Main là gì? Cách chọn mainboard phù hợp cho máy tính

1506
15-10-2020
Main là gì? Cách chọn mainboard phù hợp cho máy tính

Nếu bạn đang có ý định mua một chiếc máy tính hay muốn tìm hiểu về cấu tạo của máy thì không thể không biết main là gì. Khi lựa chọn mua laptop bạn thường chú ý đến CPU, RAM hay card màn hình của máy mà không để ý đến main (hay mainboard). Thiết bị này có ảnh hưởng rất lớn đến kích thước máy tính cũng như khả năng nâng cấp cấu hình về lâu dài. Vì vậy hãy cùngBizfly cloud tìm hiểu về main cũng như cách lựa chọn nó sao cho phù hợp nhất nhé!

Main là gì? Có vai trò ra sao?

Main, viết tắt của mainboard hay còn gọi là bo mạch chủ. Cấu tạo bo mạch chủ là một bảng mạch chính thường được đặt tại trung tâm của thân máy tính nhằm kết nối tất cả các thiết bị, linh kiện như CPU, RAM... và các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím...) lại với nhau thành một thể thống nhất. Ngoài chức năng kết nối thì main còn giúp điều khiển các luồng dữ liệu giữa các thiết bị trong máy tính cũng như cung cấp nguồn điện cho các linh kiện được gắn trên nó hoạt động. Chính vì bo mạch chủ có vai trò quan trọng như thế nên nó được ví như một bộ não điều khiển mọi thứ trên máy tính.

Các thành phần của main có chức năng ra sao?

Bạn đừng cho rằng phần này của bài viết là không cần thiết nhé vì nó cũng có liên quan đến việc cách chọn mua mainboard đấy! Vậy các thành phần cấu tạo nên main là gì?

Các thành phần của main có chức năng ra sao

- Chipset ( Chip cầu Bắc và chip cầu Nam (North/ South Bridge chip) : có vai trò đảm bảo sự kết nối giữa các thiết bị trên mainboard như CPU, RAM và các thiết bị ngoại vi. Ngoài ra, chipset còn giúp truyền dữ liệu từ ổ đĩa cứng đi đến bộ nhớ rồi đến CPU, cũng như có chức năng điều khiển RAID,... Ngày nay các chipset hiện đại đều được tích hợp sẵn card đồ họa, card âm thanh (thường được gọi là card onboard)... giúp bạn chạy được kha khá chương trình mà không cần phải mua thêm các card rời.

- Socket (đế cắm CPU): là nơi cắm các bộ vi xử lý của Intel, AMD... Bạn cần lưu ý vì tuỳ vào loại CPU sẽ có các đế cắm khác nhau vì vậy bạn cần chọn loại bo mạch chủ sao cho phù hợp.

- BIOS: là một trong những linh kiện quan trọng nhất trong mỗi main, bởi chúng chứa đựng các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được hàn trực tiếp vào mainboard hoặc được gắn vào đó và có thể tháo ra khi cần.

- Khe cắm RAM: là nơi để lắp đặt các thanh RAM vào máy tính. Những khe cắm này quyết định khả năng nâng cấp cấu hình về lâu dài để tăng cường hiệu suất máy tính của bạn.

- Khe cắm ICA: Được sử dụng để gắn thêm vào bo mạch mở rộng: Bo mạch âm thanh hoặc là hình ảnh

- Khe cắm PCI Express: Đây là dạng khe cắm chuẩn hỗ trợ băng thông cấp 30 lần so với PCI đề ra, hoàn toàn có thể thay thế hoàn toàn các khe cắm PCI lẫn AGP.

- Ngoài ra trên main còn có các khe cắm mở rộng khác như khe cắm card đồ họa, card mạng, hay card âm thanh…

Những yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn mainboard?

Để lựa chọn một mainboard vừa ý, bạn cần xem xét đến những yếu tố sau:

- Ngân sách hiện tại của bạn

Giá của các bo mạch chủ thường rơi vào khoảng từ 1,2 triệu  đến 11 triệu đồng tùy vào chất lượng. Nếu bạn không có nhiều tiền và cũng không có nhu cầu sử dụng các phần mềm, game cấu hình cao, thì các loại main có giá dưới 2 triệu là khá phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu ép xung chip Intel thì các loại mainboard trên 2 triệu mới hỗ trợ tính năng này. Nếu bạn có từ 2 triệu đến dưới 4,5 triệu đồng thì có thể trải nghiệm những bo mạch chủ khá tốt được trang bị đèn RGB, VRM, hệ thống tản nhiệt… Và tất nhiên từ khoảng 4,5 triệu trở lên sẽ dành cho những ai có nhu cầu chơi game hạng nặng hay thường xuyên sử dụng các phần mềm edit video, đồ họa…

- Sự tương thích giữa CPU và socket

Như phần trên đã đề cập, tuỳ vào loại CPU sẽ có các đế cắm (socket) khác nhau. Chẳng hạn bạn sử dụng CPU của Intel thì có thể mua main chứa đế cắm LGA 2066, LGA 1151-v2, … hay với AMD thì các socket phổ biến gồm có LGA TR4, PGA AM4… Đây chỉ là một vài ví dụ cơ bản, thực tế bạn cần phải tự nghiên cứu xem dòng CPU mình định mua là gì và tìm các mainboard tương ứng hoặc nhờ sự tư vấn tại các cửa hàng máy tính… 

- Kích thước bo mạch chủ

Bạn nên chọn mainboard có kích thước sao cho phù hợp với kích thước của case máy tính mà vẫn đảm bảo gắn được các thiết bị cần thiết lên main. Hiện tại mainboard trên thị trường có khoảng 4 loại kích thước, theo thứ tự từ nhỏ tới lớn gồm mini-ITX, micro-ATX, ATX và E-ATX:

Những yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn mainboard

4 loại kích thước main

Mini-ITX: chỉ có một khe cắm card VGA, một số ít đầu nối với ổ cứng và RAM, đổi lại nó phù hợp với các bộ máy nhỏ gọn nhất.

Micro-ATX và ATX: có kích thước phù hợp với hầu hết các case máy tính hiện nay, đồng thời hỗ trợ nhiều khe cắm đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng phổ thông. Có thể nói đây là hai kích thước được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

E-ATX: có kích thước lớn nhất và nhiều khe cắm nhất tuy nhiên người dùng phổ thông hầu như không cần khai thác hết khả năng của loại mainboard này, chỉ trừ một vài người dùng với mục đích đặc thủ. Vì vậy, với phần lớn người dùng, việc sử dụng loại này chỉ tốn thêm chi phí và làm cồng kềnh thêm cho bộ máy một cách không cần thiết.

- Số khe cắm RAM

Quyết định đến khả năng nâng cấp bộ nhớ RAM cho cấu hình máy tính. Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều có 4 khe cắm RAM, một số loại chỉ có 2 khe như Mini-ITX và một số có đến 8 khe cắm. Việc lựa chọn bao nhiêu khe là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng người, bạn sẽ cần nhiều thanh RAM hơn nếu muốn chơi những tựa game hoành tráng, hay chạy những phần mềm máy ảo, đồ họa…

mainboard và những thông tin cần biết

Main có 8 khe cắm RAM

- Nhu cầu ép xung

Nhiều bạn có mong muốn đẩy xung nhịp CPU lên mức cao nhất có thể để tăng hiệu suất máy tính. Như trên đã nói, các mainboard dưới 2 triệu đồng thường không hỗ trợ ép xung Intel. Vì vậy bạn cần lưu ý xem bo mạch chủ nào đáp ứng nhu cầu ép xung nhé.

- Âm thanh

Nếu bạn chỉ dùng máy tính để nghe nhạc, giải trí thông thường thì hầu hết các main hiện tại đều có khả năng xử lý âm thanh khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn là những người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh… cần chất lượng âm thanh chuyên nghiệp thì có thể tra các codec trên mainboard xem nó thuộc loại trung bình hay cao cấp. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm card âm thanh hay loa USB có hỗ trợ DAC… để có được bộ xử lý âm thanh như ý.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bo mạch chủ máy tính. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được main là gì và cách thức để lựa chọn một mainboard phù hợp cho máy tính… Hãy để lại email của bạn bên dưới để được cập nhật những bài viết hữu ích về công nghệ từ BizFly Cloud nhé!

Theo BizFly Cloud tìm hiểu

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Main
SHARE