sẵn ngay khi người dùng tải Node.js. Điều bạn cần thực hiện chỉ là sử dụng lệnh npm-v để kiểm tra xem hệ thống của bạn đã được cài đặt NPM hay là chưa. Bạn kiểm tra nếu thấy một phiên bản xuất hiện thì NPM đã được cài đặt trên hệ thống của bạn.
NPM là một phần mềm được cài đặt trên máy tính nên bạn có thể sử dụng nó để tiến hành thực hiện việc cài đặt cho các thư viện Javascript từ trên mạng internet. Nếu bạn muốn tiến hành cài đặt một thư viện bất kỳ nào đó thì bạn chỉ cần mở cửa sổ CMD hoặc Terminal rồi thực thi lệnh install package-name.
Sau khi cài đặt NPM, bạn có thể thường xuyên cập nhật các phiên bản mới của nó. Để cập nhật NPM, bạn chỉ cần vào trang web node.js và tải trình cài đặt. Các phiên bản mới này sẽ thay thế cho các phiên bản cuối cùng một cách tự động.
Có thể thấy được NPM là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp việc quản lý các thư viện Javascript trở nên dễ dàng hơn, đơn giản hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc xây dựng nền tảng cho dự án của bạn.
Hiểu rõ hơn NPM là gì, công dụng, cách thức hoạt động và cách cài đặt NPM như trong bài viết của Bizfly Cloud chắc chắn sẽ giúp bạn biết cách ứng dụng nó trong công việc và tập trung tốt hơn vào dự án của mình. Hiện nay có nhiều công cụ khác tương tự như NPM nhưng trong khuôn khổ bài viết này, NPM vẫn luôn là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn khi quản lý package.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud