Website thương mại điện tử của bạn sắp là nạn nhân của một cuộc tấn công DDoS?
Bắt đầu nào! Bây giờ, bạn hãy tưởng tượng kịch bản này: Một ngày, bạn đến văn phòng và bắt đầu làm việc từ sớm, mở đầu là việc check hộp thư đến trong email. Một trong những email bạn nhận được có nội dung như sau: bạn phải trả một số tiền điện tử, nếu không website của bạn sẽ trở nên ngoại tuyến do một cuộc tấn công DDoS. Bạn sẽ làm gì?
Đầu tiên, bạn nên hiểu rằng tình huống giả định này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế. Một cuộc tấn công DDoS về cơ bản được thực hiện bằng cách khiến cho webiste tràn ngập lưu lượng truy cập trả về, do đó gây quá tải, cơ sở hạ tầng bị thất bại và treo, điều đó có nghĩa website của bạn sẽ ngoại tuyến với toàn bộ khách truy cập cho đến tận khi bạn khắc phục được sự cố này. Đây là hình thức tấn công phổ biến nhất, mặc dù khá đơn giản, nhưng nó có thể gây ra nhiều thiệt hại cho công ty, ảnh hưởng tới doanh số trong khoảng thời gian ngoại tuyến không bán được hàng bị mất, kèm theo danh tiếng thương hiệu bị sụt giảm.
Thứ hai, bạn nên biết rằng bạn không hề đơn độc. Gần như mọi công ty thương mại ngày nay sỡ hữu một website bán hàng trực tuyến, đều đã trải qua một cuộc tấn công DDoS náo đó trong quá khứ. Tuy nhiên, một số công ty đã đủ thông minh để tiến hành các hoạt động phòng ngừa, tránh được các thiệt hại đáng kể, trong khi đó, những doanh nghiệp khác thì vẫn bị tổn thất khá nhiều trong cả doanh thu và những thiệt hại trầm trọng.
1. Thương mại điện tử là mục tiêu chính của các cuộc tấn công DDoS
Các cuộc tấn công này tiếp tục gia tăng trong thế giới thương mại điện tử từ năm này sang năm khác! Từ báo cáo của Akamai (Link: https://www.akamai.com/us/en/about/our-thinking/state-of-the-internet-report/global-state-of-the-internet-security-ddos-attack-reports.jsp), bạn có thể thấy rằng mục tiêu phổ biến nhất của các cuộc tấn công DDoS là các website bán lẻ. Một số cuộc tấn công xảy ra không có lý do, số còn lại có mục đích tống tiền, các hacker yêu cầu công ty phải trả một khoản hối lộ để ngăn chặn cuộc tấn công. Dù là lí do nào đi chăng nữa, các cuộc tấn công DDoS luôn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài chính cho các công ty, nhất là những công ty chưa hề có sự chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công này.
Thương mại điện tử là mục tiêu chính của các cuộc tấn công DDoS
Viện Ponemon đã tiến hành một nghiên cứu, kết quả cho thấy rằng: bảo mật ứng dụng website quan trọng hơn bất kì các công tác bảo mật nào trong một tổ chức. Các cuộc tấn công ứng dụng web chiếm hơn ba triệu đô la thiệt hại chỉ trong một năm qua. Theo Forrester, Fortune, 1000 công ty đã để mất đến 2,5 tỷ đô la mỗi năm do việc không lên kế hoạch phòng ngừa các cuộc tấn công, trong đó bao gồm cả các trang web bị phá hủy do các cuộc tấn công DDoS.
2. Thiệt hại do tấn công DDoS gây ra
Các công ty bị thiệt hại đến đâu trong một cuộc tấn công DDoS?
Thiệt hại đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là số tiền mà công ty để mất từ khách hàng khi họ không thể tiến hành giao dịch trong lúc website hoặc ứng dụng bị ngừng hoạt động. Không những thế, công ty vừa không thể cung cấp dịch vụ cho các khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng, mà còn làm mất uy tín doanh nghiệp của chính mình với khách hàng. Thiệt hại về lòng trung thành và danh tiếng của công ty thật sự rất khó để lấy lại và hồi phục được như cũ trong một thời gian ngắn.
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Akamai, cứ 5 khách hàng, thì sẽ có 1 người rời bỏ đi khỏi website bị sự cố. Khách hàng thường sẽ không quan tâm lắm đến việc tại sao trang web của bạn không hoạt động. Đồng thời phần lớn khách hàng cũng không thể phận biệt được việc trang web đang trải qua một cuộc tấn công DDoS hay hacker đã tiến hành ăn cắp dữ liệu cá nhân, điều này khiến họ mất niềm tin vào công ty vì cho rằng công ty đã không nỗ lực bảo vệ thông tin của họ khỏi bị xâm nhập.
>>> Xem thêm: Tấn công DDoS - kẻ hủy diệt thầm lặng và cách để doanh nghiệp vượt qua
3. Làm thế nào để tránh tấn công DDoS với các website thương mại điện tử?
Các nhà bán lẻ rất cần tìm kiếm một giải pháp nhằm bảo vệ website và thông tin của mình, góp phần không gây ra gián đoạn trong việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ và trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này khá dễ dàng, bằng cách làm lệch hướng lưu lượng DDoS, do đó sẽ không có gì gây ảnh hưởng đến website hoặc ứng dụng và đương nhiên sẽ không có bất kỳ thiệt hại nào xảy ra cả.
Hiện nay có khá nhiều công ty công nghệ cung cấp các giải pháp bảo mật giúp bảo vệ công ty của bạn khỏi các cuộc tấn công trong tương lai. Điều quan trọng bạn phải nhận thức được, đó là các cuộc tấn công này kiểu gì cũng sẽ xảy ra, và các biện pháp an ninh chống lại các cuộc tấn công DDoS không phải là biện pháp phòng ngừa "just in case", mà nó là biện pháp phải chuẩn bị mọi lúc. Các biện pháp này chống lại DDoS bằng cách nỗ lực dừng lại các cuộc tấn công khi nó xảy ra hoặc chuyển hướng tấn công đến một vị trí khác.
>>> Xem thêm: Lá chắn chặn DDoS hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp Việt