JavaScript: Làm thế nào mà nó trở nên phổ biến như vậy?

1211
29-03-2019
JavaScript: Làm thế nào mà nó trở nên phổ biến như vậy?

JavaScript là ngôn ngữ lập trình linh hoạt và mạnh mẽ được triển khai nhất quán bởi các trình duyệt web khác nhau. Cùng với HTML và CSS, đây là thành phần cốt lõi của công nghệ web. HTML chịu trách nhiệm về cấu trúc và CSS chịu trách nhiệm về kiểu dáng, còn JavaScript cung cấp tính tương tác cho các trang web trong trình duyệt.

JavaScript không phải là nền tảng của sự phát triển web hiện đại. Trên thực tế, ngôn ngữ này được tạo ra trong vòng chưa đầy hai tuần với mục đích rất khác biệt.

Lịch sử của JavaScript

Khi Internet bùng nổ việc sử dụng công cộng vào những năm 1990, các công ty công nghệ đã nỗ lực để xây dựng lên những trình duyệt web mạnh mẽ và hiệu quả nhất trên thị trường. Điều này đã châm ngòi cho cuộc chiến trình duyệt đầu tiên của người dùng, giữa Microsoft (Internet Explorer) và NetScape (NetScape Navigator) để giành quyền thống trị trong việc sử dụng trình duyệt web.

JavaScript: Làm thế nào mà nó trở nên phổ biến như vậy? - Ảnh 1.

Netscape cần một ngôn ngữ scripting nhẹ giúp việc lập trình trở nên dễ dàng, giúp cho việc phát triển web dễ tiếp cận mà không cần các chương trình đào tạo sâu hơn. Năm 1995, một nhân viên của NetScape, Brendan Eich, đã được giao nhiệm vụ trong 10 ngày phải xây dựng cho công ty một scripting language thật nhẹ. Eich đã xây dựng Mocha, sau này được đổi tên thành JavaScript.

Ban đầu JavaScript không bao giờ có ý định trở thành ngôn ngữ chuẩn cho web! Tuy nhiên, sau khi NetScape được AOL mua lại, chuyển mã trình duyệt sang Mozilla Foundation, mức độ phổ biến của JavaScript đã tăng lên.

JavaScript hiện là công nghệ web thiết yếu được hỗ trợ bởi các trình duyệt web phổ biến nhất. Sự quen thuộc với ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ ai muốn trở thành nhà phát triển web, đó là lý do tại sao JS là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất trong Stack Overflow's Developer Survey 6 năm liên tiếp.

JavaScript có ba loại popup box: JavaScript alert box (thông báo), JavaScript confirm box (xác nhận), và JavaScript prompt box (nhắc nhở).

Tải JavaScript tại: https://en.softonic.com/downloads/javascript

JavaScript: Làm thế nào mà nó trở nên phổ biến như vậy? - Ảnh 2.

Mức độ phổ biến của JavaScript

Bạn có thể sẽ thắc mắc: làm thế nào mà một ngôn ngữ được viết trong 10 ngày chỉ bởi một người lại trở thành phổ biến và được sử dụng rộng rãi đến vậy trên thế giới? Bởi vì JavaScript đã trở thành một cú hích vì nó biến trình duyệt web thành nền tảng ứng dụng. Cụ thể như sau:

1. JavaScript có thể được sử dụng trong cả front-end và back-end của phát triển web.

2. JavaScript được chuẩn hóa, do đó, nó được cập nhật thường xuyên với các phiên bản mới.

3. JavaScript hoạt động với mô hình đối tượng tài liệu (Document object model - DOM), để đáp ứng các tương tác của người dùng. DOM là cấu trúc trong trình duyệt hiển thị các trang web.

4. JavaScript đem lại cho các website tính tương tác như chuyển động cuộn và chuyển động của đối tượng. Các trình duyệt hiện đại vẫn đang cạnh tranh để xử lý JavaScript nhanh nhất giúp cho trải nghiệm người dùng được tốt nhất. Chrome, trình duyệt Internet được sử dụng nhiều nhất trong năm 2017, đã rất thành công một phần nhờ khả năng xử lý JavaScript nhanh chóng.

5. JavaScript cung cấp một loạt các framework và thư viện giúp các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phức tạp với chi phí thấp. Các lập trình viên có thể nhập các thư viện và framework trong code để tăng cường chức năng ứng dụng.

JavaScript: Làm thế nào mà nó trở nên phổ biến như vậy? - Ảnh 3.

Các trình duyệt web phổ biến nhất trong năm 2017

JS cho máy chủ

Đầu những năm 2000, các nền tảng lớn như Facebook và Google đã bắt đầu sử dụng JavaScript để lập trình back-end. JavaScript đã giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô vì các kỹ sư có thể áp dụng các kỹ năng của mình vào server-side context.

Server-side JavaScript đã trở nên phổ biến vì nó có khả năng mở rộng trong điện toán đám mây và back-end. Trong máy chủ, JavaScript có thể được tích hợp với các ngôn ngữ khác để giao tiếp với cơ sở dữ liệu. Các trình duyệt có các công cụ có thể xử lý JavaScript nhanh chóng và điều này đã khuyến khích việc sử dụng phía máy chủ nhiều hơn.

Node.JS (hoặc Node), là một trong những phiên bản phổ biến nhất của JavaScript phía máy chủ. Node được sử dụng để viết các nền tảng lớn cho NASA, eBay và nhiều nền tảng khác. Vì Javascript có thể thực thi các chương trình không theo thứ tự, nên Node có thể sử dụng nó để tạo các ứng dụng web có thể mở rộng, nền tảng nhắn tin và trò chơi nhiều người chơi. Đây là lý do tại sao Google Cloud và Amazon Web Service sử dụng Node cho một số dịch vụ của mình.

JavaScript có thể làm gì khác?

Ngoài web, JavaScript còn góp mặt trong các ứng dụng đa nền tảng. Các ứng dụng máy tính độc lập phổ biến như Slack, GitHub, Skype và Tidal được phát triển với khung JavaScript có tên Electron.js. Electron thích hợp cho việc tạo ra các ứng dụng máy tính hoạt động trên các thiết bị khác nhau bất kể hệ điều hành.

Ngoài ra, JavaScript có tiềm năng mở rộng sang các công nghệ tiên tiến khác như thực tế ảo và gaming. JavaScript là lựa chọn tuyệt vời cho animating, rendering và scaling. JavaScript thậm chí đã đóng góp rất nhiều vào IoT, giúp cho các thiết bị đơn giản như tủ lạnh trở nên thông minh hơn. Các thiết bị điện tử có khả năng tương tác và thu thập dữ liệu bằng thư viện JavaScript.

Kết luận

Khi đi sâu vào lập trình hoặc phát triển web, bạn sẽ thấy JavaScript thực sự là một ngôn ngữ đáng để học. Các khả năng của JavaScript cho phép bạn sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lập trình đến phát triển web.

Nắm vững những kiến thức về "vanilla" hay JavaScript đơn giản sẽ giúp bạn giải quyết các khung và thư viện phức tạp, đồng thời giúp bạn trở thành một nhà phát triển tài năng.

Nguồn: tech.vccloud.vn

>> Có thể bạn quan tâm: Sơ bộ về kiến trúc của Java

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE