Hacker là gì? Có phải tất cả các hacker đều xấu?

1128
26-08-2020
Hacker là gì? Có phải tất cả các hacker đều xấu?

Khi hỏi hacker là gì, chúng ta có nhiều định kiến về một nhóm người làm công việc "xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng". Với hàng loạt các vụ án tấn công bất hợp pháp vào hệ thống máy tỉnh của Chính phủ, Ngân hàng hay Doanh nghiệp để lấy cắp dữ liệu và tài nguyên, vô hình trung dư luận phác họa một hình ảnh xấu xí, gai góc và tham lam mặc định cho hacker.

Trong bài viết này, Bizfly Cloud muốn bạn đọc hiểu hơn hacker là gì, có những loại hacker nào và mục đích của họ là gì? Từ đó, bạn sẽ có cách nhìn nhận khách quan hơn về nhóm người này.

Hacker là gì?

Để hiểu hacker là gì chúng ta cần tìm hiểu khái niệm hacking. Trong tiếng Anh, Hacking mang hàm nghĩa chỉ hành động lợi dụng các lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng Internet, phần cứng hay phần mềm máy tính của một cá nhân hoặc doanh nghiệp/tổ chức, nhằm mục đích xâm nhập và tác động một cách bất hợp pháp phục vụ lợi ích cá nhân.

Hacker không nhất thiết phải là một lập trình viên giỏi. Họ biết các thủ thuật, kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, lợi dụng các lỗi bảo mật của một hệ thống máy tính hay phần mềm để chỉnh sửa, thay đổi với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau.

Hacker là gì

Công việc chính của một hacker là gì?

Những công việc chủ yếu của hacker thường bao gồm các hoạt động lập trình, quản trị hệ thống và bảo mật. Hacker có thể là một cá nhân đơn lẻ hoặc cả một tổ chức, có khả năng ngăn chặn an ninh để truy cập dữ liệu trái phép. Để có thể làm được điều này thì họ phải là lập trình viên hoặc người sử dụng máy tính có tay nghề cao. Ngoài ra, hacker cũng có thể là những chuyên gia viết phần mềm, có khả năng định vị những lỗ hổng bảo mật và lợi dụng chúng để truy cập vào các hệ thống đảm bảo an ninh.

Trong một số trường hợp, hacker còn được thuê bởi các cá nhân, tổ chức để tấn công vào một hệ thống nhất định hoặc lấy cắp thông tin theo yêu cầu.

Công việc chính của một hacker là gì

Hacker có khả năng ngăn chặn an ninh để truy cập dữ liệu trái phép

Những loại hacker bạn cần biết

Dựa vào kỹ năng và mục đích xâm nhập hệ thống mà chúng ta có thể phân thế giới hacker thành 7 loại người sau.

Script Kiddie

Hacker thuộc nhóm script kiddie là những người không có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Nhưng họ có sự hiểu biết nhất định, biết cách sử dụng các đoạn mã có sẵn hoặc phần mềm hacking có sẵn để tấn công vào đối tượng mạng mà họ nhắm tới.

Hacker mũ trắng

Hacker mũ trắng hay white hat là những hacker có đạo đức. Việc họ hacking vào hệ thống hay phần mềm, ứng dụng, website để kiểm tra hệ thống an ninh, phát hiện lỗ hổng nhằm kịp thời sửa chữa và cập nhật nâng cấp. Họ là những có chuyên môn chuyên sâu thuộc lĩnh vực CNTT và an toàn thông tin, khoa học máy tính. Hacker mũ trắng có lý tưởng rõ ràng về định hướng và trách nhiệm công việc mà họ đang theo đuổi.

Hacker mũ đen

Hacker mũ đen hay blackhat/cracker là những người trái ngược hoàn toàn với hacker mũ trắng. Họ tìm cách xâm nhập vào các hệ thống mạng máy tính để thực hiện các hành động như nghe lén, đọc trộm, đánh cắp dữ liệu, khai thác tài nguyên hệ thống… nhằm thu lợi bất chính.

Đối tượng tấn công của hacker mũ trắng rất đa dạng từ chính phủ, tổ chức công, doanh nghiệp, cá nhân người dùng… Ngoài ra, cracker cũng tìm cách bẻ khóa bản quyền các phần mềm, hacker game, hacker app để cung cấp miễn phí cho người dùng.

Hacker mũ xám

Hacker mũ xám là những người đứng giữa ranh giới của white hat và black hat. Họ tấn công vào một hệ thống không nhằm mục đích ăn cắp dữ liệu, tuy nhiên, đôi khi hành động đó của họ vẫn bị xét vào tội phạm mạng.

Không như hacker mũ trắng khi tấn công vào hệ mạng sẽ thông báo và xin phép đơn vị chủ quan; thì hacker mũ xám họ không xin phép để luyện tập hay học hỏi.

Hacker mũ xanh

Hacker mũ xanh chỉ những người làm công việc bảo mật. Trước khi một sản phẩm công nghệ hay hệ thống mạng được công khai, hacker mũ xanh sẽ tiến hành kiểm tra, tìm lỗi bảo mật để vá lại nó.

Hacker mũ xanh

Hacker mũ xanh chỉ những người làm công việc bảo mật

Hacker mũ đỏ

Họ là những người tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập của hacker mũ đen. Hacker mũ đỏ khi phát hiện hệ thống bị tấn công, họ sẽ sử dụng các thủ thuật và kỹ năng để tiêu diệt các mã độc do cracker cài cắm từ bên trong.

Tân binh

Trước khi trở thành một trong 6 nhóm người trên thì mọi hacker đều phải trải qua giai đoạn tân binh - những người mới bắt đầu học và tìm hiểu về kỹ thuật hacking.

Làm gì để phòng chống hacker xâm nhập trái phép vào tài khoản/hệ thống

Hacker là những người đặc biệt thông minh. Và trong môi trường ảo hóa của Internet, chúng ta rất khó nắm bắt và nhận diện hacker. Bạn cần nâng cao an toàn bảo mật cho máy tính và hệ thống mạng mình đang sử dụng bằng các lưu ý sau:

Thường xuyên cập nhật phần mềm

Giúp bạn cập nhật bản nâng cấp phần mềm, vá lỗi bảo mật để hạn chế kẽ hở để hacker tấn công

Không nên sử dụng các phần mềm không rõ nguồn gốc

Đây có thể là con đường tắt các hacker tạo ra và cài cắm vào máy tính/ hệ thống của bạn. Khi bạn đang sử dụng thì hacker cũng đang âm thầm thu thập và lấy cắp dữ liệu của bạn.

Không truy cập vào các website không lành mạnh

Hacker cài cắm nhiều loại mã độc nguy hiểm để gài bẫy bạn. Có thể chỉ với vài cú click vào các trang web bị cấm, bạo lực, deep webs… máy tính của bạn đã tải về các loại mã gián điệp.

Cài đặt phần mềm bảo mật

Để tạo lớp phòng thủ kiên cố bảo vệ máy tính của bạn khỏi các đợt tấn công của tin tặc.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>>>Xem thêm: Những hình thức tấn công dữ liệu của hacker và cách phòng tránh

SHARE