Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V

736
17-09-2023
Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V

Việc tạo máy chủ ảo ngày càng dễ dàng với các phần mềm như VMware, VirtualBox nhưng trong bài viết dưới đây Bizfly Cloud sẽ hướng dẫn cách cài đặt máy chủ ảo trên Windows mà không cần tải các phần mềm ảo hóa xuống.

>> Tìm hiểu thêm: VPS là gì? Ưu nhược điểm khi sử dụng máy chủ ảo VPS

Tạo máy chủ ảo cần chuẩn bị những gì?

Để tạo được máy chủ ảo trên window thì bạn cần chuẩn bị:

  • Máy tính có CPU core, RAM, ổ cứng, SWAP máy chủ ảo, băng thông có dung lượng lớn
  • Phần mềm ảo hóa Hyper-V

Lưu ý: Ngoài Hyper-V, hiện nay còn có một số phần mềm ảo hóa khác như VMware, VirtualBox hay Citrix XenServer. Thông số của mỗi phần mềm ảo hóa sẽ khác nhau do đó để thiết lập máy chủ ảo, hãy chuẩn bị các thiết bị phù hợp với phần mềm ảo hóa đó.

Cách tạo máy chủ ảo trên hệ điều hành Windows với Hyper-V

Hyper-V là ứng dụng có sẵn trong máy tính sử dụng hệ điều hành Windows 7 trở lên, bạn không cần phải tải về nhưng cần phải kích hoạt ứng dụng trước khi cài đặt máy chủ ảo. 

>> Tìm hiểu thêm: Ảo hóa hyper-v là gì? Lợi ích của hyper-v mang lại cho doanh nghiệp

Bước 1: Mở “Task manager” rồi click vào “Performance” và tìm “Virtualization”. Chuyển “Virtualization” sang trạng thái “Enabled” là đã bật được tính năng ảo hóa

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 1.

Bước 2: Mở “PowerShell/Run As Administrator” và gõ vào dòng lệnh sau

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 2.

Bước 3: Khởi động lại máy tính và mở Hyper-V Manager lên

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 3.

Bước 4: Chọn “New” sau đó lần lượng chọn “Virtual Machine” => “Next”

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 4.

Bước 5: Tiến hành đặt tên cho máy chủ ảo bằng cách điền vào mục “Name” rồi chọn “Next”

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 5.

Bước 6: Lựa chọn 1 trong 2 loại máy chủ ảo

  • Loại 1: Dùng cho Windows 32-bit 64-bit, hệ điều hành Windows 8 trở xuống
  • Loại 2: Dùng cho máy chạy hệ điều hành Windows 8 trở lên, có hỗ trợ BIOS UEFI

Sau khi chọn xong loại máy chủ ảo, nhấn “Next”

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 6.

Bước 7: Điền dung lượng RAM của máy chủ ảo, rồi chọn “Use Dynamic Memory” sau đó click vào “Next”

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 7.

Bước 8: Chọn cấu hình mạng phù hợp rồi chọn “Next”

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 8.

Bước 9: Thiết lập cấu hình ổ cứng cho máy chủ ảo. 

  • Nếu tạo mới chọn “Create a virtual hard disk”
  • Nếu đã có sẵn thì import vào

Sau khi xong thì nhấn “Next” để sang bước tiếp theo

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 9.

Bước 10: Cài đặt hệ điều hành cho máy chủ ảo, bạn có thể lựa chọn 1 trong các lựa chọn sau:

  • Install an OS later
  • Install an OS from CD/DVD
  • Install an OS from a bootable floppy disk
  • Install an OS from network based installation server
Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 10.

Bước 11: Cuối cùng là chọn “Finish” để hoàn thành việc cài đặt máy chủ ảo. 

Cách cài đặt máy chủ ảo hệ điều hành Windows với Hyper-V - Ảnh 11.

Ưu và nhược điểm khi tạo máy chủ ảo VPS

Ưu điểm khi tạo máy chủ ảo VPS:

  • Dễ dàng phân chia từ một máy chủ vật lý sang nhiều máy chủ ảo để chạy nhiều hệ điều hành song song
  • Tiết kiệm chi phí cho người thuê máy chủ ảo vì không cần mua các thiết bị máy móc hay trả phí bảo trì để xây máy chủ vật lý
  • Có thể truy cập tài khoản máy chủ ảo từ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà chỉ cần các thiết bị điện tử có kết nối Internet
  • Việc nâng cấp hay giảm lượng tài nguyên sử dụng đơn giản

Nhược điểm khi tạo máy chủ ảo VPS:

  • Cần sử dụng máy tính có dung lượng RAM và CPU lớn
  • Bị gián đoạn quá trình hoạt động nếu máy chủ vật lý gặp sự cố do sử dụng tài nguyên của máy chủ vật lý.
  • Người kiểm soát và quản lý máy chủ vật lý là các đơn vị cung cấp nên người thuê máy chủ ảo cần thông qua các đơn vị cung cấp mới điều chỉnh, sửa chữa được máy chủ ảo

Kết bài

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách cài đặt máy chủ ảo trên hệ điều hành Windows với Hyper-V. Khi tạo máy chủ ảo cần lưu ý về các thiết bị và bảo mật do đó bên cạnh việc tự cài đặt máy chủ ảo, các doanh nghiệp có thể thuê các máy chủ ảo đề không cần bận tâm về những vấn đề trên. 

>> Xem thêm: Cách kiểm tra tốc độ VPS khỏe hay không dễ dàng

SHARE