Business analyst(BA) là gì? Những kỹ năng để trở thành BA giỏi

1977
22-12-2018
Business analyst(BA) là gì? Những kỹ năng để trở thành BA giỏi

Ba là gì? Bạn đã từng nghe hay đã từng đọc thuật ngữ này bao giờ chưa? Đóng vai trò quan trọng như thế nào trong tổ chức, công ty? Chình vì thế Bizfly Cloud sẽ chia sẻ bài viết BA là gì dưới đây dưới đây để bạn đọc có thể tìm hiểu và nắm rõ thông tin nhé. 

BA là gì?

BA (Business Analyst) hay còn gọi là "chuyên viên phân tích nghiệp vụ". BA là người đứng giữa, làm việc trực tiếp với khách hàng để kết nối với bên kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp. 

Các nhà phân tích kinh doanh là người chịu trách nhiệm thu hẹp khoảng cách giữa công nghệ và vận hành doanh nghiệp nhờ sử dụng phân tích dữ liệu để đánh giá các quy trình, xác định các yêu cầu, đưa ra các đề xuất và báo cáo dựa trên dữ liệu cho các giám đốc điều hành và các bên liên quan.

Tìm hiểu BA là gì

BA - Chuyên viên phân tích nghiệp vụ

Công việc phân tích kinh doanh đòi hỏi cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Các nhà phân tích kinh doanh cần biết cách thu nạp, phân tích và báo cáo xu hướng dữ liệu, chia sẻ thông tin đó với những người khác và áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp.

Các Business Analyst cũng không nhất thiết phải có một nền tảng IT vững chắc, họ đôi khi chỉ cần có hiểu biết chung về cách thức hệ thống, sản phẩm và công cụ vận hành. Bên cạnh đó, cũng có một số Business Analyst có nền tảng CNTT mạnh mẽ nhưng lại ít kinh nghiệm trong kinh doanh và có ý định chuyển từ mảng IT sang vai trò phức hợp này.

Chuyên môn Business Analyst

Hiện nay BA được chia làm 3 chuyên môn chính như sau: 

Management Analyst – Chuyên gia tư vấn quản lý

  • Chuyên gia tư vấn quản lý là người đưa ra những đề xuất cải thiện hiệu quả của công ty và tổ chức. 
  • Họ tư vấn cho các nhà quản lý về cách giảm chi phí và tăng doanh thu kinh doanh của công ty thông qua từng thời điểm

Systems Analyst – Chuyên viên phân tích hệ thống

  • Chuyên viên phân tích hệ thống, kỹ thuật là người giải quyết những vấn đề kinh doanh sử dụng technical. 
  • Nhóm này đưa ra những cải tiến chuyên môn của công ty, thiết kế quy trình, hệ thống, đào tạo và chuyển giao cho bên đội ngũ sử dụng hệ thông

Data Analyst – Chuyên gia phân tích dữ liệu

  • Chuyên gia phân tích dữ liệu là người thu thập đầy đủ các thông tin, kết quả, rồi đưa ra những thông số đánh giá ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hay bảng biểu để báo cáo lên trên.
  • Từ những dữ liệu đã thu thập được sẽ xác định xu hướng và mô phỏng những gì có thể xảy ra sắp tới.  

Trách nhiệm chính của Business analyst là làm gì?

Business analyst - BA cùng tham gia vào công việc của các lãnh đạo doanh nghiệp, gắn kết với người dùng để hiểu dữ liệu thay đổi như thế nào và những yếu tố nào tác động đến sự thay đổi đó. Qua đó, xác định những thay đổi này có thể cải thiện hiệu quả và tăng giá trị cho quy trình, sản phẩm, dịch vụ, phần mềm và phần cứng như thế nào.

Trách nhiệm của Business Analyst là làm gì

Gắn kết nhân viên với khách hàng

Các BA sẽ trình bày những ý tưởng này và cân đối các yếu tố khả thi về mặt công nghệ, hợp lý về mặt tài chính và chức năng. Tùy từng trường hợp, bạn có thể làm việc với các bộ dữ liệu để cải thiện sản phẩm, phần cứng, công cụ, phần mềm, dịch vụ hoặc quy trình.

Xác định, sau đó ưu tiên các yêu cầu về kỹ thuật và chức năng là ưu tiên hàng đầu của các nhà phân tích kinh doanh.

Vai trò của một nhà phân tích kinh doanh không ngừng phát triển và thay đổi - đặc biệt là khi các công ty phụ thuộc nhiều hơn vào dữ liệu để tư vấn cho hoạt động kinh doanh.

Trong thế giới công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, vai trò của một nhà phân tích kinh doanh sẽ không ngừng phát triển và thay đổi - đặc biệt là khi các công ty ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào dữ liệu để lập kế hoạch và xây dựng chiến lược cho hoạt động kinh doanh.

Mỗi công ty đều sẽ có những vấn đề khác nhau cần đến nhà phân tích kinh doanh giải quyết, cho dù là xử lý các hệ thống cũ lỗi thời, thay đổi công nghệ, quy trình không phù hợp, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng hay phản hồi không tốt.

Để trở thành Business Analyst (BA) giỏi nên làm gì?

Nhiều người sẽ có suy nghĩ, đã làm BA là phải học từ IT trở ra. Tuy nhiên, trái ngược lại thì với những người không chuyên IT vẫn có thể làm được. Tuy nhiên, để làm được BA cũng cần phải có 1 số tố chất như sau:

1. Những người chuyên môn IT

Trong lĩnh vực IT sẽ bao gồm: Lập trình viên, chuyên viên kiểm thử phần mềm, Helpdesk... Để trở thành BA, họ cần bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về kế toán, nhân sự, tài chính.. Đối với những người thuộc ngành này sẽ dễ dàng trở thành một BA.

Ngoài kiến thức nền tảng nắm chắc chuyên về IT, thì tùy từng vào dự án triển khai và mức độ chuyên sâu của công việc. Họ chỉ cần tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan và chuyên sâu của BA là được.

2. Những người không chuyên về IT

Điển hình trong nhóm này thì họ có lợi thế là kỹ năng giao tiếp, đồng thời giỏi về đàm phán, họ là những người năng động, linh hoạt và kỹ năng giao tiếp là một ưu điểm tốt. 

Tuy nhiên, họ sẽ kém về mặt kỹ thuật, để có thể đàm phán, tư vấn với khách hàng được thì họ cần phải hiểu, nắm rõ hệ thống, quy trình kỹ thuật cần thiết và chuyên sâu. 

3. Người vừa có chuyên môn về IT lại có cả kiến thức ở lĩnh vực khác

Thường xuất phát điểm là những lập trình viên/quản lý dứ án lâu năm, trải qua nhiều dự án ở những lĩnh vực khác nhau. Với những kiến thức đó họ có sự bao quát mọi lĩnh vực vừa IT vừa kinh tế. Cho nên, nhóm người này dễ dàng trở thành BA nhất. 

Tuy nhiên, vì là xuất phát điển lâu năm nên thường có cảm giác trì trệ, chậm chập. Do đó, để làm tốt BA họ cần thường xuyên cập nhật công nghệ mới và linh hoạt trong mindset của mình là được. 

Các kỹ năng cần có của một BA

1. Kỹ năng giao tiếp 

Thật vậy, để làm được BA thì yếu tố giao tiếp là một điểm vô cùng quan trọng mà người đọc cần chú ý tới. 

Khi giao tiếp cần phải rõ ràng những chi tiết như yêu cầu dự án, thay đổi yêu cầu, thông tin dự án và kết quả test. Đây là một trong những yếu tố góp phần thành công của một dự án hay không.

Không những thế yếu tố giao tiếp ngoại ngữ là một kỹ năng thiết yếu và quan trong đầu tiên trong sự nghiệp của một BA

Kỹ năng giao tiếp của BA cần phải có

Kỹ năng giao tiếp là một yếu không thể thiếu của BA

2. Kỹ năng công nghệ

Để có thể nắm rõ được giải pháp kinh doanh, BA cần biết về các ứng dụng công nghệ được sử dung, những kết quả kiểm thử thông thông qua các platform hiện tại và ứng dụng những công nghệ mới.

Kiểm thử phần mềm và thiết kế hệ thống kinh doanh là những kỹ năng phân tích cần nắm vững. Bởi khi giao tiếp với khách hàng bạn cần sử dụng ngôn ngữ kinh doanh, còn khi giao tiếp với team kỹ thuật thì hiển nhiên bạn phải sử dụng ngôn ngữ tech. 

3. Kỹ năng phân tích

Yếu tố then chốt của một BA giỏi là kỹ năng phân tích để xác địnhnhu cầu kinh doanh của khách hàng, cần phải hiểu đúng và truyền đạt một cách chính xác vào các sản phẩm. 

Hơn nữa, BA đôi khi còn phải phân tích số liệu, tài liệu và những kết quả khảo sát với người sử dụng đầu tiên và quy trình làm việc, để có thể dễ dàng xử lý và khắc phục các vấn đề kinh doanh.

Kỹ năng phân tích là một lợi thế điển hình của một người BA giỏi và thành công. 

4. Kỹ năng xử lý vấn đề

Ngành IT luôn có một sự thay đổi nhanh và không ngừng nghỉ, do đó công việc BA cũng bị thay đổi theo. 

Khi team kỹ thuật đang triển khai các giải pháp kinh doanh của khách hàng, không có gì là chắc chắn phần đó sẽ được ứng dụng. Chính vì thế, việc tìm ra cách nhanh chóng để giải quyết các vấn đề, tiến tới hoàn thành dự án thành công là một trong những điều quan trọng của mỗi người BA.

5. Kỹ năng đưa ra quyết định

Mỗi BA cần phải đưa ra tầm nhìn và đánh giá tình hình, tiếp nhận đầu vào từ các bên liên quan và đưa ra hướng xử lý kịp thời, hợp lý cho tình hình các bên.

BA cần bồi dưỡng kỹ năng đưa ra quyết định

Đưa ra một quyết định đúng đắn và chuyên nghiệp của BA

6. Kỹ năng quản lý

Không thế thiếu được khả năng quản lý dự án. Từ những việc lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ đạo nhân viên, đưa ra những yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách và nắm chắc sự ràng buộc thời gian quy định triển khai công việc của mọi người. 

Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng của BA để tiến độ dự án được hoàn thành theo đúng Dateline.

7. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Kỹ năng đám phán của BA cần được trau dồi thường xuyên để đạt được mục tiêu là kết quả có lợi cho công ty và giải pháp hợp lý cho khách hàng. 

Để duy trì mối quan hệ tốt giữa các team kỹ thuật, kinh doanh và cả đối tác khách hàng đòi hỏi BA phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục chuyên nghiệp.

Các công cụ và phần mềm BA

Các Business analyst thường chủ yếu sử dụng các phần mềm như Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint, Microsoft Access, SQL, Google Analytics và Tableau. Những công cụ này giúp các BA thu thập, sắp xếp dữ liệu, dựng biểu đồ, viết tài liệu và thiết kế trực quan để giải thích các phát hiện. Một BA cũng không nhất thiết cần có kỹ năng lập trình hoặc cơ sở dữ liệu, nhưng nếu có sẽ được ưu tiên hơn.

Như vậy, sau khi tìm hiểu bạn đọc cũng đã nắm rõ được BA là gì? Là 1 người cầu nối giữa khách hàng và team dự án, cũng như để giúp dự án đi đến một kết thúc tốt đẹp cho cả team và cả công ty. 

Theo BizFly tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:BIG DATA là gì? Big data trong kĩ thuật và trong cuộc sống

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành BizFly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: BizFly Cloud Server, BizFly CDN, BizFly Load Balancer, BizFly Pre-built Application, BizFly Business Mail, BizFly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của BizFly Cloud tại đây.
SHARE