Chuyển đổi số: HR đóng vai trò gì trong quá trình?
Đã từng tồn tại khá nhiều tin đồn và tranh luận về số hóa và chuyển đổi kỹ thuật số, và ngày nay chúng đã được chấp nhận và áp dụng các quá trình chuyển đổi này vào trong doanh nghiệp. Thậm chí nếu không tham gia vào bất kỳ hệ sinh thái kỹ thuật số nào, doanh nghiệp chắc chắn khó có thể sinh tồn mạnh mẽ trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Bên cạnh đó, HR ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong việc đưa ra một chiến lược kỹ thuật số lý tưởng cho doanh nghiệp. HR gần như là một yếu tố trọng yếu cho sự thành công của quá trình chuyển đổi số.
Trong quá trình chuyển đổi, các nhân sự từ nhân viên cho tới các cấp quản lý đều sẽ trở thành "đối tác kỹ thuật số" của doanh nghiệp, bởi HR là một bộ phận có tham gia vào quá trình và trực tiếp áp dụng chuyển đổi số, đồng thời trở thành tấm gương cho các bộ phận khác của doanh nghiệp thực hiện theo.
Tuy nhiên đa số doanh nghiệp đều chưa có một tầm nhìn thực sự rõ ràng về vai trò của HR trong sự thành công của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Vai trò của nhân sự trong chuyển đổi số?
Để có câu trả lời, chúng ta sẽ đặt ra các câu hỏi trong chuyển đối số cho HR. Sau đây là ba khía cạnh để đảm bảo rằng HR luôn được liên kết với các mục tiêu số hóa của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp chuyển đổi số như thế nào và tại sao?
- HR nên làm gì để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp?
- Làm thế nào để chức năng nhân sự có thể được chuyển đổi và phát triển?
Định nghĩa chuyển đổi số là gì?
Theo The 2014 State of Digital Transformation, nhà phân tích kỹ thuật số về công nghệ đột phá Brian Solis cho rằng chuyển đổi kỹ thuật số chính là: Sự sắp xếp lại, hoặc đầu tư mới vào các mô hình công nghệ và kinh doanh để thu hút khách hàng kỹ thuật số hiệu quả hơn tại mỗi điểm chạm trong vòng đời trải nghiệm của khách hàng.
Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tức doanh nghiệp cần xác định được một mô hình kinh doanh có sự hỗ trợ công nghệ, làm tăng khả năng cạnh tranh và tập trung hiệu quả vào tương tác khách hàng số. Nói cách khác, doanh nghiệp cần áp dụng kỹ thuật số vào mọi cấp độ (sản phẩm, quy trình, dịch vụ, nhà cung cấp, đối tác, khách hàng...), đồng thời tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và các bên liên quan, từ nhà đầu tư cho đến khách hàng.
Mặc dù chuyển đổi kỹ thuật số là một chủ đề khó hiểu với vô số định nghĩa, nhưng tóm lại quá trình này cần đảm bảo hai điểm chính: chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ là một dự án và nó không ngụ ý chỉ thực hiện các công cụ kỹ thuật số. Vì vậy, chuyển đổi số sẽ xảy ra ra chịu ảnh hưởng bởi lĩnh vực nhân sự.
Nhân sự như một nhà vô địch cho chuyển đổi kỹ thuật số
HR phải làm gì để góp phần vào thành công chuyển đổi kỹ thuật số? Nhiệm vụ của HR là đảm bảo doanh nghiệp có các nguồn lực cần thiết vào đúng thời điểm, nguồn lực này cần được sử dụng đúng nơi đúng cách để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Khó khăn lớn nhất trong HR là tính thực thi và tính kịp thời, bởi HR là lĩnh vực chưa đầy cảm xúc, nó liên quan đến việc quản lý con người.
"Làm đúng"
Nghe có vẻ khá nghiêm túc và lặp đi lặp lại, nhưng điều đó luôn cần thiết cho HR. Trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, HR sẽ liên tục phải cân nhắc rằng: Đây có phải là một vấn đề "số hóa" hay là một loại vấn đề khác?
Nếu đó là những vấn đề kỹ thuật, thì làm thế nào để HR có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi thành công. Sẽ có những tài nguyên không còn được sử dụng, những tài nguyên đã thay đổi và những tài nguyên mới. Vì vậy, HR sẽ cần duy trì công việc bằng cách lấy đúng tài nguyên với đúng thời điểm.
Tuy nhiên, thực tế cần xác định vấn đề là "cái gì" và "tại sao", để sau đó xem xét xem "làm thế nào", vì điều này sẽ đặt ra rất nhiều công việc để giải quyết sau đó. Nếu làm đúng, thì doanh nghiệp sẽ có thể lập kế hoạch cho tất cả các quy trình tiếp theo, cả từ quan điểm của doanh nghiệp cũng như của chính quản lý nhân sự.
Tóm lại, nhân sự cần xem xét kết hợp giữa mục đích cần đạt được và phân tích tài liệu để xác định kế hoạch hành động cho kết quả thành công. "Làm đúng" sẽ quyết định tất cả.
