VSAN là gì? Tìm hiểu về công nghệ VMware VSAN
Ảo hoá là một trong những nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin quan trọng cho doanh nghiệp hiện nay. Nó giúp các công ty lưu trữ, mở rộng các cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả. Trong đó có Vsan, mạng khu vực lưu trữ ảo với phần mềm xác định (SDS) có tính linh hoạt và khả năng hoạt động nâng cao. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bizfly Cloud đi tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, chức năng, lợi ích của nền tảng ảo hoá này nhé!
Tìm hiểu Vsan là gì?
Vsan có tên đầy đủ Virtual Storage Area Network, là một nền tảng ảo hoá giúp lưu trữ dữ liệu từ VMWare, được phát hành với phiên bản beta từ năm 2013. Nó được biết đến rộng rãi từ tháng 03 năm 2014 và chính thức có phiên bản 6.5 vào tháng 11 năm 2016. Vsan được tích hợp đầy đủ với vSphere với các tính năng cốt lõi như vSphere High Availability, vSphere Distributed Resource Scheduler hay vMotion.
Để Windows của vCenter Server và vCenter Server Appliance có thể quản lý Vsan 6.6, yêu cầu phải có ESXI 6.5d và vCenter Server 6.5d. Đồng thời, phần mềm giám sát vSphere Web Client cũng phải đạt mức 6.5d. Để tạo thành một Vsan cluster được hỗ trợ,Vsan yêu cầu phải có ít nhất 3 máy chủ vSphere. Như vậy khi một máy chủ bị hỏng, cluster mới đáp ứng được các yêu cầu tính sẵn sàng tối thiểu về khả năng chịu lỗi. Số lượng máy chủ được hỗ trợ tối đa là 64 và mỗi máy phải có ít nhất một ổ HĐ và một ổ SSD.
Chức năng trong VMware vSAN
Trên thực tế, kiến trúc công nghệ thông tin truyền thống thường sử dụng các thành phần riêng biệt cho máy tính như CPU hay RAM. Nhưng siêu hội tụ lại hợp nhất tính toán, lưu trữ và mạng thành một kiến trúc được tổ chức hợp lý, duy nhất và được quản lý trong phần mềm.
Để hiểu rõ hơn về chức năng của Vsan, bạn có thể so sánh nó với siêu hội tụ. VMware vSAN có chức năng hợp nhất tất cả dung lượng lưu trữ chưa sử dụng vào một thiết bị ảo hoá duy nhất mà bạn có thể quản lý.
VMware vSAN có thể được cài đặt ở mỗi máy ảo hay kết hợp trong phần sụn của nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. Vsan loại bỏ các nhu cầu về lưu trữ phần cứng chuyên dụng và được chạy trên máy chủ x86. Các thành phần nhỏ của Vsan hay còn được gọi là SAN ảo sẽ cung cấp một nhóm lưu trữ có thể truy cập theo yêu cầu. Mỗi máy chủ trong một cụm SAN có thể cài đặt một VSA trên đầu lớp siêu giám sát.
Ngoài ra, kiến trúc Vsan sẽ có từ 2 VSA trở lên để cung cấp bộ nhớ dùng chung khả dụng cao cần thiết cho các dịch vụ hay chia sẻ tài nguyên phân tán. Bạn vẫn có thể truy cập vào bộ nhớ bằng những nút không được cài đặt Vsan như bình thường. Hình thức này khác biệt với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống. Nó tạo ra điều kiện thuận lợi hơn để triển khai phổ biến máy chủ x86 chi phí thấp. Bạn không còn phải đầu tư một khoản lớn để mua phần cứng chuyên dụng cho SAN hay các thiết bị lưu trữ gắn mạng NAS.
Các tính năng của VMware vSAN
Vsan là một giải pháp kết hợp tự nhiên với vSphere cấp doanh nghiệp SDS. Nó giúp quản trị viên quản lý, lưu trữ và tính toán các thông số từ bảng điều khiển tập trung. Dưới đây là một số tính năng thiết yếu của Vsan mà bạn cần nắm vững nếu muốn làm việc với nền tảng ảo hoá này:
- Quản lý nhờ vào chính sách lưu trữ SPBM: Đây là tính năng lưu trữ tự động hoá của Vsan. Tính năng này cho phép quản trị viên thực hiện tạo lập hồ sơ lưu trữ, cung cấp quyền kiểm soát các dịch vụ lưu trữ cho máy ảo một cách chính xác. Ví dụ như tạo các yêu cầu lưu trữ như tính khả dụng, hiệu suất rồi gắn chúng cho các máy ảo.
- Tính năng cụm kéo dài mở rộng: Tính năng này có tác dụng mở rộng cụm Vsan từ một vị trí đến hai vị trí cho phép HA và cân bằng tải. Muốn quản lý thời gian ngừng hoạt động và khôi phục thảm hoạ theo kế hoạch, bạn có thể triển khai các cụm kéo dài trong môi trường có khoảng cách giới hạn giữa các trung tâm dữ liệu.
- Xác định dữ liệu ở trạng thái nghỉ và mã hoá: Từ phiên bản 6.6 trở đi, VMWare vSAN có cơ chế mã hoá tất cả các đối tượng lưu trữ dữ liệu dựa trên hạt nhân. Bạn có thể triển khai nó trên bất cứ phần cứng nào, kể cả ổ đĩa cứng HDD hay ổ cứng thể rắn SSD do mã hoá Vsan là phần cứng bất khả thi.
- Tính năng hỗ trợ bộ nhớ dùng chung của Vsan: Đây là tính năng mà nền tảng ảo hóa VMWare vSAN cho phép kết hợp thiết bị lưu trữ cục bộ và các thiết bị lưu trữ đính kèm khác. Bạn có thể tạo ra một nhóm lưu trữ duy nhất mà tất cả các máy chủ trong cụm Vsan đều có thể dùng chung. Nó hỗ trợ cho hầu hết các tính năng của VMWare vSphere và vMotion như HA, DRS. Bạn có thể di chuyển máy ảo sang các máy chủ khác trong cụm thông qua DRS nếu như một máy chủ bị lỗi.
- Tính năng kiểm tra, phát hiện vấn đề trong dịch vụ sức khoẻ của cụm: Tính năng này được sử dụng để theo dõi trạng thái sức khỏe của các thành phần cụm khác nhau. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ khắc phục sự cố liên quan tới cấu hình mạng, khả năng tương thích phần cứng.
- Kiểm tra hiệu suất của dịch vụ thông qua hình thức báo cáo cụ thể: VMWare Vsan sẽ kết hợp các biểu đồ thống kê để theo dõi các số liệu về hiệu suất hoạt động. Trong đó có độ trễ, thông lượng dùng để theo dõi máy chủ, đĩa, máy ảo và hoạt động của cụm Vsan.
Các doanh nghiệp có thể tận dụng các tính năng này của VMWare vSAN để sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Ví dụ như chạy khối lượng công việc hỗn hợp, cụm quản lý, triển khai văn phòng từ xa, khôi phục thảm họa để thúc đẩy khôi phục dữ liệu và các lỗi của ứng dụng.
Những mặt lợi khi sử dụng VMware vSAN
VMWare vSAN mang đến nhiều lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp nguồn lợi lớn:
- Tổng chi phí đầu tư hoặc TCO thấp hơn nhờ việc tận dụng các máy chủ x86 phổ biến với tiêu chuẩn ngành, rẻ tiền. Khác với hệ thống SAN truyền thống yêu cầu hệ thống lớn, Vsan có thể khởi tạo hệ thống chỉ với 3 máy chủ vật lý. Bạn không cần bỏ ra một nguồn ngân sách lớn để mua phần cứng cho SAN và các thiết bị lưu trữ gắn mạng mà vẫn đảm bảo quản lý cung cấp dịch vụ và giảm TCO của nó.
- Tính nhạy bén, linh hoạt của nền tảng ảo hóa VMWare vSAN giúp các doanh nghiệp có thể giới thiệu giải pháp HCI vào trung tâm dữ liệu của họ. Giải pháp này giúp nhân viên quản lý, lưu trữ dễ dàng và có thể dễ dàng mở rộng. Đồng thời, bạn có thể tận dụng và nâng cấp công nghệ SSD khi có yêu cầu mở rộng kinh doanh hay xuất hiện công nghệ mới.
- Khả năng quản trị đơn giản chỉ với việc bổ sung thêm dung lượng bằng cách gắn thêm ổ cứng cho các máy chủ. Bạn hoàn toàn có thể tự cài đặt và vận hành máy chủ mới mà không gây gián đoạn hệ thống.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp được bảo mật tích hợp nhờ có một hệ thống mật mã dựa trên hạt nhân. Nó giúp doanh nghiệp mã hoá tự động các độ tượng lưu trữ dữ liệu và kích hoạt mã hoá ở cấp cụm. Hoặc mã hoá tất cả các đối tượng của Vsan mà không cần trang bị thiết bị tự mã hoá SED đắt tiền.
- Khả năng chịu lỗi tốt nhờ nền tảng tận dụng được các hệ thống card RAID từ máy chủ vật lý. Nó giúp đảm bảo lưu trữ an toàn dữ liệu khi ổ cứng bị hỏng.
- Khả năng mở rộng của nền tảng đáng kinh ngạc nhờ mỗi cluster Vsan có thể chứa tối đa 64 máy chủ, không gây gián đoạn hoạt động của hệ thống.
- Khả năng tự động hoá cao với chức năng tự điều chỉnh các thay đổi để cân bằng tải trên các tài nguyên lưu trữ.
Có thể thấy, nền tảng ảo hóa VMWare vSAN mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nó hỗ trợ giảm thiểu tối đa các thao tác thủ công vốn mất nhiều thời gian và đơn giản hoá quản lý hệ thống dữ liệu tối đa.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về Vsan, một nền tảng ảo hoá hiệu quả từ VMWare. Hy vọng với những thông tin trên, Bizfly Cloud đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nền tảng này đồng thời nhận thấy vai trò của nó đối với các doanh nghiệp.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud