Metadata là gì? Tìm hiểu về 9 Ví dụ điển hình nhất của Metadata

1297
17-09-2018
Metadata là gì? Tìm hiểu về 9 Ví dụ điển hình nhất của Metadata

Bạn sẽ hay bắt gặp thuật ngữ Metadata xuất hiện nhiều trong các tài liệu về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nếu không phải là nhân sự có nền tảng trong lĩnh vực này, sẽ rất khó để hiểu được một cách chính xác Metadata là gì.

Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết hơn về Metadata, những lợi ích và ứng dụng thực tiễn mà Metadata mang lại trong bài viết dưới đây.

Metadata là gì?

Metadata (Siêu dữ liệu) chỉ đơn giản là dữ liệu về dữ liệu (data about data). Cụ thể, nó là mô tả và bối cảnh của dữ liệu, giúp chúng ta có thể tổ chức, tìm và hiểu dữ liệu.

Các metadata điển hình bao gồm:

  • Tiêu đề và mô tả 
  • Thẻ và danh mục
  • Ai đã tạo và khi nào
  • Ai sửa đổi lần cuối và khi nào Ai có thể truy cập, ai có thể cập nhật  

Lợi ích Metadata mang lại

Metadata đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng website, bao gồm quản lý, tổ chức và sử dụng dữ liệu. Từ đó tạo điều kiện cho việc phát hiện, tìm kiếm và truy xuất thông tin dễ dàng hơn. Metadata thực hiện nhiều chức năng chứa mô tả nội dung trang web cùng với hệ thống từ khóa có liên kết chặt chẽ với nội dung.

Metadata có thể được gắn thẻ cho bất kỳ đối tượng nào, đồng thời tự động liên kết với các yếu tố phù hợp khác. Do các công cụ tìm kiếm có nhiệm vụ xem xét các thẻ meta để đánh giá mức độ liên quan với trang web, độ chính xác của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc truy cập website của người dùng.

Những lợi ích khác mà Metadata mang lại có thể kể đến như:

  • Tìm kiếm tài nguyên theo nhiều tiêu chí khác nhau
  • Nhận diện, thu thập tài nguyên theo chủ đề
  • Truy xuất tài nguyên
Lợi ích Metadata mang lại

Metadata đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng website

Các định dạng Metadata

Dưới đây là một số định dạng Metadata được sử dụng phổ biến hiện nay.

Metadata trong thư viện

Metadata trong thư viện dùng để tổ chức, cơ cấu lại thông tin một cách khoa học hơn, thuận tiện cho việc tra cứu và sử dụng. Nhìn chung, định dạng Metadata này giống như một phương tiện phân loại thông tin được lưu trữ. Phần thẻ danh mục sẽ gồm một hệ thống dữ liệu giống như cuốn sách với thành phần cơ bản như tên sách, tác giả, mục lục, tóm tắt nội dung và mã danh mục trong thư viện.

Metadata trong mạng internet

Có thể hiểu định dạng Metadata trong mạng internet là chỉ định và xử lý lượng truy cập mạng internet. Nếu không có Metadata thì không có thông tin nào được truyền tải qua internet.

Metadata khi truyền tải qua internet được chia tiếp thành nhiều gói, mỗi gói mang một thông tin đích cụ thể. Nói cách khác, khi gửi một gói tin qua mạng internet sẽ cần đến Metadata để hoàn thành công việc.

Metadata trong tệp tin

Mỗi tệp lưu trữ trên máy tính đều liên kết với một bộ Metadata mà cung cấp thông tin về nguồn gốc, tác giả và những thông tin khác. Có thể nói, Metadata trong tệp tin là phần thông tin lưu trữ trong tệp, bao gồm tên file, tên thiết bị, mạng máy chủ và nơi lưu trữ tệp tin.

Trường hợp sử dụng

1. Một bức ảnh (Photo)

Metadata được thu thập và lưu lại kèm tấm ảnh

Metadata được thu thập và lưu lại kèm tấm ảnh

Khi bạn chụp ảnh bằng máy ảnh, một loạt siêu dữ liệu được thu thập và lưu lại kèm với tấm hình đó:

  • Ngày và giờ
  • Tên tệp
  • Cài đặt camera
  • Vị trí địa lý

2. Một quyển sách

Mỗi cuốn sách có một số siêu dữ liệu chuẩn trên bìa và phía bên trong

Mỗi cuốn sách có một số siêu dữ liệu chuẩn trên bìa và phía bên trong

Mỗi cuốn sách có một số siêu dữ liệu chuẩn trên bìa và phía bên trong, bao gồm:

  • Tiêu đề
  • Tên tác giả
  • Chi tiết về nhà xuất bản và bản quyền
  • Mô tả ở mặt sau
  • Mục lục
  • Bản liệt kê
  • Số trang

3. Blog Post

Mỗi bài đăng trên blog đều có các trường siêu dữ liệu chuẩn

Mỗi bài đăng trên blog đều có các trường siêu dữ liệu chuẩn

Mỗi bài đăng trên blog đều có các trường siêu dữ liệu chuẩn, chúng thường ở trên của đoạn đầu tiên, bao gồm:

  • Tiêu đề
  • Tác giả
  • Thời gian xuất bản
  • Thể loại
  • Thẻ (tags)

4. Email

Mỗi email bạn gửi hoặc nhận có một số trường siêu dữ liệu

Mỗi email bạn gửi hoặc nhận có một số trường siêu dữ liệu

Mỗi email bạn gửi hoặc nhận có một số trường siêu dữ liệu, nhiều trường trong số đó bị ẩn trong tiêu đề thư và không hiển thị trong ứng dụng thư. Siêu dữ liệu này bao gồm:

  • Subject
  • From
  • To
  • Ngày và thời gian đã gửi
  • Tên và IP của server gửi, nhận
  • Định dạng (văn bản thuần túy của HTLM)
  • Chi tiết phần mềm chống spam

5. Tài liệu điện tử (Electronic Document)

Mỗi phần mềm xử lý văn bản thu thập một số metadata chuẩn và cho phép bạn thêm các trường của riêng mình, bao gồm:

  •  Tiêu đề 
  •  Subject 
  •  Tác giả 
  •  Công ty 
  •  Trạng thái 
  •  Ngày và thời gian tạo 
  •  Ngày giờ sửa đổi cuối cùng 
  •  Số trang  
Mỗi phần mềm xử lý văn bản thu thập một số metadata chuẩn

Mỗi phần mềm xử lý văn bản thu thập một số metadata chuẩn

6. Spreadsheet

Bảng tính chứa một vài trường siêu dữ liệu:

  • Tên tab
  • Tên bảng
  • Tên cột
  • Comment của người dùng
Bảng tính chứa một vài trường siêu dữ liệu

Bảng tính chứa một vài trường siêu dữ liệu

7. Files máy tính

Tất cả các trường mà bạn thấy trong file explorer đều là các siêu dữ liệu

Tất cả các trường mà bạn thấy trong file explorer đều là các siêu dữ liệu

Tất cả các trường mà bạn thấy trong file explorer đều là các siêu dữ liệu. Dữ liệu thực sự nằm bên trong các tệp đó. Siêu dữ liệu bao gồm:

  • Tên tệp
  • Loại
  • Kích thước
  • Ngày và thời gian tạo
  • Ngày giờ sửa đổi cuối cùng

8. Trang web

Mỗi trang web có một số trường siêu dữ liệu như: Tiêu đề trang, biểu tượng...

Mỗi trang web có một số trường siêu dữ liệu như: Tiêu đề trang, biểu tượng...

Mỗi trang web có một số trường siêu dữ liệu:

  • Tiêu đề trang
  • Mô tả trang
  • Biểu tượng

9. Paper Files

Metadata - Siêu dữ liệu và những thông tin cần biết

Các tệp tài liệu giấy thường có siêu dữ liệu quản trị, giúp quản lý tài liệu, bao gồm:

  • Kí tự được sắp xếp theo thứ tự abc
  • Thông tin kiểm soát truy cập
  • Logo

Ứng dụng của Metadata

Ngày nay, người dùng có thể dễ dàng khởi tạo hoặc chỉnh sửa bất kỳ định dạng dữ liệu nào với Metadata. Với khả năng kéo dài tuổi đời của dữ liệu, Metadata hỗ trợ xây dựng dữ liệu theo phương pháp sử dụng thuật ngữ liên tiếp. Metadata cũng cho phép nhiều đối tượng tối ưu hóa kết nối. Theo đó, công cụ tìm kiếm sẽ xác định nội dung hiển thị phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng bằng cách liên kết với HTML.

Các doanh nghiệp thường sử dụng Metadata để thu thập thông tin, phục vụ cho việc cải tiến sản xuất và quản lý. Về phía nhà cung cấp nội dung, họ cần Metadata để xử lý các loại dữ liệu khác nhau. Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI, việc quản lý Metadata được đơn giản hóa bằng cách tự động gắn thẻ nội dung và cài đặt danh mục.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn loại bỏ metadata (siêu dữ liệu) trong file PDF

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Metadata
SHARE