Daas là gì? Công dụng không hề nhỏ trong dịch vụ đám mây

1237
16-06-2021
Daas là gì? Công dụng không hề nhỏ trong dịch vụ đám mây

Nếu nhìn vào xu hướng sản phẩm công nghệ thông tin trong vài năm trở lại đây, khái niệm DaaS (Desktop-as-a-Service) – sản phẩm được cung cấp dưới dạng dịch vụ đang trở nên ngày càng phổ biến. Những Windows 10 hay Office 365 cho thấy ngay cả những công ty lớn và đã từng thành công nhờ các mô hình truyền thống như Microsoft cũng đã nhận ra lợi.

Bài viết nàyBizfly Cloud sẽ giới thiệu về DaaS, một loại hình aaS đang ngày cảng trở nên phổ biến.

DaaS là gì

DaaS là viết tắt của Desktop-as-a-service, một mô hình điện toán đám mây với nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho người dùng khả năng truy cập và làm việc với các desktop ảo (virtual desktop) thông qua kết nối Internet.

Khái niệm desktop trong DaaS bao gồm những thành phần cơ bản làm nên trải nghiệm của người dùng với một chiếc máy tính: Hệ điều hành, hệ thống quản lý tập tin, các chương trình ứng dụng, dữ liệu,… và phần cứng để vận hành chúng. Tuy nhiên, khác với desktop truyền thống, người sử dụng DaaS không cần sở hữu phần cứng vật lý mà chỉ cần một thiết bị bất kỳ có trình duyệt web hoặc phần mềm chuyên dụng và kết nối Internet. Thông qua thiết bị của mình, người dùng gửi các tín hiệu điều khiển chuột, bàn phím,… đến máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Mọi hoạt động xử lý được diễn ra tại phần cứng "trên mây" và những gì hiển thị trên màn hình thiết bị khách chỉ là hình ảnh phản chiếu của quá trình xử lý đó, đây chính là tính "ảo" của DaaS.

DaaS là gì-1

Tìm hiểu những thông tin về DaaS

DaaS có công dụng gì?

Có thể thấy rằng DaaS và desktop truyền thống đều thực hiện được những công việc tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng được sử dụng cho những mục đích khác nhau tùy nhu cầu của người sử dụng. Để thấy được những khả năng ứng dụng của DaaS, hãy thử làm một vài so sánh với desktop truyền thống.

Chi phí

Với desktop truyền thống, bạn cần phải đầu tư khá nhiều cho chi phí ban đầu. Mua máy tính và phụ kiện, bản quyền hệ điều hành và các phần mềm liên quan có thể tiêu tốn hàng ngàn USD. Chưa kể tới chi phí tiền bạc và thời gian cho bảo trì, nâng cấp trong quá trình sử dụng và những rủi ro khác, việc sở hữu máy tính truyền thống là tương đối tốn kém, đặc biệt với quy mô doanh nghiệp.

Với DaaS, mọi chi phí trên đều được đẩy về phía nhà cung cấp dịch vụ. Người sử dụng trả tiền theo từng tháng để có quyền truy cập vào desktop ảo và có thể ngừng sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào. Dù rằng chúng ta đã quá quen thuộc với việc sở hữu một chiếc máy tính cá nhân và còn ngại ngần với việc bỏ tiền cho một chiếc desktop "ảo" vô hình thì DaaS vẫn tỏ ra tối ưu hơn đáng kể về kinh tế.

Tính linh hoạt

Điểm mạnh nổi bật của DaaS là tính linh hoạt. Như đã đề cập, desktop ảo có thể được truy cập từ nhiều loại thiết bị khác nhau và từ bất cứ nơi nào có kết nối Internet. Với máy tính truyền thống, desktop với các thiết lập và dữ liệu là độc lập cho từng thiết bị nên bạn sẽ cần truy cập vật lý vào thiết bị hoặc mang theo chúng để có thể tiếp tục công việc.

Không chỉ sẵn sàng truy cập từ mọi nơi, DaaS còn cho phép tùy chỉnh cấu hình desktop ảo nhanh chóng chỉ bằng vài cú click chuột. Người dùng có thể nâng cấp lên gói dịch vụ cao hơn, mua thêm dùng lượng RAM, ổ cứng hay tăng số lõi CPU, khi nhu cầu công việc cần hiệu năng xử lý cao. Ngược lại, khi nhu cầu giảm người dùng có thể chuyển sang các gói dịch vụ cơ bản hoặc thậm chí dừng sử dụng để tiết kiệm chi phí.

An toàn, Bảo mật

DaaS lưu trữ mọi thứ trên máy chủ đám mây mà không cần đồng bộ với thiết bị khách để hoạt động. Điều này giúp giảm nguy cơ lộ lọt dữ liệu do mất cắp thiết bị. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng có những giải pháp bảo mật tiên tiến và luôn cập nhật các bản vá mới nhất cho desktop của bạn, do đó DaaS bảo mật khá tốt so với desktop truyền thống.

DaaS cũng đi kèm với các giải pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu giúp đảm bảo dữ liệu của bạn luôn an toàn và sẵn sàng truy cập. Với máy tính vật lý, người sử dụng sẽ phải tự xử lý dự phòng rủi ro vốn là công việc phức tạp và tốn kém.

Khả năng nâng cấp

Công nghệ phát triển không ngừng nghỉ và chạy theo công nghệ là vô cùng tốn kém. Những phần cứng mới và mạnh nhất hôm nay có thể trở nên lỗi thời chỉ sau vài năm sử dụng, và chiếc máy tính ta bỏ tiền để sở hữu vĩnh viễn cũng sẽ đến lúc không còn phù hợp. Lựa chọn duy nhất của người dùng khi đó là đầu tư một khoản tiền lớn cho cỗ máy mới.

Một lần nữa, DaaS giúp giải quyết vấn đề khi việc nâng cấp, bảo trì sẽ được nhà cung cấp dịch vụ thực hiện định kỳ. Bạn sẽ luôn có những lựa chọn tốt nhất trong khi vẫn chỉ phải trả phí thuê bao hàng tháng.

DaaS là gì - 2

Tác dụng của DaaS đối với doanh nghiệp

Ứng dụng DaaS

Với những ưu điểm kể trên, ta có thể liệt kê một số ứng dụng của DaaS như:

● Làm việc di động và WFH (Work From Home)

● Hệ thống cho startup có vốn đầu tư hạn chế hoặc doanh nghiệp muốn tối ưu chi phí máy móc

● Tính toán hiệu năng cao hoặc yêu cầu kết hợp nhiều công cụ, hệ điều hành chuyên dụng mà một máy trạm vật lý không thể đáp ứng

Bạn có thực sự cần sử dụng DaaS không?

Về cơ bản DaaS phù hợp với quy mô doanh nghiệp hơn là cá nhân. Người dùng cơ bản ít quan tâm đến vấn đề dự phòng rủi ro, ít có nhu cầu với các phần mềm chuyên dụng hay tính toán hiệu năng cao và thích những trải nghiệm trực tiếp hơn là thông qua một máy chủ ở đâu đó mà họ không hề biết.

Dù vậy, DaaS vẫn có thị trường riêng và ngày càng được nâng cấp để mở rộng tập khách hàng của mình. Trong tương lai khi nhu cầu cá nhân ngày càng đa dạng và những vấn đề về kết nối Internet, độ trễ, chất lượng trải nghiệm,… được cải thiện thì DaaS rất có thể sẽ trở thành công nghệ của mọi người.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn biết thêm những thông tin hữu ích về công nghệ DaaS. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi với những nội dung cập nhật khác trong thời gian sắp tới.

TAGS: DaaS
SHARE