CLI là gì? Tìm hiểu những lý do nên sử dụng nên sử dụng CLI

1920
28-03-2022
CLI là gì? Tìm hiểu những lý do nên sử dụng nên sử dụng CLI

Thuật ngữ CLI xuất hiện trong sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin chắc chắn đã quá quen thuộc với các lập trình viên hoạt động lâu năm với những tính năng mạnh mẽ. Dù vậy, CLI không phải lúc nào cũng được đón nhận bởi những người bắt đầu thường cho rằng thuật ngữ này chỉ dành cho người dùng cao cấp. Và đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. 

Để hiểu rõ hơn CLI là gì cũng như những lợi ích mà bạn có thể nhận được từ nó, bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ dưới đây chính là câu trả lời.

CLI là gì? 

CLI (Command-line Interface) hay giao diện dòng lệnh (cách thức các đối tượng tiếp xúc với nhau) là phương tiện hỗ trợ tương tác với các máy chủ mà người dùng (máy khách) đưa cho chương trình một dòng lệnh bằng cách sử dụng các văn bản hay dòng lệnh liên tiếp. CLI cho phép người dùng viết các lệnh trong cửa sổ terminal hoặc console để giao tiếp với hệ thống máy tính.

Độ chính xác và nghiêm ngặt của CLI yêu cầu người dùng bắt buộc phải gõ hoặc tự tạo lệnh để có thể thực hiện thành công một tác vụ bất kỳ do CLI được bản thân người dùng gõ ra. CLI được đánh giá là giao diện cực kỳ thích hợp cho việc tính toán nhưng nó đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối từ khâu nhập dữ liệu. Do vậy, tại CLI, bạn phải thành thạo mọi lệnh và cú pháp.

Từ khi xuất hiện trên thị trường cho đến nay, CLI vẫn được nhiều người dùng xem như một dạng thông dịch dòng lệnh hay trong một số trường hợp thì nó được xem là trình xử lý dòng lệnh. Ngoài ra:

  • Những năm 60 của thế kỷ XX, Command-line Interface được xem là một phương pháp chính thống với đa số các hệ thống máy tính sở hữu một thiết bị có điện cơ hay phần cứng điện tử. Mục đích của các thiết bị này chính là nhập các dữ liệu vào hay xuất các dữ liệu ra ngoài. Do đó, chúng được gọi là thiết bị đầu cuối.
  • Trong những năm gần đây khi hệ thống các máy tính cá nhân đã được sử dụng rộng khắp bao gồm Apple DOS, CP/M, MS-DOS, OpenVMS, một số hệ thống Unix,... thì các dòng Sell lệnh chính là chương trình đã xuất hiện lệnh nhập văn bản. Từ đó, một số các dòng lệnh này sẽ được chuyển đổi thành một số chức năng sao cho tương thích với hệ điều hành.

Song song với CLI, một thuật ngữ khác mà bạn có thể bắt gặp khi sử dụng CLI là GUI (Graphical User Interface).

  • GUI hay giao diện đồ hoạ là một giao diện có khả năng sử dụng đồ hoạ để mang đến sự thuận lợi nhất định khi sử dụng cho người dùng.
  • Với GUI, bạn sẽ không cần thiết phải ghi nhớ hết một cách chính xác những câu lệnh dài loằng ngoằng mà chỉ cần click đúp chuột vào một folder xác định rồi click đúp chuột phải để mở là đã hoàn thành.
  • Theo đánh giá của các chuyên gia, GUI là giao diện trực quan, dễ học và dễ hiểu hơn CLI.
CLI là gì

CLI cho phép các lệnh cửa sổ terminal hoặc console để giao tiếp với hệ thống máy tính

Vì sao nên sử dụng CLI

Mặc dù CLI khó hiểu hơn và không trực quan hơn GUI nhưng một vài lý do mà bạn nên sử dụng CLI có thể thấy được như:

  • Không phải phần mềm nào cũng dùng được GUI: CLI so với GUI sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức thực hiện hơn. Do đó, nhiều nhà phát triển đã cân nhắc CLI khi GUI không đủ cần thiết. Ví dụ, các phần mềm chạy ẩn trên máy tính sẽ không cần thiết phải có sự hỗ trợ của GUI.
  • CLI hỗ trợ hệ điều hành mà GUI không thể: Thông thường, GUI có thể hỗ trợ một số hệ điều hành quen thuộc như android, windows, macOS, ios,.. Còn các hệ điều hành không được hỗ trợ bởi GUI như Linux, MS-MOS phải nhờ đến sự hỗ trợ của CLI thì mới có thể tương tác với máy tính.
  • Tính đơn giản của CLI: Trái với sự rườm rà và khó tiếp cận bởi nhiều bước thực hiện của GUI thì CLI chỉ cần một nút lệnh ipconfig là đã có thể nhanh chóng xem và tương tác.

Không dừng lại ở những điểm nổi bật nói trên, vẫn còn rất nhiều thao tác khác cho thấy CLI tiện lợi hơn rất nhiều so với GUI.

Lợi ích CLI mang lại là gì? 

Nhiều người vẫn ưu ái ứng dụng CLI bởi một số những lý do sau:

  • Tiết kiệm thời gian khi dùng tốt và thành thạo CLI: Không thể phủ nhận sự thuận tiện và dễ quan sát của GUI trong công việc nhưng khi bạn đã quen thuộc với mọi thao tác trong CLI thì chắc chắn bạn sẽ không dùng GUI nữa. Nhất là với các lập trình viên chuyên nghiệp, họ chỉ cần sử dụng bàn phím để hoàn thành chương trình của mình.
  • Tính thuận tiện: CLI xuất hiện trong hầu hết các công cụ được dùng cho trang web hay các nhà phát triển phần mềm. Sở dĩ CLI được nhiều nhà phát triển và lập trình viên sử dụng nhiều là bởi tính thuận và hoạt động nhanh chóng của nó. Dễ thấy trong cộng đồng người dùng thường lựa chọn sử dụng CLI nhiều hơn so với GUI.
  • Khả năng tự tạo CLI: Người sử dụng có thể tự tạo cho mình một CLI riêng biệt như thực hiện một số quản lý Task trên màn hình máy tính, quản lý demo dưới dạng giấy nhớ để ghi chú lại những công việc cần thực hiện, quản lý thời gian,...
CLI xuất hiện trong các công cụ được dùng cho trang web hay các nhà phát triển phần mềm

CLI xuất hiện trong các công cụ được dùng cho trang web hay các nhà phát triển phần mềm

Hạn chế khi sử dụng CLI 

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích lớn cho người dùng và có lịch sử hoạt động lâu dài lên tới 60 năm nhưng CLI vẫn không thể tránh khỏi được những mặt hạn chế thường thấy như sau:

  • Chỉ phù hợp với những người sử dụng giao diện CLI thường xuyên: Để có thể sử dụng hiệu quả CLI và nhận được lợi ích thì bạn phải là người đã và đang sử dụng thường xuyên CLI. Bên cạnh đó, người dùng bắt buộc phải ghi nhớ được một cách rõ ràng nhất tất cả phạm vi của các lệnh ẩn. Nếu bạn là người không có sự hiểu biết quá sâu rộng về CLI thì bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn hay thực hiện những thao tác sai lầm.
  • Các lệnh không trực quan: Những điều lệnh ẩn chính là những điều lệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường bởi CLI là giao diện thao tác hoàn toàn bằng máy tính chứ không có bất cứ sự xuất hiện của hình ảnh đồ hoạ nào. Do đó, nếu bạn muốn xây dựng một mô hình có dạng tương tác đồ hoạ thì sẽ không thể thực hiện được với CLI.
Hạn chế khi sử dụng CLI

Cách khởi động CLI 

Tùy vào từng hệ điều hành mà có cách khởi động CLI khác nhau. Cụ thể:

  • Khởi động CLI trên Windows:

+ Nếu người dùng đang sử dụng hệ điều hành windows 7,8,10 bạn có thể: Chọn phím tắt Windows + R để tạo hộp thoại Run và hoàn thành bằng cách gõ vào hộp thoại từ "cmd".

+ Nếu người dùng đang sử dụng hệ điều hành windows XP, bạn chỉ cần chọn Start rồi gõ các từ "cmd" hoặc "Command Prompt". Sau khi hoàn tất, bạn để CLI chạy thử một câu lệnh và nhận kết quả theo nhu cầu mong muốn của bạn.

  • Khởi động CLI trên MAC OS: Nếu bạn muốn tiến hành khởi động giao diện CLI trên Mac OS thì bạn chỉ cần click vào biểu tượng có hình tên lửa ngay tại thanh Dock ở phía dưới màn hình của mình. Bước tiếp theo, bạn chỉ cần tìm kiếm từ khóa "terminal" bằng cách gõ vào thanh và click vào từ khóa đó.
  • Khởi động CLI trên Linux: Cách khởi động CLI trên hệ điều hành Linux sẽ tương tự với Mac OS bởi tên CLI tại đây cũng tên là "Terminal". Bạn chỉ cần khởi động DASH, gõ "terminal" và click vào biểu tượng được hiển thị.

Lý do Developer nên làm quen với CLI

Ngày nay, số lượng người dùng sử dụng CLI có phần giảm đi do sự phát triển của GUI. Tuy nhiên, CLI vẫn được các Developer và quản trị viên lựa chọn khi cài đặt phần mềm, cấu hình máy tính và truy cập các tính năng không có sẵn với GUI. Ngoài ra, có một số lý do khác mà Developer nên làm quen với CLI như:

  • Nếu bạn đã biết cách sử dụng các lệnh, việc sử dụng CLI có thể nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều so với bất kỳ loại giao diện khác. Khi bạn nhập lệnh trong CLI, hầu hết các lệnh sẽ tự động hoàn thành bằng cách nhấp vào nút TAB trên bàn phím. CLI cũng có thể xử lý các công việc lặp đi lặp lại một cách dễ dàng.
  • CLI yêu cầu ít bộ nhớ hơn so với các loại giao diện khác. Nó cũng không tốn nhiều thời gian xử lý CPU như các giao diện khác.
  • Tất cả các hệ điều hành đều hỗ trợ CLI. CLI có thể sử dụng màn hình độ phân giải thấp. Có nghĩa là, nó cần ít tài nguyên hơn nhưng lại có độ chính xác cao.
  • CLI có thể chạy trên bất kỳ bộ xử lý nào, cho dù đó là bộ xử lý chậm hay bộ xử lý cao. Các lệnh được thực thi nhanh chóng mà không cần thêm nâng cấp sức mạnh bộ xử lý.
  • CLI giúp cải thiện giao tiếp giữa các thiết bị. Bạn cũng có thể vận hành các lệnh khác nhau trên máy tính từ xa. Bạn có thể kết nối các dịch vụ khác nhau với PC của mình bằng cách sử dụng CLI.

Thực chất, CLI là những câu lệnh vô cùng đơn giản và thông thường mà bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và sử dụng. Hy vọng, với bài viết được Bizfly Cloud chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thể hiểu rõ CLI là gì cũng như những kiến thức cơ bản về giao diện dòng lệnh cũng như cách dùng để thực hiện câu lệnh mà bạn mong muốn.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE