Extranet là gì? Ưu, nhược điểm nổi bật của Extranet

1863
26-03-2022
Extranet là gì? Ưu, nhược điểm nổi bật của Extranet

Extranet là khái niệm công nghệ được nhắc đến nhiều trong các ứng dụng của thời kỳ công nghệ 4.0. Những đổi mới công nghệ đã mở đường cho lộ trình công tác phát triển hiệu quả hơn bao giờ hết. 

Vậy Extranet là gì, các loại Extranet phổ biến, ưu-nhược điểm của nó như thế nào? Hãy cùng Bizfly Cloud sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ công nghệ này qua bài viết dưới đây.

Extranet là gì?

Extranet là một mạng công nghệ nội bộ dựa trên giao thức TCP/IP, cho phép truy cập vào các đối tác, nhà cung cấp hoặc một nhóm khách hàng. Nó cũng được xem như là một mạng riêng chia sẻ một cách an toàn thông tin nội bộ cũng như hoạt động của doanh nghiệp với người ở bên ngoài đã được uỷ quyền. Muốn truy cập thành công, người dùng bắt buộc phải có ID, mật khẩu và các cơ chế xác thực khác để truy cập.

Extranet là gì

Extranet là một mạng công nghệ nội bộ dựa trên giao thức TCP/IP

Extranet được thành lập như thế nào?

Extranet được thiết lập dưới dạng một mạng nội bộ ảo nên dễ bị ảnh hưởng bảo mật bởi việc sử dụng Internet để kết nối người ngoài với mạng nội bộ của tổ chức. VPN có thể đảm bảo một mạng an toàn cho bạn trong một mạng công cộng như Internet. Việc truyền dữ liệu được truyền qua giao thức điều khiển truyền TCP và giao thức Internet IP.

Nó đảm bảo cho các giao dịch được thực hiện an toàn dựa vào giao thức Kiến trúc Bảo mật giao thức Internet (IPSEC). VPN cũng cung cấp một lớp được sử dụng để truyền dữ liệu bảo mật bổ sung cho giao thức TCP/IP. Trong lớp này, gói IP được đóng gói để tạo thành một IP mới với các lớp lần lượt như sau: New IP Header -> IPSEC authentication header -> Original IP header -> Authentication Data.

Mặt khác, hai biện pháp tường lửa và mật khẩu cũng được tổ chức để thực hiện:

  • Firewall ngăn người dùng trái phép truy cập vào Extranet.
  • Password ngăn người dùng trái phép, bao gồm cả nhân viên của công ty khi không được phép đã tự ý truy cập vào dữ liệu trên máy chủ.
Extranet được thành lập như thế nào

Lợi ích của việc dùng Extranet

Một số lợi ích nổi bật mà Extranet mang lại bao gồm:

Tận dụng tối đa việc chia sẻ kiến thức

Với Extranet, doanh nghiệp có thể tối đa hóa việc sử dụng các ý tưởng và kiến thức chuyên môn của những người tham gia cộng tác. Các đối tác bên ngoài sẽ được cung cấp một nền tảng để chia sẻ những phương pháp hay nhất, cân nhắc về các chủ đề cấp thiết và phản hồi để khắc phục sự cố cho những tương tác trong tương lai.

Bảo mật và an toàn thông tin

Trong các mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với nhau, các bên liên quan cần đảm bảo rằng người dùng của bên thứ ba nhận được thông tin mà họ cần để tham gia, mà không làm tiết lộ tài liệu bí mật. Extranet giúp ban lãnh đạo của các tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng quản lý những thông tin mà từng cá nhân có thể xem được, thông qua các quyền tùy chỉnh và chế độ xác thực khác nhau. Do đó, Extranet được coi là một trong những cách thức an toàn nhất để chia sẻ dữ liệu.

Thông tin được cập nhật theo thời gian thực

Ngày nay, khách hàng mong muốn có thể theo dõi tình trạng giao hàng của sản phẩm mà họ đã đặt hàng hoặc trong trường hợp khác là được cập nhật thường xuyên về những dự án mới. Với Extranet, khách hàng có thể nhận được các thông báo theo từng phút. Đồng thời, họ cũng được cấp quyền truy cập vào Extranet để có thể xem các thông tin cập nhật theo thời gian thực mọi lúc mọi nơi.

Giảm thiểu silo

Một trong những thách thức lớn nhất khi các tổ chức hợp tác với nhau đó là sự gia tăng của các silo, dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện các nhiệm vụ và giảm tương tác giữa các bên liên quan. Nếu Extranet được sắp xếp hợp lý thì có thể giúp cắt giảm việc phải trao đổi, hỏi han, giải thích và nhanh chóng cung cấp cho cộng tác viên các công cụ, bản cập nhật và tài liệu mà họ đang tìm kiếm. Các Extranet hiện đại có khả năng tìm kiếm hoạt động cao, từ đó giúp thúc đẩy hiệu suất và giảm thời gian trễ khi làm việc với nhiều bên khác nhau.

Các loại Extranet phổ biến

Extranet có thể đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau với đa dạng loại mạng bên ngoài cơ bản:

  • Project Extranets đóng vai trò như một công cụ hiệu quả và hữu ích để quản lý dự án khi có một số bên khác tham gia vào project mới. Các quyền này có thể tùy chỉnh và cài đặt quyền riêng tư giúp đảm bảo mọi thông tin được an toàn. Nền tảng chính để nhiều ngành từ chăm sóc sức khoẻ, kiến trúc, bạo lực và thương mại điện tử. Nó cũng là cách dễ dàng để đảm bảo cho mọi cộng tác viên hoàn thành công việc của mình, nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Logistics Extranet là phương tiện không thể thiếu đối với các công ty thương mại điện tử. Các nền tảng này giúp kết nối nhà cung cấp với các nhà phân phối để chuyển phát nhanh sản phẩm tới khách hàng. Mạng Logistic Extranet giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách đảm bảo truy cập thông tin cập nhật theo thời gian thực về sản phẩm và dịch vụ dễ dàng hơn.
  • Integration Extranet là công cụ thay đổi chiến thuật khác dành cho cửa hàng trực tuyến. Công cụ này theo dõi số lượng hàng tồn kho, cập nhật thường xuyên và đưa ra quyết định nhập hàng phù hợp. Các mạng có thể được xây dựng dựa trên mạng riêng của doanh nghiệp hoặc lưu trữ trên một nền tảng hoàn toàn độc lập.
  • Employee information hub là công cụ hữu hiệu để phổ biến thông tin nhân viên đối với nhượng quyền thương mại và các doanh nghiệp khác với lực lượng lao động tuyến đầu. Nền tảng này giúp doanh nghiệp lưu trữ bảng chấm công, thông tin cá nhân dành cho người lao động và phục vụ như một đường dây trực tiếp đến văn phòng công ty. Nhân viên cũng có thể trình lên bất cứ tiến cử nào một cách tự tin. Đây có thể là nguồn giá trị cho kết nối với nhân viên tuyến đầu, tập hợp lực lượng lao động nhỏ quan trọng gặp khó khăn tham gia vào.
  • Financial data Extranet là phương thức an toàn, tính bảo mật cao nhất dùng để chia sẻ các thông tin bí mật và các tài liệu nhạy cảm. Nó giúp các đối tác chia sẻ bản cập nhật một cách hiệu quả hơn và đảm bảo những người phù hợp mới có quyền truy cập tới các chỉ số quan trọng.
  • Customer platform là nền tảng dành riêng cho thông tin người tiêu dùng, thúc đẩy hiệu quả và cải thiện độ chính xác, ưu tiên cho khách hàng. Khi triển khai chức năng tự phục vụ, các tổ chức cung cấp quyền truy cập vào Extranet để tự báo cáo các dữ liệu và số liệu khác nhau về cơ bản sẽ tự động hoá.

Ưu điểm, hạn chế của Extranet

Ưu điểm:

  • Tối đa hoá chia sẻ kiến thức nhờ được cung cấp nền tảng mạnh mẽ với những phương pháp tốt nhất, ưu tiên các vấn đề cấp bách và cung cấp phản hồi có giá trị khắc phục sự cố tương tác.
  • Giữ bí mật an toàn thông tin tốt nhờ có một loạt quyền kiểm soát quyền riêng tư.
  • Cập nhật thông tin theo thời gian thực tế thường xuyên giúp các tổ chức cung cấp thông báo từng phút tới người tiêu dùng mà không ảnh hưởng tới năng suất nhân viên.
  • Giảm sự gia tăng của silo trong quá trình hợp tác với các tổ chức. Các Extranet được sắp xếp hợp lý có thể cắt giảm những thao tác không cần thiết của cộng tác viên và cung cấp cho họ các công cụ xử lý hiệu quả. Từ đó thúc đẩy hơn nữa hiệu quả và năng suất làm việc, tránh lãng phí thời gian.

Nhược điểm:

  • Extranet có nhiều hạn chế trong việc lưu trữ các trang trên máy chủ của mình, yêu cầu kết nối Internet băng thông cao dẫn đến tốn kém tài nguyên.
  • Nếu muốn lưu trữ trên máy chủ, bạn phải thêm bảo mật tường lửa khiến cho khối lượng công việc gia tăng, cơ chế bảo mật trở nên phức tạp.
  • Extranet phụ thuộc vào Internet vì người ngoài không thể truy cập nếu không có kết nối mạng.
  • Khả năng tương tác bị giảm xuống dẫn đến mối quan hệ ít được xây dựng và phát triển.

Sự khác biệt giữa Intranet và Extranet?

Về phía Intranet:

  • Đây là một mạng nội bộ, không thể truy cập từ bên ngoài vào Intranet.
  • Có thể kết nối các nhân viên của công ty lại với nhau.
  • Là mạng độc lập, không phải là mạng mở rộng hay một phần của bất cứ mạng nào khác.
  • Giao tiếp diễn ra trong tổ chức kết nối mạng.
Sự khác biệt giữa intranet và extranet

Về phía Extranet:

  • Không được gọi là mạng riêng bởi nó cung cấp hạn chế cho người dùng đã được ủy quyền bên ngoài.
  • Kết nối nhân viên với các đối tác của công ty.
  • Là một phần bổ sung trong bộ phận Intranet của công ty.
  • Giao tiếp được mở rộng trong môi trường gồm người dùng bên ngoài (nhà cung cấp, khách hàng, đối tác,...) là một phần của mạng nội bộ nhận thông tin, cập nhật cho tổ chức.

Hiện nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Do đó, phổ biến mạng lưới Extranet là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hiệu suất và chất lượng làm việc. Hy vọng những chia sẻ trên từ Bizfly Cloud đã giúp bạn đọc hiểu được Extranet là gì và các ưu điểm, hạn chế của nó.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE