Endpoint là gì? Và giải pháp bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp

1449
07-08-2020
Endpoint là gì? Và giải pháp bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp

Với mọi doanh nghiệp, song hành cùng phát triển kinh doanh hay tổ chức bộ máy nhân sự, bảo mật các cơ sở dữ liệu, thông tin cũng như các thiết bị đầu cuối luôn là một trong ưu tiên hàng đầu, quyết định thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đang lớn mạnh về kinh doanh với dàn nhân sự hùng hậu nhưng một lỗ hổng bảo mật cũng đủ khiến doanh nghiệp gặp khó. 

Có rất nhiều giải pháp bảo mật đang được các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn lớn áp dụng nhằm tối đa hóa an toàn thông tin, trong đó có bảo mật Endpoint. Vậy bảo mật Endpoint là gì? Nó đóng vai trò ra sao trong hệ thống bảo mật toàn công ty? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những thông tin chi tiết về Endpoint ngay tại bài viết sau.

Endpoint là gì?

Endpoint được hiểu là một thiết bị máy tính từ xa và giao tiếp thông qua một mạng lưới mà nó được kết nối. Theo cách hiểu truyền thống, điểm cuối có thể là modem, hub, v.v. Nó cũng có thể là thiết bị đầu cuối dữ liệu (như điện thoại kỹ thuật số, bộ định tuyến hoặc máy in) hoặc máy tính chủ (như máy trạm hoặc máy chủ).

Có nguồn gốc từ thuật ngữ của mạng máy tính, Endpoint được coi là thiết bị đầu cuối của các kết nối LAN (Local Area Network) và WAN (Wide Area Network). Tuy nhiên, ngày nay, Endpoint hay thiết bị đầu cuối được hiểu với hàm nghĩa rộng hơn. Nó có thể là laptop, máy tính, điện thoại, máy tính bảng, v.v kết nối với mạng.  

Endpoint là gì? Và giải pháp bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp  - Ảnh 1.

Endpoint được hiểu là một thiết bị máy tính từ xa và giao tiếp thông qua một mạng lưới mà nó được kết nối.

Endpoint Security hay Giải pháp bảo mật thiết bị đầu cuối ngày nay được phân loại theo các nhóm: không gian làm việc, trung tâm dữ liệu, thiết bị di động hoặc các thiết bị có chức năng đặc thù. 

Đối với không gian làm việc, thì thiết bị đầu cuối sẽ bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay và các thiết bị lưu trữ di động, là những điểm cần được bảo vệ vì thường có rất nhiều điểm yếu cũng như là hay bị tấn công nhất.

Còn trong một trung tâm dữ liệu thì từ máy chủ cho tới cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ đều được xem là thiết bị đầu cuối và cần được giám sát, bảo vệ. Vì đây là nơi lưu giữ mọi thông tin có giá trị liên quan đến hạ tầng mạng của doanh nghiệp nói riêng hay công việc kinh doanh của doanh nghiệp nói chung do đó sẽ yêu cầu mức độ bảo mật cao nhất.

Thiết bị di động ngày càng trở thành vật bất li thân với mỗi cá nhân trong doanh nghiệp và họ cũng sử dụng những thiết bị thông minh này để lưu trữ tài liệu, email, làm việc từ xa,.., điều này đòi hỏi việc kiểm tra tính bảo mật, sự đảm bảo việc thực thi các chính sách an ninh bảo mật của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ trên các thiết bị cá nhân, đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp là an toàn cũng như thông tin cá nhân được bảo vệ.

Ngày nay càng có nhiều các thiết bị có chức năng đặc thù như máy ATM, thiết bị y tế hay thiết bị thanh toán POS …kết nối tới hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp khiến cho yêu cầu bảo mật chặt chẽ liên quan đến EndPoint càng trở nên nghiêm trọng.

Mối đe dọa lớn nhất đối với bảo mật endpoint

Các thiết bị đầu cuối thường có liên kết chặt chẽ với mạng lưới kết nối cũng như nắm giữ phần thông tin cực kỳ quan trọng. Ngày nay, khi mà thông tin, dữ liệu doanh nghiệp trở nên cực kỳ quý giá thì các văn bản được in trên máy in, nội dung hợp đồng trên máy tính, các email trên điện thoại, v.v đang là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công. 

Có ba phương thức chính thông qua đó dữ liệu bị xâm phạm trên một endponit:

Đầu tiên là thông qua việc sử dụng phần mềm độc hại, chẳng hạn như mã ẩn trong các ứng dụng và trang web thu thập và phân phối dữ liệu đến các hệ thống từ xa mà không có kiến thức của người dùng.

Thứ hai liên quan đến việc thao túng người dùng vô tình cấp cho các hacker quyền truy cập vào các thiết bị và tài nguyên CNTT. Điều này thường được thực hiện với việc sử dụng các âm mưu lừa đảo sử dụng tấn công tâm lý hơn là thành thạo công nghệ.

Phương pháp cuối cùng để thỏa hiệp dữ liệu trên các thiết bị đầu cuối xảy ra khi người dùng tự phân phối thông tin theo cách không an toàn.

Endpoint là gì? Và giải pháp bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp  - Ảnh 2.

Bảo mật Endpoint để hoàn thiện hệ thống bảo mật toàn diện của doanh nghiệp.

Cách tiếp cận đáng tin cậy đối với bảo mật endpoint

Các phần mềm antivirus và các giải pháp bảo vệ phần mềm độc hại khác chắc chắn có thể giúp bảo vệ các thiết bị đầu cuối khỏi các cuộc tấn công liên quan, nhưng chúng thực sự rất ít để ngăn chặn mất dữ liệu từ các cuộc tấn công trực tiếp. Để đảm bảo có các thiết bị đầu cuối có thể thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh một cách an toàn, các tổ chức phải áp dụng cách tiếp cận nhiều mặt để bảo mật, liên tục theo dõi các hoạt động của thiết bị không phù hợp và kiểm soát hiệu quả việc truy cập vào dữ liệu và tài nguyên của doanh nghiệp.

Quản lý bảo mật điểm cuối hiệu quả đòi hỏi một phạm vi rộng của chức năng chính vượt xa chỉ phát hiện phần mềm độc hại, nhưng với nguồn lực phù hợp, các tổ chức có thể đảm bảo sử dụng an toàn các dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp mà không làm hạn chế năng suất của lực lượng lao động.

Một số biện pháp doanh nghiệp có thể áp dụng ngay cho bảo mật endpoint

Lựa chọn sử dụng các thiết bị với các lớp bảo mật và tính năng bảo vệ khi bị tấn công. Ví dụ điển hình với dòng sản phẩm thiết bị doanh nghiệp của HP. Khi không chỉ máy tính được trang bị các tính năng bảo mật, máy in cũng là thiết bị được quan tâm với công nghệ an ninh tối tân để đảm bảo không sót lỗ hổng bảo mật

Sử dụng các phần mềm bảo mật: Không chỉ sử dụng các phần mềm Antivirus, Window Defender hay FireWall thông thường. Hãy nâng cấp hệ thống bảo mật của bạn với các công cụ hiệu quả từ bên thứ ba, qua đó, giúp bảo mật dữ liệu doanh nghiệp tốt hơn. 

Không chỉ bảo mật cho doanh nghiệp, hãy bảo mật cho chính nhân viên của bạn: với lượng dữ liệu lớn sẽ đi qua các thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính, v.v của nhân viên, hãy chắc chắn họ cũng được bảo vệ trong mạng lưới bảo mật của doanh nghiệp. 

Mọi dữ liệu kinh doanh của công ty đều luôn là "miếng mồi ngon" của mọi hackers. Thiết lập hệ thống bảo mật toàn diện và rộng khắp, bao phủ cả các Endpoint, thiết bị đầu cuối để chắc chắn hackers sẽ không thể khai thác được bất cứ lỗ hổng bảo mật nào trong hệ thống của doanh nghiệp. 

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Chỉ cần 5 phút để hiểu IDS là gì? IDS SO VỚI IPS và Tường lửa

Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
TAGS: Endpoint
SHARE