Nguyên nhân phổ biến khiến website bị sập

940
25-03-2019
 Nguyên nhân phổ biến khiến website bị sập

Theo Bizfly Cloud chia sẻ website sập là một vấn đề khá lớn của doanh nghiệp. Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, nơi trưng bày sản phẩm, cửa hàng online, nơi kết nối với khách hàng…

Việc website bị ngừng hoạt động, sập đột ngột không đúng lúc, không khác gì việc doanh nghiệp ngừng hoạt động trong giờ hành chính. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc website gặp sự cố ngừng hoạt động, dưới đây là một số trong những lý do phổ biến nhất.

>> Có thể bạn quan tâm: 3 lý do khiến website bị sập và có nguy cơ bị mất vĩnh viễn

1. Lỗi plugin

Các plugin là các đoạn mã và phần mềm bổ sung được cắm vào cung cấp các chức năng hoặc tính năng bổ sung cho website. Các tính năng bổ sung này có thể chỉ là một hình thức liên lạc đơn giản cho đến lịch sự kiện, phức tạp hơn nữa thì là toàn bộ hệ thống mạng xã hội.

Tuy nhiên, các plugin thường được tạo bởi các bên thứ ba do đó không phải lúc nào các plugin này cũng có tính ổn định.

Ngoài ra, một số plugin có thể rất tuyệt tại một thời điểm nhưng đến thời điểm nào đó nếu người tạo ra chúng không phát triển tiếp, các plugin này chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời và bị lỗi. WordPress hay bị sự cố khi cài đặt và kích hoạt một plugin không phù hợp. Hoặc khi bạn cập nhật cài đặt WordPress của mình lên phiên bản mà plugin của bạn không tương thích, chúng cũng gây ra sự cố.

2. Code lỗi

Tương tự như lỗi plugin, yếu tố thứ hai liên quan đến code web. Tuy nhiên, nó thường là lỗi của người làm việc trực tiếp với website. Nếu bạn hoặc nhà cung cấp trang web đang thực hiện cập nhật và website bị hỏng ngay sau đó, đây rất có thể là nguyên nhân.

3. Lỗi nhà cung cấp server/ hosting

Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến nằm ngoài tầm tay kiểm soát của bạn, bạn không gây ra chúng và cũng không tự mình khắc phục được chúng. Website bị lỗi do nhà cung cấp đang gặp sự cố máy chủ có thể do đang tiến hành bảo trì theo lịch trình hoặc đang phải trải qua các thảm họa thiên nhiên gây đến các cơ sở lưu trữ dữ liệu…

Nguyên nhân thứ ba này chắc chắn sẽ luôn được khắc phục, tuy nhiên đó là công việc của nhà cung cấp server, còn bạn và doanh nghiệp sẽ phải chờ đợi cho đến khi việc sửa lỗi hoàn thành.

4. Bạn cần tăng cấu hình hosting/ server

Có các gói xử lý khác nhau dựa trên kích thước và lưu lượng truy cập của website. Nếu khởi điểm ban đầu bạn chỉ sử dụng gói nhỏ cho một website nhỏ bé, thì sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu một ngày website của bạn trở nên nổi tiếng, lượng truy cập gia tăng lên con số khổng lồ và nó bị sập đột ngột vì không đủ cấu hình xử lý.

5. Lưu lượng truy cập lớn

Lưu lượng truy cập của website càng tăng cao, doanh nghiệp của bạn càng phát triển. Tuy nhiên nếu lưu lượng truy cập tăng đột biến, nó có thể làm sập website ngay lập tức.

Hãy tưởng tượng website của bạn như là một cây cầu dây kiểu cũ. Nếu chỉ có vài người lần lượt đi qua đi lại nhịp nhàng đều đặn hàng ngày thì đây chắc chắn là một cây cầu tốt, vững chắc đảm bảo an toàn cho mọi người có thể đi ngang qua một hoặc hai lần. Tương tự như việc website của bạn có số ít người dùng truy cập ra vào đều đặn vậy.

Bỗng nhiên có 100 người chạy thật nhanh trên cầu sau đó nhảy lên nhảy xuống, chắc chắn cây cầu sẽ bị gãy làm đôi, cũng giống như website tự dưng phải gánh chịu một lượng truy cập quá lớn đột ngột, website cũng sẽ sập.

Nếu bạn sở hữu một bài đăng có độ lan truyền chóng mặt và sau đó đột nhiên trang web lại bị gặp sự cố, thì rất có thể nguyên nhân là do lưu lượng truy cập đã tăng lên đột biến.

Một cuộc tấn công DDoS cũng là một trong những nguyên nhân khiến website bị sập do lưu lượng truy cập quá lớn. 

6. Tấn công Brute Force

Nguyên nhân này cũng tương tự như lưu lượng truy cập bị tăng đột biến, ngoại trừ hai khác biệt sau:

Lưu lượng truy cập mà bạn nhận được là các spam bots và virus software đang cố gắng đột nhập vào backend của trang web.

Trên internet, có vô số bot nhỏ đang crawl qua lại các trang web, cố gắng tìm những lỗ hổng giúp chúng có thể xâm nhập vào trong. Nếu website của bạn có lỗ hổng, nó sẽ thu hút các con bot này, giống như một đàn cá mập bị thu hút bởi con mồi vậy.

Các chương trình giả mạo cố gắng xâm nhập vào khu vực quản trị viên của trang web khiến website bị sập ngay cả khi chúng không thực sự đột nhập vào trang web!

7. Domain hết hạn

Domain tách biệt hoàn toàn với website hosting/server. Nếu Domain hết hạn (điều này xảy ra khá thường xuyên mà không có người nhận ra), trang web của bạn sẽ ngừng hiển thị.

Do đó, đừng bao giờ để cho tên miền của bạn hết hạn.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

SHARE