Wordpress là gì? Ưu, nhược điểm của Wordpress khi thiết kế Web
Ngày nay, việc tạo lập một trang web đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ có các công cụ xây dựng website trên máy tính. Nổi bật trong số đó là WordPress, nền tảng thiết kế web đang rất được ưa chuộng trên toàn thế giới. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết về WordPress cũng như các tính năng nổi bật của công cụ này nhé.
WordPress là gì?
WordPress là một công cụ trực tuyến, nguồn mở, viết trên ngôn ngữ PHP và được sử dụng để tạo ra các website. Bizfly Cloud đã định nghĩa một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (hay CMS) website và blog dễ dàng và mạnh mẽ nhất hiện nay.
Đối tượng sử dụng WordPress là ai?
WordPress là một công cụ tiện lợi cho rất nhiều đối tượng khác nhau có thể sử dụng. Các blog nổi tiếng, văn phòng truyền thông tin tức, trang web âm nhạc, công ty và cả những người nổi tiếng đều đang sử dụng WordPress.
Nếu bạn muốn biết cụ thể về những website nào đang sử dụng WordPress, bạn có thể truy cập https://wordpress.org/showcase/ đẻ tìm hiểu. Bạn có thể sẽ thấy choáng ngợp bởi số lượng đồ sộ các trang web nổi tiếng và những người nổi tiếng đang sử dụng WordPress để quản trị.
Các tính năng sử dụng của Wordpress
WordPress là một nền tảng website tuyệt vời để xây dựng nhiều dạng website khác nhau. Từ viết blog, website thương mại điện tử cho đến các trang web kinh doanh và website đầu tư, WordPress cho thấy một CMS đa năng và linh hoạt.
>> Tham khảo thêm: CMS là gì? Giải pháp triển khai tự động CMS cho doanh nghiệp
Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu về các kiểu website bạn có thể tạo với WordPress:
- Blog
- E-commerce
- Kinh doanh
- Tin tức
- Trang ảnh
- Web nhạc
- Web vệ tinh
Ưu, nhược điểm của WordPress là gì?
Ưu điểm
Dễ sử dụng
WordPress vốn được thiết kế để dành cho đối tượng người dùng “nghiệp dư” - những người không có quá nhiều kiến thức chuyên sâu về lập trình website, hoặc đơn giản chỉ muốn tạo một trang blog cá nhân. Chính vì vậy nên phần mềm này được thiết kế với giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác trong WordPress, từ đó nhanh chóng thiết lập được website cho riêng mình chỉ sau một thời gian ngắn tìm hiểu để sử dụng.
Cộng đồng hỗ trợ WordPress đông đảo
Với sự phổ biến toàn cầu như vậy, người dùng có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng sử dụng WordPress đông đảo. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc trong quá trình sử dụng thì công cụ tìm kiếm Google sẽ trở nên vô cùng hữu ích.
Gói giao diện có sẵn của WordPress
Bên cạnh phiên bản tính phí với nhiều tính năng đa dạng hơn, phiên bản WordPress miễn phí cũng có rất nhiều giao diện đẹp mắt để người dùng có thể lựa chọn. Chỉ cần chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu các thủ thuật thiết kế website, người dùng hoàn toàn có thể tạo lập một website riêng với giao diện độc đáo, hấp dẫn.
Có nhiều plugin hỗ trợ
Plugin mở rộng là thành phần được cài đặt bổ sung vào WordPress để hỗ trợ thêm các tính năng cần thiết theo nhu cầu. Với số lượng plugin vô cùng phong phú trong thư viện plugin của WordPress, người dùng có thể thoải mái chọn lựa plugin phù hợp cho mục đích xây dựng website của mình.
Cho phép lập trình sử dụng, thay đổi cấu trúc một cách dễ dàng
Với lập trình viên, WordPress là một mã nguồn mở cho phép người dùng khám phá và mở rộng website. Với hàng nghìn chức năng có sẵn, lập trình viên có thể dễ dàng sử dụng cũng như thay đổi cấu trúc của chúng.
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau
WordPress hiện đang hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Người dùng có thể chuyển đổi giữa nhiều loại ngôn ngữ khác nhau nhằm thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm
- Vấn đề bảo mật: Sự phổ biến của WordPress khiến các trang web được tạo bằng nền tảng này dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ phá hoại
- Lỗi plugin, theme: Các plugin và theme của WordPress được phát triển bởi bên thứ ba, do đó có thể phát sinh các lỗi phức tạp trong quá trình sử dụng và cài đặt.
- Tốc độ tải trang: Việc sử dụng nhiều plugin cho website có thể khiến website bị tải chậm, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Hướng dẫn cách cài đặt Wordpress
Bước 1: Người dùng có thể cài đặt WordPress từ mã nguồn chạy độc lập lên Hosting WordPress hoặc Hosting Linux đăng ký tại các nhà cung cấp uy tín. Ngoài ra, có thể truy cập trực tiếp vào website https://wordpress.com/ để bắt đầu sử dụng ngay mà không cần cài lên host.
Bước 2: Tại trang chủ WordPress, người dùng thực hiện đăng ký một tài khoản miễn phí hoặc mua gói có tính phí. Ngoài ra, có thể sử dụng WordPress Toolkit trên Plesk để thiết lập website nếu thực hiện cài đặt hosting WordPress.
Bước 3: Tại giao diện Dashboard, người dùng có thể tạo các bài viết; quản lý thư viện hình ảnh, video tại mục Media, quản lý các bình luận tại mục Comments hoặc thiết lập giao diện tại mục Appearance.
Nếu người dùng sử dụng WordPress Toolkit trên Plesk, có thể lựa chọn phương thức Install để cài đặt WordPress, sau đó thiết lập các tính năng như sau:
- Installation path: Đường dẫn website
- Administrative username and Password: Cài đặt tên người dùng và mật khẩu quản trị
- Version: Lựa chọn phiên bản WordPress
- Administrator’s email: Email của quản trị viên
- Site name: Tên website
- Interface language: Ngôn ngữ hiển thị trên giao diện
- Database name, Database user name, Database user password: Tên cơ sở dữ liệu, tên người dùng và mật khẩu cơ sở dữ liệu
- Auto-updates: Cập nhật tự động
- Search Engine Visibility: Hiển thị tìm kiếm
- Debug Mode: Chế độ gỡ lỗi
Làm thế nào để bắt đầu sử dụng WordPress?
Wordpress là một công cụ miễn phí, bạn có thể tải và sử dụng bất cứ lúc nào.
WordPress có thể được tải xuống để cài đặt dưới dạng self-hosted từ trang web WordPress.org hoặc sử dụng như một dịch vụ lưu trữ trên trang WordPress.com.
WordPress tùy chỉnh
WordPress không giới hạn các khả năng tùy biến website. Các theme và plugin của WordPress đều có thể thêm thiết kế mới và chức năng bổ sung. Trên WordPress.org hiện đều có sẵn thư viện theme và plugin miễn phí.
[Infographic] Wordpress là gì?
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: So sánh: Drupal - Joomla - Wordpress
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud