CaaS là gì? Giải pháp tối ưu hỗ trợ hạ tầng đám mây ảo

1160
22-06-2021
CaaS là gì? Giải pháp tối ưu hỗ trợ hạ tầng đám mây ảo

Container là công nghệ ảo hóa nổi tiếng trong thời gian gần đây, nhờ vào kích thước gọn nhẹ, khả năng loại bỏ sự phụ thuộc của ứng dụng với môi trường triển khai. Với Container, việc chuyển đổi môi trường trở nên nhanh và dễ dàng hơn, tránh được các lỗi phát sinh do vấn đề tương thích.

Và với xu hướng dịch vụ hóa trong lĩnh vực công nghệ, Một khái niệm mới mang tên CaaS (Container-as-a-Service) được ra đời bên cạnh nhữngSaaS (Software-as-a-Service), DaaS (Desktop-as-a-Service) đã quá quen thuộc. Vậy CaaS là gì và nó có đặc điểm gì nối bật? Hãy cùngBizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

CaaS là gì?

CaaS hay Container-as-a-Service là một dịch vụ đám mây giúp quản lý và triển khai các ứng dụng sử dụng lớp ảo hóa dựa trên container. CaaS cho phép người sử dụng tải lên, tổ chức, khởi động, điều chỉnh quy mô các ứng dụng thông qua containers, clusters, giao diện lập trình ứng dụng (API) hoặc giao diện cổng web. CaaS tạo ra môi trường nhất quán để nhanh chóng phát triển và cung cấp các ứng dụng Cloud Native có thể chạy ở mọi nơi, có thể được triển khai tại chỗ hoặc trên máy chủ đám mây.

Trong mô hình CaaS, nhà cung cấp cung cấp framework hoặc nền tảng điều phối, trên đó các container được triển khai và quản lý. Thông qua sự điều phối này, các chức năng CNTT chính được tự động hóa.

Giống như các loại dịch vụ khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, CaaS đặc biệt hữu dụng với các nhà phát triển trong xây dựng các ứng dụng nhắm đến container và khả năng mở rộng. Người dùng có thể chỉ mua các tài nguyên cần thiết như tính năng lên lịch, cân bằng tải,… để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả.

Một số dịch vụ CaaS hàng đầu đều đến từ 3 ông lớn đã quá quen mặt trong lĩnh vực điện toán đám mây: Google Container Engine (GKE) của Google, Amazon EC2 Container Service (ECS) của Amazon và Azure Container Service (ACS) của Microsoft.

CaaS giúp triển khai các ứng dụng sử dụng lớp ảo hóa dựa trên container

CaaS giúp triển khai các ứng dụng sử dụng lớp ảo hóa dựa trên container

CaaS có những ưu điểm gì?

Trong phạm vi của các dịch vụ điện toán đám mây, CaaS được coi là tập con của IaaS (Infrastructure-as-a-Service) và nằm giữa IaaS với PaaS (Platform-as-a Service).

Với kiến trúc mở của CaaS, bạn có thể di chuyển từ đám mây sang đám mây hoặc thậm chí quay lại hệ thống máy chủ vật lý của mình. Nói cách khác, CaaS cho phép bạn tạo giải pháp đa đám mây (multicloud) hoặc đám mây lai (hybrid cloud) cho tổ chức của mình. Lợi ích chính của CaaS là cung cấp một con đường nhanh nhẹn, đơn giản để tận dụng tất cả các lợi ích mà PaaS cung cấp mà không cần nền tảng trung gian.

Có thể kể đến một số ưu điểm nổi bật khác của CaaS như:

Triển khai nhanh, nhẹ

Một CaaS chẳng hạn như Kubernetes cho phép trừu tượng hóa cơ sở hạ tầng bên dưới thông qua các clusters (hoặc giao diện tiêu chuẩn hóa). Bằng cách sử dụng các clusters nhỏ hơn, nhẹ hơn; chúng chiếm ít tài nguyên và không gian cần thuê hơn so với PaaS.

Chức năng được tiêu chuẩn hóa

Thông qua một panel duy nhất, bạn có thể chạy ứng dụng của mình trên AWS, Google, Azure và nhiều nhà cung cấp IaaS. Bạn có thể đạt được tất cả sức mạnh của tiêu chuẩn hóa mà không làm giảm chất lượng của chức năng (vấn đề ngày càng tăng đối với các hệ thống PaaS.)

Kiến trúc hạ tầng được thiết kế chuẩn cũng giúp CaaS dễ dàng mở rộng và nâng cấp hạ tầng vật lý. Đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.

Caas giúp mở rộng và nang cấp hạ tầng vật lý

Caas giúp mở rộng và nang cấp hạ tầng vật lý

Vòng lặp phát triển ngắn

Bạn có thể dễ dàng đưa các ứng dụng trong container lên đám mây công cộng và triển khai khối lượng công việc phức tạp của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

Độ tin cậy cao

CaaS hỗ trợ giám sát trạng thái ứng dụng, dịch vụ trong container liên tục và hỗ trợ tự phục hồi, sửa lỗi, giảm thiểu thời gian dừng, lỗi ứng dụng, dịch vụ.

Những ai nên sử dụng CaaS?

Nhóm khách hàng tiềm năng của CaaS có thể được phân loại theo 2 cách: theo lĩnh vực và theo ngành nghề.

Theo lĩnh vực

Các doanh nghiệp và tổ chức có bộ phận IT lớn, tự phát triển và ứng dụng phần mềm phục vụ hoạt động nội bộ như CRM, ERP, BPM (business process management), SCM (Supply chain management)…

Khách hàng là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống, cần linh hoạt và mềm dẻo để đáp ứng nhu cầu triển khai, kiểm thử ứng dụng.

Khách hàng xây dựng các dịch vụ web, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu lớn cần module hóa và tính mở rộng cao để liên kết tạo thành các Database lớn.

Theo ngành nghề

Khách hàng là các tổ chức, định chế tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Khách hàng là các start up, đa dạng nhiều lĩnh vực, đặc biệt ở mảng công nghệ thông tin, truyền thông media, kỹ thuật số.

Khách hàng là các công ty trong lĩnh vực FINTECH bao gồm thanh toán điện tử, Blockchain, Cho vay…

Khách hàng là các tổ chức chăm sóc sức khỏe đang ứng dụng CNTT trong việc quản lý, vận hành …

Khách hàng là các ISP, công ty bán lẻ, doanh nghiệp lữ hành, các tổ chức giáo dục (online và offline) đang chuyển đổi dần theo mô hình hybrid cloud.

Hi vọng nội dung bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về CaaS và những lợi ích khi sử dụng CaaS. Hãy theo dõi Bizfly Cloud để cùng chúng tôi cập nhật những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực điện toán đám mây mỗi ngày.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: CaaS
SHARE