8 kiểu email khách hàng giúp xây dựng chiến lược email doanh nghiệp hiệu quả

2486
05-09-2018
8 kiểu email khách hàng giúp xây dựng chiến lược email doanh nghiệp hiệu quả

Theo Bizfly Cloud chia sẻ bạn đã có một email với tên miền doanh nghiệp chuyên nghiệp, tin cậy, bước tiếp theo bạn sẽ cần một chiến lược email doanh nghiệp được đầu tư bài bản, kỹ lưỡng để có thể tận dụng được tối đa lợi ích từ công cụ giao tiếp hiệu quả này.

Những gợi ý từ 8 kiểu email doanh nghiệp nên gửi thường xuyên cùng với một vài lưu ý nho nhỏ để xây dựng nội dung hiệu quả, có thể sẽ giúp bạn xây dựng được một kế hoạch email đem lại nhiều khách hàng tiềm năng và đương nhiên góp phần gia tăng doanh số.

1. Email quảng cáo

Mục đích: Email dạng này thường dùng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, kích thích mua hàng trực tiếp, tăng marketing tới đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu. 

Phù hợp cho: Mọi loại hình doanh nghiệp

Độ khó thực hiện: Cấp độ 1

Email quảng cáo thường cần phải đảm bảo ngắn gọn, súc tích, trực quan. Có thể sử dụng thiết kế đồ họa đẹp mắt để gây thiện cảm cho người nhận; nếu không thì tạo email dạng này sẽ không mất nhiều thời gian.

Tạo 1 email quảng cáo hiệu quả

8 kiểu email khách hàng giúp xây dựng chiến lược email doanh nghiệp hiệu quả - Phần 1 - Ảnh 1.

- Đưa thông điệp bán hàng rõ ràng: Khách hàng thường sẽ không dành thời gian để đọc hết email bạn gửi, do vậy hãy tạo thông điệp bán hàng và đặt lên phía trước, ngay chính trung tâm để người đọc ngay lập tức chú ý.

 - Tạo sự hối thúc mua hàng. Đưa ra lý do để kích thích hành động nhanh chóng, ví dụ như thời hạn dùng thử sắp kết thúc, hoặc chỉ còn… ngày để mua hàng với mức ưu đãi 50% chẳng hạn… Khách hàng sẽ cảm thấy cần phải nhanh chóng hành động nếu không sẽ lỡ mất 1 món hời. Thêm vào đó, tạo ra các CTA kêu gọi mua hàng với các thông điệp độc đáo.

- Ngắn gọn: Không nên dùng từ hoa mỹ cho các mẫu email bán hàng kiểu này, mà nên đi thẳng vào vấn đề và thúc giục họ hành động ngay trước khi quá muộn.

2. Email giới thiệu sản phẩm mới

Mục đích: Giới thiệu các sản phẩm mới ra mắt. Đây cũng có thể được coi là một dạng khác của email quảng cáo, vừa để giới thiệu sản phẩm mới vừa nhằm mục tiêu bán hàng.

Phù hợp cho: Tất cả các doanh nghiệp đang chuẩn bị ra mắt các sản phẩm mới. (Các doanh nghiệp thời trang và bán lẻ có thể nhận được nhiều lợi ích nhất từ loại hình email này).

Độ khó thực hiện: Cấp độ 2

Sẽ mất kha khá thời gian để có được hình ảnh sản phẩm mới thật đẹp hay mẫu thiết kế giới thiệu dịch vụ thật chỉn chu, tuy nhiên lại không cần quá nhiều từ.

Tạo 1 email giới thiệu sản phẩm mới hiệu quả

8 kiểu email khách hàng giúp xây dựng chiến lược email doanh nghiệp hiệu quả - Phần 1 - Ảnh 2.

- Gửi email ngay khi sản phẩm vừa hoàn thiện hay nhập kho, sẽ cho bạn lợi thế dẫn đầu xu hướng mới và giúp khách hàng sở hữu các mặt hàng mới nhất, tốt nhất nhanh chóng.

- Đầu tư một ảnh sản phẩm thực sự bắt mắt: Đó không cần phải là 1 ảnh nghệ thuật nhưng phải thể hiện được sản phẩm 1 cách trọn vẹn. Trong ví dụ bên, chỉ với 1 vài từ Nikes đã thể hiện đầy đủ mục đích của email.

- Truyền đạt thông điệp mục tiêu trong tiêu đề thư: Dòng tiêu đề thư có thể quyết định tỷ lệ mở thư của một khách hàng, vì vậy hãy đảm bảo bạn cho khách hàng biết bạn đang có các deal mới và hấp dẫn dành cho họ.

3. Email dạng bản tin/Newsletter

Mục đích: Đây là dạng email dùng để thông báo cho khách hàng về tin tức của công ty, nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng cốt lõi của bạn.

Phù hợp cho: Tất cả các doanh nghiệp

Độ khó thực hiện: Cấp độ 3

Để thực hiện một email newsletter chuyên nghiệp sẽ mất thời gian một chút, tuy nhiên, đây chắc chắn là một công cụ marketing hiệu quả.

Tạo 1 email newsletter hiệu quả

8 kiểu email khách hàng giúp xây dựng chiến lược email doanh nghiệp hiệu quả - Phần 1 - Ảnh 3.

 - Bản tin không nhất thiết phải được thực hiện theo dạng long format. Chia nhỏ newsletter của bạn thành các phần nội dung, bài viết, hình ảnh và CTA ngắn, dễ tiếp thu và kích thích hành động.

- Tạo thiết kế dễ nhìn: Bản tin của bạn có thể được hình dung như một tờ báo nhỏ. Hãy trình bày theo các hàng cột ngay ngắn và phân chia nội dung hợp lý. Bạn có thể tham khảo cách trình bày với layout rõ ràng, font chữ cơ bản trong ví dụ ở bên.

 - Thêm thông tin liên hệ trong newsletter: Mặc dù newsletter không mang nhiều mục đích bán hàng nhưng nó vẫn có thể mang lại cảm hứng cho khách hàng và biết đâu họ muốn tìm thông tin để đặt hàng hoặc được tư vấn? Có thể đặt các nút liên hệ trên social media trong phần đầu hoặc chân thư, thêm số điện thoại, địa chỉ mail… để luôn sẵn sàng kết nối.

4. Email tư vấn sản phẩm

Mục đích: Giúp cung cấp cho khách hàng lời khuyên về cách sử dụng sản phẩm, các mẹo với sản phẩm hoặc thông tin hữu ích về sản phẩm để sử dụng được tốt nhất và cũng là một cách khẳng định quyền sở hữu với sản phẩm trên thị trường.

Phù hợp cho: Tất cả các doanh nghiệp

Độ khó thực hiện: Cấp độ 3

Dạng email này đòi hỏi nhiều thông tin và sự nghiên cứu nghiêm túc.

Tạo 1 email tư vấn sản phẩm hiệu quả:

- Tạo các nội dung giá trị: Mấu chốt của dạng email này là cung cấp các mẹo thực sự hữu ích và cần thiết cho khách hàng của bạn, đưa ra những kiến thức sản phẩm giúp họ giải quyết các vấn đề hoặc những trở ngại mà họ có thể gặp phải. Nếu bạn bán máy ảnh, hãy gửi email hướng dẫn khách hàng cách sử dụng các tính năng sản phẩm. Nếu bạn bán thiết bị phòng tắm, hãy gửi kèm các mẹo cài đặt. Nếu bạn bán đồ thời trang hãy gửi các mẹo phối đồ mới nhất…

- Hiệu chỉnh bài viết: Vì là dạng email bao hàm nhiều thông tin bằng text nên chắc chắn cần đảm bảo không có bất cứ lỗi sai "thiếu chuyên nghiệp" nào như lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp.

- Tập trung vào dịch vụ khách hàng: Dạng email cung cấp các mẹo sản phẩm này cũng là một cách thể hiện các cam kết dịch vụ đối với khách hàng. Nhớ thêm vào các điều khoản chính sách, hỗ trợ, bảo hành… và cũng đừng quên gắn các thông tin liên hệ vào email để khách hàng có thể kết nối khi có những thắc mắc hoặc cần tư vấn.

5. Email cung cấp kiến thức

Mục đích: Cung cấp cho khách hàng trong ngành hàng các kiến thức có liên quan đến sản phẩm, công ty và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Phù hợp cho: Tất cả các doanh nghiệp

Độ khó thực hiện: Cấp độ 3

Tạo 1 email cung cấp kiến thức hiệu quả:

8 kiểu email khách hàng giúp xây dựng chiến lược email doanh nghiệp hiệu quả - Phần 2 - Ảnh 1.

 - Đưa ra các kiến thức thực sự liên quan: Khi bạn thực hiện chiến dịch gửi các email cung cấp kiến thức nghĩa là bạn đang tìm cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng của mình. Và để thực hiện hiệu quả nhất thì bạn cần cho họ thông tin mà họ có thể sử dụng được hay học hỏi được. Tuy nhiên, các thông tin này cần kết nối với doanh nghiệp bạn. Ví dụ, nếu là doanh nghiệp cung cấp các khóa học kinh doanh trực tuyến có thể gửi các email chủ đề về quản lý kinh doanh, phương pháp bán hàng, cách gia tăng lợi nhuận…

>> Xem thêm: Các loại email thường được sử dụng trong kinh doanh

- Cân nhắc để cung cấp thông tin theo dạng chia nhỏ nội dung: và để khách hàng quyết định xem họ có muốn đọc thêm không và muốn đọc chủ đề nào. Liên kết "Read more" sẽ đưa khách hàng đến thẳng blog của bạn để xem toàn bộ bài viết. Một cách tuyệt vời để tương tác với khách hàng qua email và tăng lưu lượng truy cập blog.

- Thêm vào một mẫu quảng cáo mini: Bạn có thể thêm vào một vài yếu tố quảng cáo trong email, nhưng không tạo thành tiêu điểm chính. Có thể thử định dạng sau: bài viết kiến thức sẽ được trình bày là mục chính, và bên lề có thể trình bày một nội dung quảng cáo tỷ lệ khoảng ¼ giao diện. Cách trình bày này đơn giản nhưng không kém phần tinh tế.

6. Email reorder

Mục đích: Email sử dụng để nhắc nhở khách hàng đã đến lúc để tái đặt hàng các sản phẩm.

Phù hợp cho: Doanh nghiệp bán các sản phẩm phục vụ nhu cầu thường xuyên. Ví dụ các sản phẩm như mực máy in, thuốc và vitamin cho thú cưng...

Độ khó thực hiện: Cấp độ 3

Dạng email này sẽ cần text và hình ảnh cơ bản.

Tạo 1 email reorder hiệu quả

- Kêu gọi mua hàng (CTA) rõ ràng: Mục tiêu của một reorder email là để thúc đẩy khách hàng bổ sung thêm sản phẩm mới với các đơn hàng đã có từ trước hoặc có thể là nhắc gia hạn đăng ký dịch vụ đang sử dụng. Bạn sẽ muốn tạo một quy trình mua hàng càng đơn giản càng tốt. Và để làm như vậy, hãy tạo một nút "re-order"/"tiếp tục mua hàng" hay "subscribe now"/"Đăng ký ngay"để khách hàng có thể dễ dàng và ngay lập tức hành động.

- Nhắc nhở khách hàng về các lợi ích: Hãy nêu ra các lý do vì sao việc tái đặt hàng lại đem lại nhiều lợi ích cho các khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng để xây dựng các chương trình khuyến mại, giảm giá cho những khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc kèm theo các chính sách dùng thử sản phẩm mới…

- Nhắc lại các giao dịch trước kia: Bạn có thể nhắc lại cho khách hàng các đơn hàng gần đây để họ biết được mình đã sử dụng những sản phẩm nào và mức độ sử dụng ra sao để có thể đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.

7. Email chứng thực

Mục đích: Khẳng định, nhấn mạnh giá trị của sản phẩm, dịch vụ từ các feedback thực tế của các khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Phù hợp cho: Tất cả các doanh nghiệp

Độ khó thực hiện: Cấp độ 4.

Sẽ cần kha khá thời gian để tổng hợp các testimonial/lời chứng thực, nhận xét từ khách hàng. Và đôi khi là cả nỗ lực để thu thập được những căn cứ này từ khách hàng nữa.

Tạo 1 email chứng thực hiệu quả

 - Tạo 1 thiết kế bắt mắt: Hình thức và thiết kế rất quan trọng với các email chứng thực. Hình ảnh sản phẩm kèm lời chứng thức cần bắt mắt và dễ đọc trong một thiết kế đơn giản mà tinh tế.

- Nên thêm vào hình ảnh: Nếu bạn bán các mặt hàng hữu hình như quần áo, việc sử dụng hình ảnh như áo sơ mi và váy sẽ tạo nhiều hiệu ứng tốt. Tuy nhiên, cách thức áp dụng sẽ khác nhau đối với mỗi loại hình kinh doanh khác nhau. Nếu có thể, để lời chứng thực thêm phần thuyết phục, bạn có thể đề nghị sử dụng ảnh chụp của khách hàng hài lòng đó và tạo ra một thông điệp thực sự mạnh mẽ.

- Đưa thêm thông tin: Bạn nên đưa ra thêm cho khách hàng các bước hành động tiếp theo, có thể là click đọc thêm để tìm hiểu thêm những lời chứng thực khác hoặc cung cấp một liên kết và kêu gọi họ để lại lời góp ý để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ hơn nữa.

8. Email khảo sát

Mục đích: Thu thập thông tin để giúp doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm khách hàng

Phù hợp cho: Doanh nghiệp muốn cải thiện chất lượng dịch vụ, hoặc muốn nghiên cứu thị trường

Độ khó thực hiện: Cấp độ 4

Sẽ cần dành thời gian để xây dựng bảng hỏi khảo sát và soạn một email chứa đường link trỏ tới khảo sát đó.

Tạo 1 email khảo sát hiệu quả

- Giải thích lý do một cách hấp dẫn: Nếu bạn muốn khách hàng dành thời gian để điền vào phiếu khảo sát, bạn cần cho họ một lý do đủ sức hấp dẫn. Gợi ý, bạn có thể tổ chức 1 minigame trao thưởng cho cá nhân may mắn trong cuộc khảo sát cẳng hạn…

- Nêu mục đích của cuộc khảo sát: Ngoài khuyến khích khách hàng điền vào bảng khảo sát, bạn nên cho khách hàng biết lý do bạn muốn thông tin của họ. Một mục đích rõ ràng và chân thành sẽ giúp khách hàng thiện cảm để trả lời hơn.

- Đảm bảo dễ dàng thực hiện: Nên có một liên kết rõ ràng kèm theo nút tới thẳng cuộc khảo sát. Lưu ý nút liên kết đến bảng khảo sát cần rõ ràng, dễ phát hiện và đặt ở phía cuối email.

Mẹo để lập một bảng survey hiệu quả

- Đặt câu hỏi phù hợp

Đảm bảo các câu hỏi của bạn sẽ cho ra các kết quả hữu ích. Bám sát chủ đề và tự trả lời các câu hỏi, trước để đảm bảo khách hàng có thể hiểu được.

- Nên tuân theo quy tắc ngắn gọn

Nếu khách hàng cảm thấy chán, họ sẽ ngừng cuộc khảo sát và nỗ lực sẽ bị phí phạm. Vì vậy, chỉ nên áp dụng một biểu khảo sát với phạm vi thời gian tối đa 5 phút để có thể đảm bảo khách hàng sẽ điền hết cuộc khảo sát.

Để thương hiệu của bạn luôn luôn giữ vị trí hàng đầu trong tâm trí khách hàng và thúc đẩy họ tương tác nhiều hơn, thường xuyên hơn thì điều quan trọng là phải luôn giữ liên lạc. Hãy đa dạng hóa nội dung các chiến dịch gửi mail từ email doanh nghiệp của bạn bằng cách kết hợp và xen kẽ 8 kiểu email trên đây để giúp cho các hoạt động email marketing trở nên hấp dẫn hơn cũng như chứng tỏ với khách hàng năng lực và tầm vóc của doanh nghiệp bạn.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả chiến dịch email marketing

SHARE