Nhìn lại năm 2020: 4 dấu hiệu cho thấy nền tảng công nghệ điện toán đám mây đang lên ngôi
Dịch vụ đám mây đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong vài năm qua. Các giải pháp IaaS và Paas tạo nên cuộc cách mạng hóa trong cách thức hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Nhưng quá trình này cũng đi kèm với nhiều thách thức, và không phải mọi hướng đi đều suôn sẻ. Tại đây, hãy cùng Bizfly Cloud nhìn lại năm 2020 để tìm hiểu kỹ hơn về những nền tảng công nghệ điện toán đám mây đã và sẽ thống trị thế giới như thế nào
Tập trung triển khai multi-cloud
Trong năm 2018 - 2019, môi trường đa đám mây (multi-cloud) là một chủ đề nóng, được đưa ra thảo luận rôm rả tại nhiều sự kiện và diễn đàn chuyên ngành. Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đã và đang nhận ra những lợi ích của phát triển multi-cloud, cho phép giảm thiểu chi phí và quyền tự do thay đổi. Xét một số khía cạnh cho thấy multi-cloud sẽ là nền tảng khả thi cho doanh nghiệp thực thi chiến lược chuyển đổi số dài hạn.
Vận hành đám mây vẫn chưa khắc phục được vấn đề liên quan đến việc di chuyển khối lượng công việc giữa các cơ sở hạ tầng đám mây khác nhau. Năm qua, các công ty lớn về dịch vụ đám mây như IBM nỗ lực thu mua các công ty cung cứng dịch vụ nhằm giải quyết vấn đề này, nhưng vẫn chưa cho giải pháp hiệu quả nhất. Trong năm nay, đây sẽ là ưu tiên của các doanh nghiệp đang tìm cách tháo gỡ nút thắt của CI/CD Pipeline.
Trước mắt, doanh nghiệp vẫn đang tập trung đầu tư vào các dịch vụ cloud giúp họ khai thác hệ sinh thái đám mây bằng việc thiết lập, mở rộng, tích hợp và thúc đẩy triển khai trên các public cloud và private cloud.
Nâng cao các tiêu chuẩn bảo mật cho public cloud
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vừa ký kết hợp đồng 10 năm với Microsoft cho dự án JEDI (dự án phát triển hạ tầng đám mây chung phục vụ Bộ QP) chứng tỏ một bước ngoặt lớn, đóng vai trò thúc đẩy nhiều cơ quan chính phủ ứng dụng và dịch chuyển dữ liệu thông tin lên public cloud. Nguồn đầu tư tăng mạnh sẽ kích thích tính cạnh tranh của thị trường cloud giữa các nhà cung ứng dịch vụ.
Nâng cao các tiêu chuẩn bảo mật cho public cloud
Một tác động lớn nhất từ đây là khi nhu cầu tăng thì các tiêu chuẩn về thiết lập - vận hành đám mây cũng được nâng cao. Đặc biệt, khi các cơ quan chính phủ bắt đầu khai thác sâu hơn nền tảng này với danh sách dài các yêu cầu cực kỳ khắt khe; từ đó, sẽ tạo nên hiệu ứng cộng hưởng lan tỏa đến toàn bộ ngành. Dịch vụ cloud cần phải cải tiến liên tục và mạnh mẽ hơn so với tốc độ hiện tại để đáp ứng những tiêu chuẩn cao hơn về cấu trúc môi trường tích hợp và nhu cầu tách biệt dữ liệu giữa public cloud và nền tảng lưu trữ tại chỗ đang có.
Mặc dù, làn sóng này đang diễn ra tại Hoa Kỳ nhưng về thời gian, nó cũng có sự ảnh hưởng các thị trường khác, trong đó có cả Việt Nam.
Nâng cao tự động hóa kết nối mạng thông qua AI và Máy học (machine learning)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Máy học (ML) trong kinh doanh không chỉ còn là một ý tưởng viển vông mà đã bắt đầu có những bước triển khai hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào AI và ML, đồng thời tổ chức lại hoạt động kinh doanh và quản lý các dịch vụ CNTT để bắt kịp xu hướng này.
Qua quan sát Kubeflow, chúng ta nhận thấy dấu hiệu tích cực từ sự gia tăng các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp lâu năm đang tìm cách triển khai AI/ML như thế nào và làm sao để triển khai dễ dàng hơn. Trong một số công ty viễn thông và CNTT, họ đẩy nhanh ứng dụng AI với mong muốn có thể tối ưu hóa từ mức tiêu thụ điện năng đến tự động hóa trong việc bảo trì hệ thống.
Nâng cao tự động hóa kết nối mạng thông qua AI và Máy học (machine learning)
Kubernetes bắt đầu được quan tâm khai thác
Kubernetes trở thành một phần không thể thiếu của cơ sở hạ tầng đám mây hiện đại và đóng vai trò như cửa ngõ để xây dựng và thử nghiệm công nghệ mới. Điều đáng ngạc nhiên là, có nhiều doanh nghiệp định hướng lại mục tiêu cho nhóm DevOps để nhắm mới mục tiêu kích hoạt các ứng dụng serverless và tự động hóa điều phối dữ liệu.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng thận trọng hơn khi phát triển kubernetes. Mặc dù, công nghệ có thể mang đến những giá trị to lớn nhưng việc vận hành nó đòi hỏi mức độ kỹ thuật phức tạp và chuyên môn cao. Hiện tại, Kubernetes được sử dụng phổ biến trên quy mô lớn nên các doanh nghiệp nhỏ còn ngại ngần.
Đằng sau những thách thức này chúng ta hy vọng cộng đồng sẽ cùng trưởng thành và phát triển. Đồng thời, quá trình chuyển dịch sẽ được đẩy nhanh tốc độ và thị trường thuê ngoài dịch vụ đám mây cũng sôi động hơn.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia đề nghị: 4 bước cần tuân thủ để tăng tính bảo mật đám mây
Bizfly Cloudlà nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud