Chuyên gia đề nghị: 4 bước cần tuân thủ để tăng tính bảo mật đám mây
Theo Bizfly Cloud tìm hiêu bảo mật đám mây có thể ví như cách bạn ăn một con voi. Bạn không thể nuốt chửng một lần mà phải sẻ nhỏ và ăn từng miếng một. Điều này cũng đúng khi thiết lập bảo mật trong điện toán đám mây - những khó khăn trong quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn chia nhỏ quy trình theo 4 bước gồm: Đánh giá - Phân tích - Triển khai và Giám sát.
Quá trình chuyển đổi số đã thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực ứng dụng các dịch vụ đám mây với kỳ vọng mang đến sự linh hoạt, khả năng mở rộng và tối ưu chi phí. Nhưng các vi phạm liên quan đến đám mây cũng tăng lên nhanh chóng. Điển hình như vụ vi phạm tại Uber xảy ra do công ty lưu trữ thông tin đăng nhập AWS trong kho lưu trữ Github; tin tặc lợi dụng lỗ hổng để truy xuất và sử dụng để truy cập tài khoản AWS của Uber. Hay tại Verizon, xuất phát từ lỗi cấu hình sai cho S3 bucket do nhà cung cấp NICE Systems sở hữu và quản lý đã làm lộ tên, địa chỉ, chi tiết tài khoản và mã PIN của 14 triệu khách hàng Hoa Kỳ.
Bảo mật đám mây là yếu tố tiên quyết cần được quan tâm khi thiết lập đám mây
Hầu hết các vi phạm về bảo mật đều do lỗi cấu hình sai hoặc do sự hiểu biết hạn chế về bảo mật đám mây.
Nhiều nhóm an ninh cảm thấy khó bắt kịp với tốc độ phát triển của đám mây, diễn ra nhanh chóng, đáng kinh ngạc. Việc nâng cấp và thay đổi các biện pháp kiểm soát an ninh cũng có thể để lại những lỗ hổng.
Bảo mật đám mây là yếu tố tiên quyết cần được quan tâm khi thiết lập đám mây
Một vấn đề khác còn tồn lại là thiếu các chính sách hoặc hướng dẫn bảo mật dành riêng cho đám mây. Các mô hình bảo mật chung cũng có thể khiến dữ liệu bị tấn công, nếu không phân rõ trách nhiệm bảo mật dữ liệu với doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ đám mây, người dùng hay cùng cả ba bên.
>> Tìm hiểu thêm: Điện toán đám mây là gì? Lợi ích và ứng dụng thực tế nổi bật
4 bước quan trọng để kiểm soát và nâng cao bảo mật đám mây
Quy trình 4 giai đoạn này sẽ giúp các tổ chức hiểu rõ về bảo mật trong thiết lập đám mây, nắm rõ về điểm khó khăn và rủi ro có thể xảy đến, và quan trọng nhất - có sự hiểu biết để xác định lộ trình đúng giúp nâng cao bảo mật đám mây.
Đánh giá
Đánh giá và kiểm tra các ứng dụng đám mây đang triển khai để thống kê tài nguyên và khối lượng công việc đang được triển khai ở đó. Từ đó sớm nhận diện các mối đe dọa tiềm ẩn, lỗ hổng bảo mật và tình hình an ninh tổng thể cho toàn hệ thống. Doanh nghiệp cũng cần xem xét các hoạt động bảo mật từ phía nhà cung cấp dịch vụ đám mây để đánh giá nó có cần bổ sung hay nâng cấp. Doanh nghiệp cần có các công cụ và quy trình chuyên biệt để phát hiện lỗ hổng. Kết quả đánh giá có thể được sử dụng để làm căn cứ xác định vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải và xây dựng lộ trình bảo mật đám mây phù hợp trong tương lai.
Phân tích
Bắt đầu bằng việc xác định các điểm sai lệch so với chương trình khung (frameworks) và tiêu chuẩn bảo mật trong triển khai đám mây hiện có. Tiếp theo, kiểm tra các lỗ hổng được phát hiện; đồng thời lên kịch bản định lượng rủi ro và mối đe dọa tiềm ẩn chúng có thể gây ra. Từ đây, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát bảo mật phù hợp để vá lỗ hổng và ưu tiên thứ tự triển khai.
Những thông tin doanh nghiệp thu thập trong bước phân tích này có thể giúp đội an ninh đưa ra các quyết định sáng suốt hơn khi triển khai bảo mật đám mây và đảm bảo tính tính nhất quán trong quá trình thiết lập đám mây.
Triển khai
Sau khi đã có sự hình dung rõ ràng về tình trạng bảo mật, doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề bảo mật bằng việc lên phương án và triển khai các biện pháp bảo mật bắt buộc. Điều này sẽ đảm bảo một cách tiếp cận nhất quán khi triển khai đám mây và quy trình bảo mật.
Nên bắt đầu từ các cấu hình và bước kiểm soát bảo mật từ nhà cung cấp dịch vụ, để để thiết lập mô hình bảo mật bắt buộc để quản lý tài nguyên một cách an toàn và thống nhất.
Giám sát
Bảo mật đám mây cần phải tăng cường khi các thiết lập liên quan đến đám mây hay khối lượng công việc xử lý trên đám mây tăng lên. Để đảm bảo tuân thủ quy trình bảo mật, việc triển khai đám mây cần được giám sát liên tục theo các tiêu chuẩn đã được thỏa thuận và thiết lập trước đó. Nhằm tối ưu hiệu suất, doanh nghiệp có thể tận dụng các công cụ và nền tảng giám sát bảo mật tự động hóa.
Bằng việc chủ động thiết lập và theo dõi các bước bảo mật trong triển khai dịch vụ đám mây sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích, đồng thời đánh giá các rủi ro và mối đe dọa để kịp thời đưa ra phương án giải quyết. Đồng thời, quá trình này cũng cung cấp thông tin chi tiết giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình bảo trì và nâng cấp, đảm bảo mọi thiết lập đám mây đều an toàn trong hiện tại và tương lai.
Theo Techradar.com
>> Có thể bạn quan tâm: Chống lại những mối đe dọa tấn công từ nội bộ khi triển khai điện toán đám mây
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud