Workstation là gì? Lựa chọn workstation như thế nào để làm việc hiệu quả?

1882
18-09-2018
Workstation là gì? Lựa chọn workstation như thế nào để làm việc hiệu quả?

Theo định nghĩa, workstation là một máy tính dành cho cá nhân sử dụng nhưng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn một máy tính cá nhân thông thường. Để hiểu được rõ hơn về máy trạm workstation cũng như thông tin liên quan có thể xem thêm ngay tại bài viết của Bizfly Cloud dưới đây. 

Workstation là gì?

Workstation ( hay còn gọi là máy trạm) là một máy tính dành cho cá nhân hay doanh nghiệp sử dụng nhưng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn một máy tính cá nhân thông thường. Máy tính này thường được sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc công việc đặc thù (thay vì chỉ dùng tại nhà hoặc để giải trí).

Các workstation và ứng dụng đi kèm thường được các công ty kỹ thuật quy mô nhỏ, kiến trúc sư, graphic designer cũng như tất cả các tổ chức, bộ phận hoặc cá nhân nào cần một bộ vi xử lý nhanh hơn, dung lượng RAM lớn hơn, có các tính năng đặc thù như card đồ họa tốc độ cao.. sử dụng.

Trong lịch sử, công nghệ workstation được phát triển vào cùng một giai đoạn và phục vụ cùng một đối tượng như hệ điều hành UNIX - từng được sử dụng như hệ điều hành workstation. Một vài cái tên tiêu biểu của các nhà cung cấp workstation có thể kể đến: Sun Microsystems, Hewlett-Packard, DEC, và IBM.

Trong một số tập đoàn lớn, thuật ngữ "workstation" đôi khi được sử dụng để chỉ "bất kỳ vị trí máy tính cá nhân nào được kết nối với hệ thống máy tính trung ương". Trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay, rất nhiều nhân viên công ty sở hữu workstation. Chúng chỉ đơn giản là các máy tính cá nhân nối với một mạng cục bộ (LAN) mà trong đó các máy này lần lượt chia sẻ tài nguyên của một hoặc nhiều máy tính lớn. Vì là PC, các máy tính này cũng có thể sử dụng hoàn toàn độc lập với máy tính trung ương trong trường hợp các workstation này có cài đặt các ứng dụng và bộ nhớ đĩa cứng riêng. Việc sử dụng thuật ngữ "workstation" (đôi khi còn được gọi là "programmable workstation") đã giúp phân biệt giữa "terminal " và "display terminal" (hay "dumb termina"), trong đó Hệ thống hiển thị thông tin (Information Display System) 3270 là một ví dụ.

1 số tính năng của workstation

Workstation được xây dựng dựa trên thiết kế tối ưu hóa nhằm đảm bảo thực hiện các thao tác và hiển thị dữ liệu phức tạp. Workstation bao gồm các tính năng như:

- Hỗ trợ sửa lỗi code bộ nhớ (ECC)

- Các memory socket dự phòng cho các module đã xác định từ trước.

- Nhiều processor socket để tăng sức mạnh cho CPU

- Nhiều dạng màn hình hiển thị

- Hệ điều hành có độ tin cậy cao (OS) với các tính năng nâng cao

- Card đồ họa hiệu suất cao

Ưu, nhược điểm nổi bật của Workstation

Workstation là một loại máy tính đặc biệt có sức mạnh xử lý cao hơn PC bình thường. Có nhiều lý do để đầu tư vào một Workstation chuyên nghiệp bởi nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên nó cũng là một thiết bị khá đắt đỏ nên bạn có thể cân nhắc những ưu nhược điểm dưới đây để có lựa chọn phù hợp với nhu cầu.

1. Ưu điểm của Workstation

- Hiệu suất cao: Loại máy tính này có thể cho hiệu suất cao hơn máy tính bình thường, giúp tăng năng suất có thể làm được nhiều việc hơn những gì người dùng bình thường có thể làm. Ví dụ: nếu bạn muốn chỉnh sửa bất kỳ animation nào và sau đó render thì nó có thể thực hiện nhanh chóng. Workstation phù hợp nhất để hiển thị đồ họa phức tạp, phân tích tài chính và tạo nội dung số.

- Độ tin cậy cao: Bạn có thể dễ dàng chẩn đoán bất kỳ sự cố nào trong workstation. Nếu gặp sự cố màn hình xanh hoặc workstation không phản hồi, nhân viên IT có thể sửa chữa hệ thống một cách nhanh chóng; có thể xác định sự cố trong workstation ngay cả khi workstation đang tắt.

- Bộ nhớ lớn: Workstation có bộ nhớ lớn hơn máy tính để bàn. Nó có bộ nhớ gấp đôi so với máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị khác. Với bộ nhớ lớn hơn, workstation có thể thực hiện nhiều công việc hơn trong thời gian ngắn hơn. Gần như không có lỗi trong bộ nhớ khi thực hiện bất kỳ tác vụ nào.

- Hỗ trợ nhiều bộ xử lý: Một workstation có nhiều bộ xử lý, bạn có thể chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Workstation được sử dụng bởi các chuyên gia như kỹ sư, nhà khoa học, nhà phân tích và nhà thiết kế.

- Ổ cứng và SSD lớn: Workstation có các ổ cứng có thể lưu trữ hàng terabyte dữ liệu, nên bất kỳ loại công việc nào ở bất kỳ kích thước nào cũng có thể được lưu trữ trong ổ cứng. Ngoài ra, SSD (Ổ cứng thể rắn) cũng được gắn trong workstation để tăng tốc hiệu suất tổng thể của hệ thống.

- Dễ sử dụng: Workstation có bàn phím lớn hơn máy tính xách tay và rất dễ sử dụng.

2. Nhược điểm của Workstation

- Không có tính di động: Trái ngược với máy tính xách tay, việc di chuyển workstation từ nơi này sang nơi khác là việc rất khó khăn.

- Chi phí đắt đỏ: Workstation có phần cứng mạnh mẽ đồng nghĩa với việc tăng chi phí đầu tư. Ngoài ra, workstation cũng sử dụng nhiều điện hơn các thiết bị khác như máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính để bàn. Bên cạnh đó, công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây với chi phí hợp lý được coi là đối thủ nặng ký của workstation.

Lựa chọn các thành phần trong workstation

Bộ xử lý

Lựa chọn bộ xử lý đơn giản là quyết định giữa tần số CPU (tốc độ) và số lượng core. Hiệu năng tiêu biểu của workstation nằm trong phạm vi từ 4 đến 36 core CPU và lên tới 72 CPU thread. Thường thì, số lượng thread nhiều gấp đôi số core và được sắp xếp theo thứ tự để chỉ định hành động cho CPU theo tuần tự. Tốc độ được đo bằng GHz và khi core ít hơn thì tốc độ thường nhanh hơn trong khi core nhiều hơn lại dẫn đến tốc độ xử lý chậm hơn.

Đối với tạo và thao tác các phần đối tượng 3D trong các ứng dụng như SolidWorks, 3ds Max và Maya cần nhiều tốc độ CPU hơn là số lượng core, ngược lại, các ứng dụng mô phỏng và render lại đòi hỏi nhiều core hơn để đảm bảo hiệu suất cao nhất.

Một bộ xử lý Intel an toàn bền bỉ có thể cung cấp hiệu suất cao hơn tới 25% cho các ứng dụng thiết kế và dựng hình so với các bộ vi xử lý tiêu chuẩn. Bộ vi xử lý Intel Xeon có tới 36 core và 72 thread vô cùng tuyệt vời cho dựng hình và thiết kế.

GPU

GPU chịu trách nhiệm tạo ra các hình ảnh mà bạn nhìn thấy trên màn hình LCD. GPU tạo hiệu ứng đa giác, điều chỉnh ánh sáng, kết cấu và màu sắc cho hình ảnh 3D. Nvidia và AMD sản xuất card đồ họa chuyên nghiệp cho các ứng dụng này.

Workstation - Máy trạm là gì? Lựa chọn workstation như thế nào để làm việc hiệu quả? - Ảnh 1.

1 Nvidia GPU

Các thiết bị này được thiết kế để chạy liên tục 24/7 nhằm đảm bảo không xảy ra bất cứ lỗi nào trong các tình huống cao điểm nhờ kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và sở hữu các thành phần cấu tạo chất lượng cao. Các driver cũng được thử nghiệm và chứng nhận để chỉ dẫn chính xác cho card đồ họa luôn chạy trơn tru trong hệ điều hành cũng như với các phần mềm ứng dụng được sử dụng.

Thiết kế & dựng hình

Các thành phần tương tác trong các ứng dụng như SolidWorks, Revit, Maya và 3ds Max không đạt được nhiều lợi ích khi có nhiều GPU, trong khi chạy tốt với thẻ đồ họa NVIDIA Quadro hoặc AMD FirePro tầm trung. GPU đảm bảo một tốc độ khung hình cho việc lướt, thu phóng và xoay mượt mà khi tạo và làm việc với các đối tượng 3D.

Mô phỏng & render

Các công cụ render GPU như V-Ray RT, Octane, Iray và các ứng dụng mô phỏng như CATIA, ANSYS có thể dùng GPU để làm việc trong chế độ rend và tạo hình – cho tốc độ nhanh hơn theo cấp số nhân so với CPU trong các ứng dụng này. Hãy mua các high-end GPU và trong nhiều trường hợp, việc chạy nhiều GPU sẽ tăng hiệu suất đáng kể, cũng đáng đồng tiền bát gạo.

Màn hình hiển thị lớn, có độ phân giải cao

Màn hình độ phân giải cao sẽ đòi hỏi bộ nhớ GPU cao và nó chỉ khả dụng trên các top end card. Đặc biệt với màn hình 4K và nhiều cấp độ phân giải, card đa đồ họa là một lựa chọn tối ưu. Việc thêm card đồ họa thứ hai sẽ không tăng hiệu suất lên gấp đôi; mà chỉ tăng khoảng 25-50%.

RAM

Thông thường, workstation có dung lượng bộ nhớ lớn sẽ luôn tốt hơn, chỉ có điều rất khó để nói được chính xác lớn bao nhiêu là đủ. Nhiều RAM hơn cho phép bạn thao tác nhiều nhiệm vụ hơn mà không bị ùn ứ công việc.

Gợi ý mức dung lượng RAM khởi đầu ít nhất là 16GB và tăng dần lên với các công việc như: dựng hình các tập dữ liệu lớn, áp dụng họa tiết trong đồ họa 3D, chỉnh sửa các video phức tạp, dựng cảnh lớn với hiệu ứng đa giác và thiết kế khối sản phẩm phức tạp. Quy tắc chung là có bộ đệm sử dụng RAM 25% dành cho các công việc đòi hỏi mức độ chuyên sâu cao.

HARD DRIVES

Cấu hình hệ điều hành và ổ đĩa dữ liệu trong mỗi workstation đúng cách và sau đó sử dụng SSD để tăng thời gian đọc dữ liệu và giảm thời gian tìm kiếm là rất quan trọng. Thời gian đọc cố định có thể cao gấp 4 đến 5 lần trên ổ SSD. Thời gian tìm kiếm cũng nhanh hơn rất nhiều; do đó các ổ SSD thường được tính theo nano giây thay vì mili giây như ổ SATA. Tốc độ tăng này có thể có tác động đáng kể đến thời gian hoàn thành công việc hàng ngày của một người. Có thể sử dụng ổ SSD 250GB cho hệ điều hành và các chương trình cài đặt, sử dụng ổ SATA để lưu trữ dữ liệu và làm việc.

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt Switch và Router dễ hiểu nhất

SHARE