Làm thế nào để chức năng nhân sự có thể được chuyển đổi và phát triển?
Công cụ số là chưa đủ
Theo định nghĩa về chuyển đổi kỹ thuật số đã phân tích phía trên: "...thu hút khách hàng kỹ thuật số hiệu quả hơn ở mọi điểm chạm trong vòng đời trải nghiệm của khách hàng", doanh nghiệp hãy phân tích và làm rõ chân dung, hành vi, thói quen của khách hàng doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên của mình biết. Sau đó, cần phải giải thích rõ ràng rằng chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc thực hiện một vài công cụ kỹ thuật số. Một hành trình chuyển đổi kỹ thuật số thành công phải bao gồm các cơ hội cho HR trong thế giới kỹ thuật số, liên quan đến con người và cách suy nghĩ mới về mọi thứ, không chỉ là về số hóa trong những gì trong phạm vi phòng nhân sự.
Cụ thể chúng ta cùng xem xét ví dụ sau: Một người trên 40 tuổi. Anh ta đang sở hữu một máy tính xách tay, máy tính để bàn, PSP, Play 4, máy tính bảng, điện thoại thông minh và đang có nhu cầu mua một chiếc đồng hồ thông minh. Anh ấy thường mua hàng trên Amazon và các trang TMĐT khác. Vì đặc thù công việc cộng thêm không sống trong một thành phố lớn, nên anh ta luôn cố gắng để tiết kiệm tối đa thời gian đi lại bằng cách đặt hàng qua mạng như vậy.
Anh cũng có email riêng như Gmail, tài khoản trên Facebook, LinkedIn, Twitter và một số mạng xã hội khác. Anh ấy tuy không hoạt động quá tích cực trên các mạng xã hội này nhưng lại vẫn thường xuyên sử dụng và theo dõi những người dùng trên này. Một câu hỏi liên quan đến phòng HR cần đặt ra đó là: chúng ta đến từ phòng HR, vậy có cần cung cấp các dịch vụ phù hợp cho nhân sự như thế này không không? Chúng ta có cần phải có những thông tin như vậy trong các hồ sơ nhân viên không, hay cần số hóa hơn nữa? Các quy trình nhân sự của chúng ta có thích nghi với môi trường mới này không?
Câu trả lời trên thực tế đa số sẽ là không/hoàn toàn không. Chúng ta đã không số hóa đầy đủ, nếu chúng ta chỉ nhìn vào mọi thứ từ quan điểm phía mình chứ không phải từ phía khác. Vì vậy, câu chuyện sẽ không chỉ là về các công cụ nhân sự nội bộ hoặc bên ngoài, hay chỉ là việc khuyến khích cho nhóm làm việc biết về cách thức và lý do nên sử dụng. HR cần phải tìm cách cung cấp dịch vụ của mình cho nhân viên/ứng viên/quy trình theo cách hấp dẫn hơn.
Nhân viên phải thấy được sự trách nhiệm của HR
Đây là một kỷ nguyên của những "cuộc chiến tài năng", doanh nghiệp cần phải khiến nhân viên và các đội nhóm nhận thức được rằng họ đang làm việc để tích cực "chiến đấu". Cũng giống như các lĩnh vực khác của công ty, như marketing hoặc bán hàng, HR cùng cần đặt khách hàng làm trung tâm, khách hàng ở đây là nhân viên và/hoặc ứng viên. Hãy xác định xuất giá trị của HR dựa trên nhân viên và nhu cầu của nhân viên thay vì Nhu cầu nhân sự.
Nói cách khác, đây là về việc khiến nhân viên thấy rằng HR nghiêm túc chịu trách nhiệm cho việc chuyển đổi, góp phần truyền bá nó từ HR sang tất cả các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp.
Ví dụ: nếu doanh nghiệp yêu cầu bộ phận MKT phải cải thiện Net Promoting Score (NPS), thì HR đang làm gì và có thể làm gì để cải thiện NPS nội bộ? Nếu MKT và bán hàng có thể đưa ra dự đoán về những nhu cầu người dùng, doanh số bán ra, thì HR cũng cần phải dự đoán và điều chỉnh quy trình tuyển dụng, số lượng ứng viên tiềm năng của mình. Lúc này sử dụng các công cụ và khai thác dữ liệu là điều cần thiết với HR, đây là lúc Big Data bước vào.
Phá vỡ quá khứ, con đường duy nhất về phía trước trong chuyển đổi kỹ thuật số
Tóm lại, vai trò nhân sự trong quy trình chuyển đổi kỹ thuật số là rất quan trọng, miễn là nó dựa trên và phù hợp với chiến lược chung của công ty và HR nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện chuyển đổi toàn tổ chức bắt đầu bằng chức năng của chính mình. Mặc dù chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi liên tục, nhưng đừng vì điều này mà gia tăng sự không chắc chắn trong doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng hiệu quả kinh doanh trong quá khứ không đảm bảo cho kết quả trong tương lai. Cần thời gian để phá vỡ quá khứ cho một sự chuyển đổi hoàn toàn.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Thất bại khi chuyển đổi kỹ thuật số: 3 cạm bẫy cần tránh bằng mọi giá